Định giá tài sản đang tranh chấp đã giải tỏa

Chủ đề   RSS   
  • #146476 09/11/2011

    minhhuy1234

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Định giá tài sản đang tranh chấp đã giải tỏa

    Xin chào mọi người, mình đang có vướng mắc hy vọng được sự chia sẻ của các thành viên:

    Hiện bố của mình đang là bị đơn trong 1 vụ án tranh chấp tài sản chung, tài sản là căn nhà A có nguồn gốc của ông bà nội mình. Bác của mình là ông X đã khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung (ông bà nội của mình đã mất). Căn nhà này trước đây do bố mình quản lý và sử dụng, nó thuộc diện giải tỏa và bố mình đã nhận được 1 suất tái định cư là căn hộ chung cư B.

    Sau khi nhận được căn hộ thì bác X khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung (do bà nội của mình mất hơn 10 năm nên bác X đã được hướng dẫn khởi kiện chia tài sản chung), nội dung khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là căn nhà A.

    Trong quá trình giải quyết vụ án, bác X đã yêu cầu định giá căn hộ B và yêu cầu TA áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không cho chuyển dịch tài sản đối với căn hộ B và Tòa đã chấp nhận. Nhưng mình thắc mắc là trong đơn khởi kiện ban đầu là yêu cầu chia căn nhà A và theo quy định của Bộ luật TTDS thì việc định giá hoặc yêu cầu áp dụng BP KCTT chỉ áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp (ở đây là căn nhà A), còn thực tế căn hộ B đã được cấp tái định cư cho bố của mình và đã ra sổ hồng đứng tên bố mình.

    Như vậy việc Tòa định giá tài sản và áp dụng BP KCTT căn hộ B (là căn hộ được tái định cư) có hợp lý ko? và căn cứ vào quy định nào? Rất mong sự giúp đỡ của các bạn.

    Thân ái
     
    4908 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #146511   09/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Tòa án xác định căn hộ B là tài sản tranh chấp là đúng rồi. Vì căn nhà A bị thu hồi và được bồi thường tái định cư bằng căn hộ B. Như vậy căn hộ B có nguồn gốc là căn nhà A. Căn nhà A không còn nữa thì căn hộ B là tài sản tranh chấp. Nó giống như tôi và bạn mua chung một chiếc ô tô X, sau đó ta lại bán đi để mua chiếc ô tô Y hoặc đổi cho người khác lấy chiếc ô tô Y.

    Vì nó là tài sản tranh chấp nên việc yêu cầu định giá sẽ được chấp nhận. Việc định giá nhằm hai mục đích để nếu Tòa án bác yêu cầu của bác bạn thì bác bạn phải chịu toàn bộ án phí trên tổng gia trị căn hộ. Nếu Tòa án chấp nhận yêu cầu của bác bạn mà chia căn hộ thì mỗi người phải chịu phần án phí tương ứng với giá trị được chia. Trường hợp nếu chấp nhận yêu cầu của bác ban, nhưng giao cho bố bạn sở hữu căn hộ thì việc định giá còn nhằm để xác định số tiền mà bố bạn phải trích lại cho ông bác là bao nhiêu.

    Về việc Tòa án áp dụng biện pháp KCTT thì rất khó để trả lời bạn là có hợp lý hay không. Vì theo như bạn trình bày thì biện pháp được áp dụng là "Cấm chuyển dịch về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp" quy định tại khoản 7 Điều 102 BLTTDS.

    Căn cứ để áp dụng biện pháp này được cụ thể tại Điều 109 BLTTDS. Theo đó thì khi có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu tài sản hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp thì mới áp dụng biện pháp này.

    Về thủ tục áp dụng, theo quy định tại Điều 120 BLTTDS thi người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp này phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng thì Tòa án mới áp dụng biện pháp KCTT.

    Chủ đề của bạn không thể hiện thông tin bố bạn có hành vi chuyển dịch quyền về căn hộ cho người khác hay không, ông bác của bạn đã thực hiện biện pháp bảo đảm hay chưa. Nên không thể trả lời bạn là việc áp dụng biện pháp KCTT của Tòa án có hợp lý hay không.

    Thân ái!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 12/11/2011 01:01:23 SA

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    minhhuy1234 (11/11/2011) luatgiaphong (16/11/2011)
  • #147109   11/11/2011

    minhhuy1234
    minhhuy1234

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn bạn nhiều, nhưng thực tế là bác X chỉ ký quỹ có 20 triệu, trong khi giá trị căn hộ của ba mình là hơn 1 tỷ. Như vậy giá trị ký quỹ ko có tương đương với nghĩa vụ. Tòa án dường như tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn (nói thằng ra là có vấn đề).

    Mình cũng xin cung cấp thông tin là căn nhà đó đã bán cho người khác trước khi TA áp dụng BP KCTT, vì thực tế lúc đó gia đình mình nghĩ nó ko có liên quan. Như vậy, người mua nhà có bị ảnh hưởng zì ko? Rất mong bạn trả lời câu hỏi của mình!
     
    Báo quản trị |  
  • #148080   17/11/2011

    J.C.ulaw.luan
    J.C.ulaw.luan
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2011
    Tổng số bài viết (168)
    Số điểm: 1078
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    Về vấn đề của bạn tôi xin được tư vấn như sau:
    1. thứ nhất, đối với việc áp dụng BP KCTT thì tôi nghĩ là hoàn toàn trái pháp luật. Vì lúc này căn nhà đã được bán cho người khác ngay tình và trước khi có tranh chấp. Nếu tòa án ra quyết định này mà ảnh hưởng đến người thứ 3 ngay tình thì người thứ 3 có quyền khiếu nại và yêu cầu người đã đưa ra đề nghị cho tòa án ra quyết định áp dụng bồi thường tùy vào từng trường hợp. Còn việc ký quỹ 20 triệu thì tùy vào từng tòa, có thể nói thằng là tùy từng thẩm phán tại tòa đó vì pháp luật không quy định cụ thể mức này.
    2. Thứ hai, cần phải xem xét giao dịch của ba bạn với người thứ 3 đối với căn nhà này mới xác định được người thứ 3 có chịu trách nhiệm j không. Nếu ngay tình thì không phải chịu trách nhiệm. 
    3. Thứ ba, nếu ba bạn thua kiện thì có thể trả lại cho bác bạn 1 phần tiền tương ứng với phần bác bạn được hưởng theo quy định về thừa kế. Chứ thực chất khó có tòa nào tuyên hủy hợp đồng mua bán của ba bạn với người thứ 3. Đây cũng là một nguyên tắc rất phù hợp theo quy định của pháp luật
    Trân trong!

    "Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!"

    Trần Hoàng Luân

    Tư vấn pháp lý miễn phí và thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp, dân sự, hôn nhân gia đình, thừa kế, doanh nghiệp, kế toán, giấy phép lao động ... và các lĩnh vực pháp lý khác.

    Email: hoangluan.luatsuvietnam@gmail.com

    ĐT: 0948682349

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn J.C.ulaw.luan vì bài viết hữu ích
    minhhuy1234 (02/12/2011)
  • #148192   17/11/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào các bạn!

    Với thông tin mà bạn  cung cấp bổ sung là "Thực tế bác X chỉ ký quỹ có 20 triệu đồng" và "Căn nhà đó đã bán cho người khác trước khi Tòa án áp dụng biện pháp KCTT" thì có thể khẳng định biện pháp KCTT mà Tòa án đã áp dụng là "Cấm chuyển dịch về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp" quy định tại khoản 7 Điều 102 BLTTDS.

    Và theo quan điểm của tôi thì:

    - Việc Tòa án áp dụng biện pháp này không có gì là trái quy định của pháp luật. Bởi pháp luật không quy định như bạn   nói là "Nếu ngay tình thì không phải chịu trách nhiệm". Mà Điều 258 BLDS quy định:

    Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình 

    Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, #ff0000;">trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

     Như vậy thì việc giải quyết vụ án này có liên quan đến quyền lợi của người mua căn hộ và Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi liên quan. Vì việc chiếm hữu ngay tình của người mua không thuộc một trong những trường hợp được đánh dấu màu đỏ ở trên. Và căn hộ dù đã bán vẫn được xác định là tài sản đang tranh chấp nên việc Tòa án áp dụng biện pháp KCTT trên là có căn cứ.

    - Tuy nhiên, việc Tòa án chi buộc ông X phải ký quỹ có 20 triệu là không đúng, vì pháp luật có quy định về việc này chứ không phải là "không quy định cụ thể mức này".

    Cụ thể là theo quy định tại Điều 120 BLTTDS thì người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp KCTT tại khoản 7 Điều 102 BLTTDS thì phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.

    Như vậy với giá trị căn hộ là hơn 1 tỷ, ông X yêu cầu chia tài sản chung thì nghĩa vụ của bị đơn phải nằm vào khoảng hơn 500 triệu đồng. Nên đáng ra Tòa án phải buộc ông X ký quỹ một khoản tiền tương đương.

    - Về vấn đề thứ 3 mà bạn  nêu ra. Nếu như có căn cứ để xác định đó là di sản thừa kế chưa chia, nhưng ông X không chấp nhận việc ông bị đơn trích cho mình một nữa số tiền đã bán căn hộ vì một lý do chính đáng nào đó (chẳng hạn như căn hộ được định gia là 3 tỷ, tức là giá trị lớn hơn nhiều so với giá bị đơn đã bán) mà yêu cầu hủy bỏ hợp đồng thì Tòa án phải căn cứ vào Điều 258 BLDS để hủy bỏ để bảo vệ quyền lợi cho ông X.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    minhhuy1234 (02/12/2011)
  • #152274   02/12/2011

    minhhuy1234
    minhhuy1234

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Thật tình cảm ơn những lời tư vấn của các bạn

    Mình rất cảm kích nếu các bạn tư vấn thêm cho mình như sau:

    Thực tế mình chỉ đề cập đến vấn đề rất nhỏ trong vụ án này, vì diễn biến thực tế như sau:

    Ông A và bà B là ông bà nội của mình, có 6 người con, trong đó có ba mình và ông X (nguyên đơn), ba mình là út nên sống với ông A - bà B. Ông A mất năm 2000, bà B mất tháng 01/1999. Trước khi mất, ông A có lập di chúc cho ba mình hưởng toàn bộ căn nhà.

    Năm 2001, ba mình cùng ông X và bà Y (là chị ruột của ba mình) tiến hành thủ tục khai nhận di sản (ba mình không kê khai 3 người con còn lại của ông bà nội), ông X và bà Y làm hợp đồng tặng cho căn nhà cho ba mình và đã ra sổ hồng.

    Năm 2007, nhà mình giải tỏa và nhận suất tái định cư là căn hộ, theo đó gia đình mình nhận được khỏag 400 triệu, ba mình đã mời tất cả các đồng thừa kế còn lại và chia cho mỗi người 30 tr, riêng bà Y không lấy và cho ba mình, có lập biên bản thỏa thuận phân chia thừa kế và cam kết không tranh chấp về sau.

    Năm 2009, nhà nước bổ sung thêm tiền hỗ trợ là 300 tr nhưng nhà mình chưa kịp nhận thì bọn họ tưởng rằng nhà mình nhận rất nhiều tiền nên đã yêu cầu chia mỗi người 500 tr (ông X và 3 người đồng thừa kế yêu cầu, ko có bà Y), quá vô lý nên gia đình mình ko chấp nhận và họ đã khởi kiện ra tòa vào tháng 05/2009

    Tòa án thụ lý, và vị thẩm phán hỏi mình có biên bản thỏa thuận phân chia nào ko? mình quá tin tưởng nên đã cung cấp Biên bản thỏa thuận năm 2007. Sau đó vị thẩm phán này đã cung cấp cho phía nguyên đơn và cho rằng biên bản này rất bất lợi cho mình vì đã vô tình xác lập đây là tài sản chung, nhiều khả năng phải chia theo tinh thần của Nghị quyết 02/2004. Do đó, nguyên đơn yêu cầu hủy di chúc của ông nội, hủy hợp đồng tặng cho của nguyên  đơn cho ba mình, chia tổng số tiền giải tỏa + giá trị căn hộ tái định cư.

    Mình thấy vô lý:
    1. Biên bản đã xác định tài sản chung đã chia, số tiền còn lại gia đình mình chỉ đủ mua căn hộ chung cư, bây giờ giá trị căn hộ (căn hộ đã ra tên là ba mình và ba mình đã bán như trình bày ở trên) vừa định giá là 1tỷ7. Nó giống như anh đã lấy tiền và giao phần còn lại cho tôi sở hữu, bây giờ tự nhiên quay lại tranh chấp khi giá nhà lên?? Sao vô lý thế??
    2. Theo tinh thần NQ 02, thì sau thời điểm 10 năm các đồng thừa kế xác nhận là tài sản chung chưa chia thì mới đủ điều kiện giải quyết, vậy phần ông nội mình đã có di chúc, phần bà nội đã quá thời hiệu là 10 năm và cũng ko có căn cứ xác nhận là tài sản chung chưa chia --> thế nhưng Tòa án cứ lập lờ, nhập nhằng cái biên bản năm 2007 khiến gia đình mình rất bất an.
    3. Việc ng đơn yêu cầu hủy di chúc, hủy HĐ tặng cho là rất vô lý, tuy nhiên mình cảm giác họ chắc ăn lắm mới dám yêu cầu như vậy.

    Mình hy vọng các bạn trả lời giúp về mình vấn đề phức tạp này, trong tâm khảm của mình mình tin vào công lý và những gì pháp luật quy định, nhưng thực tế sao mình thấy khó hiểu quá??
    Cập nhật bởi minhhuy1234 ngày 03/12/2011 10:07:11 SA Cập nhật bởi minhhuy1234 ngày 02/12/2011 08:20:41 CH Cập nhật bởi minhhuy1234 ngày 02/12/2011 05:55:16 CH Cập nhật bởi minhhuy1234 ngày 02/12/2011 05:54:48 CH Cập nhật bởi minhhuy1234 ngày 02/12/2011 05:54:21 CH Cập nhật bởi minhhuy1234 ngày 02/12/2011 05:53:37 CH
     
    Báo quản trị |