Điều ước quốc tế

Chủ đề   RSS   
  • #17371 13/09/2008

    nguyenkhue

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2008
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 6311
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Điều ước quốc tế

    Đối với Cộng hòa Pháp, VN đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định lãnh sự và hiệp định song phương mà .... Vậy Hiệp định Tương trợ tư pháp áp dụng trong trường hợp nào ?
    Cập nhật bởi LawSoft02 ngày 17/03/2010 12:14:26 PM
     
    20333 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #17372   29/06/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Hiệp định tương trợ tư pháp

    Hiệp định tương trợ tư pháp là sự hợp tác của các cơ quan tư pháp các nước trong việc giải quyết các vụ việc về dân sự, hôn nhân - gia đình và hình sự trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc theo pháp luật và thực tiễn tư pháp quốc tế.

    Các hiệp định này đã quy định hàng loạt vấn đề về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài trong đó bao gồm nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn, li hôn, về quan hệ giữa vợ chồng và các con, về nuôi con, đỡ đầu.

    Các hiệp định cũng dành nhiều quy định về việc phân chia tài sản thừa kế của công dân Việt Nam trên lãnh thổ các nước kí kết và ngược lại.

    Một phần quan trọng của từng hiệp định cũng đề cập tới việc giải quyết về các vấn đề tố tụng dân sự quốc tế: các nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử của toà án các nước kí kết; nguyên tắc và thủ tục thực hiện uỷ thác tư pháp quốc tế; công nhận và thi hành các bản án, quyết định của toà án các nước kí kết; các nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân các nước kí kết trên lãnh thổ của nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #17373   30/06/2008

    haphong
    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Hoan nghênh bạn đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức về Hiệp định tương trợ tư pháp, Điều tôi muốn

    Hoan nghênh bạn đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức về Hiệp định tương trợ tư  pháp,

     Điều tôi muốn giải quyết cụ thể là Công hàm chứng nhận có khả năng kết hôn của công dân Pháp ( đang cư trú tại  Pháp ) do Tổng lãnh sự Pháp tại TPHCM cấp có phải hợp pháp hóa lãnh sự không ? Tại sao ?
     
    Báo quản trị |  
  • #17374   30/06/2008

    honeybee
    honeybee
    Top 500
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (129)
    Số điểm: 8789
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    hợp pháp hóa lãnh sự

     
    Báo quản trị |  
  • #17375   12/09/2008

    thuonghlu
    thuonghlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hiện nay VN đã ký hiệp định dẫn độ với nước nào

    Tôi muốn hỏi hiện nay VN đã ký hiệp định dẫn độ với nước nào chưa và nội dung của nó là gì vì tôi tìm trên mạng mà ko thấy.

    Xin cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #17386   16/07/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Tuyên bố chung chống tham nhũng của các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương.

    Lời nói đầu

    Chúng tôi, các chính phủ thuộc Châu Á - Thái Bình Dương, dựa trên các mục tiêu được xác định tại Hội nghị Manila tháng 10/1999 và sau đó, tại Hội nghị Seoul tháng 12/2000.

    Nhất trí rằng tham nhũng là hiện tượng phổ biến làm suy yếu khả năng lãnh đạo, xói mòn luật pháp, cản trở tăng trưởng kinh tế và các nỗ lực giảm nghèo, làm lệch lạc các quy định điều kiện cạnh tranh trong giao dịch kinh doanh.

    Thừa nhận rằng tham nhũng đang gây ra những mối quan ngại nghiêm trọng về đạo đức và chính trị và cuộc chiến chống tham nhũng là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của tất cả các nhân tố trong xã hội.

    Coi hợp tác khu vực có ý nghĩa then chốt trong cuộc chiến hữu hiệu chống tham nhũng.

    Nhận thức rằng các biện pháp chống tham nhũng của quốc gia có thể hưởng lợi từ các thiết chế quốc tế và khu vực có liên quan như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Nhóm Hành động Tài chính chống nạn rửa tiền (FATF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hội đồng Kinh tế Lòng chảo Thái Bình Dương (PBEC), LHQ và WTO.

    Với tư cách các chính phủ trong khu vực, chúng tôi nhất trí thực thi các bước cụ thể và thiết thực nhằm răn đe, ngăn ngừa và chống tham nhũng ở mọi cấp độ mà không gây tổn hại tới các cam kết quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc pháp lý cơ bản của mỗi nước.

    Hoan nghênh cam kết của các đại diện tổ chức xã hội và kinh doanh nhằm nâng cao tính liêm chính trong hoạt động kinh doanh, dân sự và ủng hộ các nước trong khu vực trong cuộc chiến chống tham nhũng thông qua các chương trình hợp tác kỹ thuật.

    Các trụ cột hành động

    Nhằm đáp ứng các mục tiêu trên, các nước tham gia trong khu vực sẽ nỗ lực triển khai các bước tiến cụ thể theo ba trụ cột hành động dưới đây với sự trợ giúp của ADB, OECD và các tổ chức, các nước tài trợ khác

    Trụ cột 1: Phát triển các hệ thống dịch vụ công minh bạch và hiệu quả

    1. Tính liêm chính trong Dịch vụ công

    Xây dựng các hệ thống tuyển dụng công chức đảm bảo tính công khai, công bằng và hiệu quả, khen thưởng tuyển dụng các cá nhân có trình độ năng lực và đạo đức thông qua:

    ·         Sự phát triển của các hệ thống lương bổng đủ để đảm bảo mức sống tương xứng và phù hợp với trình độ của nền kinh tế.

    ·         Sự phát triển của các hệ thống tuyển dụng và khen thưởng công chức một cách minh bạch nhằm tránh tình trạng lạm dụng chức quyền để bảo trợ, thiên vị cho người thân hay chủ nghĩa gia đình trị; thúc đẩy việc tạo ra một dịch vụ công độc lập và sự cân bằng hợp lý của việc bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo.

    ·         Phát triển các hệ thống giám sát hiệu quả các quyết định cá nhân và người có thẩm quyền đưa ra các quyết định đó.

    ·         Phát triển hệ thống nhân sự trong đó có sự bổ nhiệm luân phiên và thường xuyên nhằm giảm những suy nghĩ thiển cận có thể dẫn đến tham nhũng.

    Xác lập các quy tắc ứng xử và đạo đức trong quản lý hành chính để ngăn ngừa các xung đột lợi ích, đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn lực công và khuyến khích tính chuyên nghiệp và liêm chính ở mức cao nhất thông qua:

    ·         Cấm hoặc hạn chế các xung đột lợi ích trong quản lý hành chính

    ·         Các hệ thống tăng cường tính minh bạch thông qua công khai và giám sát tài sản và chi tiêu cá nhân.

    ·         Hệ thống bộ máy hành chính thích hợp có thể đảm bảo không có tiêu cực trong các cuộc tiếp xúc giữa quan chức và doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan và các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng khác.

    ·         Tăng cường xây dựng các quy tắc ứng xử trên cơ sở chuẩn mực quốc tế hiện có cũng như các tiêu chuẩn văn hoá truyền thống. Thường xuyên giáo dục, đào tạo và giám sát quan chức nhằm giúp họ ý thức đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình.

    ·         Có các biện pháp đảm bảo, khuyến khích cán bộ thực hiện nghiêm túc việc tố giác các hành vi tham nhũng, đồng thời có cơ chế đảm bảo bí mật và an toàn cho những cá nhân làm việc này.

    Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch

    Duy trì trách nhiệm giải trình của khu vực dịch vụ công thông qua các khung pháp lý hiệu quả, các thủ tục quản lý và kiểm toán.

    ·         Xây dựng các biện pháp và hệ thống tăng cường sự minh bạch trong chính sách chi tiêu

    ·         Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành và thực tiễn điều tiết, giám sát các thể chế tài chính

    ·         Các thủ tục kiểm toán phù hợp và có thể áp dụng đối với khu vực hành chính và dịch vụ công; các biện pháp và hệ thống cung cấp báo cáo công khai về quá trình ra quyết sách và thực thi quyết sách

    ·         Các thủ tục công khai phù hợp trong mua bán dịch vụ công nhằm khuyến khích cạnh tranh công bằng và ngăn ngừa hành vi tham nhũng; các thủ tục hành chính được đơn giản hoá.

    ·         Nâng cao các thể chế kiểm tra và giám sát hành chính công

    ·         Các hệ thống tiếp cận thông tin, trong đó có cả những vấn đề như các thủ tục xin cho, kinh phí tài trợ của các đảng chính trị và chiến dịch tranh cử.

    ·         Đơn giản hoá môi trường quản lý thông qua việc xoá bỏ các quy định chồng chéo, mập mờ, không cần thiết gây trở ngại cho kinh doanh.

    Trụ cột 2: Tăng cường hoạt động chống hối lộ và khuyến khích tính liêm chính trong kinh doanh

    Ngăn ngừa, Điều tra và Truy tố hiệu quả

    ·         Đảm bảo các chế tài trừng phạt có tính răn đe nhằm ngăn ngừa một cách chủ động và hiệu quả các hành vi hối lộ và nhận hối lộ của quan chức.

    ·         Đảm bảo xây dựng và thực thi hiệu quả luật chống rửa tiền, trong đó quy định rõ hình phạt thích đáng đối với hành vi rửa tiền phù hợp với luật pháp của mỗi quốc gia.

    ·         Đảm bảo xây dựng các quy định điều chỉnh hành vi hối lộ và nhận hối lộ. Những tội danh này phải điều tra kỹ lưỡng, chính xác và đưa ra truy tố. Cơ quan điều tra cần được trao quyền yêu cầu tiếp cận các hồ sơ ngân hàng, tài chính hoặc thương mại...

    ·         Nâng cao năng lực điều tra và khởi tố thông qua việc đẩy mạnh hợp tác liên ngành; đảm bảo công tác điều tra, khởi tố không bị tác động; có các biện pháp hiệu quả để thu thập bằng chứng; bảo vệ những người giúp các nhà chức trách chống tham nhũng; cung cấp đào tạo và các nguồn tài chính thích hợp.

    ·         Đẩy mạnh hợp tác song và đa phương trong công tác điều tra, kiện tụng thông qua phát triển các hệ thống phù hợp với luật pháp trong nước và tăng cường: (i) trao đổi thông tin và bằng chứng, (ii) dẫn độ khi cần thiết, (iii) hợp tác tìm kiếm và phát hiện tài sản bị mất cũng như nhanh chóng tịch thu và trả về nước số tài sản đó.

    Trách nhiệm đoàn thể

    Tiến hành các biện pháp có hiệu lực nhằm nâng cao trách nhiệm đoàn thể trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế hiện hành thông qua:

    ·         Tăng cường công tác tổ chức đoàn thể hiệu quả và tạo cơ chế kiểm soát trong nội bộ công ty như một bộ quy tắc ứng xử, thiết lập các kênh liên lạc, bảo vệ những nhân viên tố giác tham nhũng và đào tạo nhân sự.

    ·         Ban hành và thực thi hiệu quả các quy định ngăn chặn bất cứ hành vi hối lộ gián tiếp hay tiếp tay cho hành vi hối lộ như khấu trừ thuế trên tài sản hối lộ.

    ·         Ban hành và triển khai triệt để các quy định về đảm bảo tính minh bạch, công khai sổ sách kế toán của công ty, trong đó có các hình phạt hiệu quả, tương xứng và có tác dụng răn đe đối với các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm giả tài liệu vì mục đích mua chuộc một quan chức, hay che giấu việc hối lộ.

    ·         Xem xét các luật và quy định điều chỉnh các giấy phép công, các hợp đồng mua sắm của cơ quan nhà nước hoặc các dịch vụ kinh doanh công khác. Trong các giao dịch ký kết hợp đồng khu vực dịch vụ công, nếu phát hiện có hiện tượng hối lộ và nhận hối lộ, tổ chức đoàn thể có quyền huỷ bỏ các hợp đồng này.

    Trụ cột 3: Ủng hộ vai trò tích cực của công chúng

    Thảo luận rộng rãi trong dân chúng về tham nhũng

    Thực hiện các biện pháp hiệu quả nhằm khuyến khích các cuộc thảo luận rộng rãi trong công chúng về nạn tham nhũng thông qua:

    ·         Khởi động các chiến dịch nhận thức về tham nhũng ở nhiều cấp khác nhau

    ·         Ủng hộ các tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng bằng những cách như nâng cao nhận thức về tham nhũng và hậu quả của nó, huy động sự ủng hộ của công dân đối với một chính phủ trong sạch, cung cấp tư liệu và báo cáo về các trường hợp tham nhũng.

    ·         Chuẩn bị và tiến hành các chương trình giáo dục nhằm mục đích hình thành một "văn hoá chống tham nhũng".

    Tiếp cận thông tin

    Đảm bảo rằng công chúng và các phương tiện truyền thông được tự do tiếp nhận và phổ biến thông tin về các vấn đề tham nhũng một cách phù hợp với luật pháp trong nước trên cơ sở không làm hại đến tính hiệu quả của trong việc vận hành bộ máy hành chính, hay nói cách khác là không gây tổn hại lợi ích của các cơ quan chính phủ và cá nhân thông qua:

    ·         Xác lập các yêu cầu báo cáo công khai đối với ngành tư pháp và các cơ quan khác, trong đó công khai nỗ lực thúc đẩy tính liêm chính, trách nhiệm và chống tham nhũng.

    ·         Thực thi các biện pháp cho phép công chúng có quyền tiếp cận một cách thực chất đối với các thông tin cần thiết.

    Sự tham gia của công chúng

    Động viên sự tham gia của công chúng vào các hoạt động chống tham nhũng, đặc biệt thông qua:

    ·         Các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức xã hội như phòng thương mại, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, công đoàn, hiệp hội nhà, cơ quan truyền thông và các tổ chức khác

    ·         Bảo vệ những người tố giác

    ·         Sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ trong việc giám sát các chương trình và hoạt động dịch vụ công.

    Triển khai

    Để thực hiện 3 trụ cột hành động này, các chính phủ tham gia nhất trí với bản Kế hoạch Triển khai và sẽ nỗ lực thực hiện các điều khoản này.

    Các nước trong khu vực tham gia Kế hoạch hành động tiếp tục cam kết sẽ công bố rộng rãi nội dung bản kế hoạch thông qua các cơ quan chính phủ và phương tiện truyền thông, trong khuôn khổ các cuộc họp của Nhóm Chỉ đạo cũng như sẽ gặp gỡ và đánh giá tiến bộ trong việc triển khai các hành động trong Bản Kế hoạch

     
    Báo quản trị |  
  • #17387   16/07/2008

    bluesea
    bluesea

    Chồi

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2008
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Tuyên bố này được tìm thấy tại trang vietnamese-law-consultansy!

    Theo tuyên bố này thì một trong những trụ cột chính đó là vai trò của công chúng. Vai trò của "chúng ta " là rất lớn. Nhưng...

    Mời bà con phân tích dùm đi ạ!
     
    Báo quản trị |  
  • #17388   24/07/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Chống tham nhũng ở Indonesia.

    Hiện nay, Indonesia đang sử dụng những biện pháp đổi mới trong cuộc chiến chống tham nhũng nhằm bảo vệ thế hệ trẻ trước thói xấu này. Tham nhũng phải được đánh từ gốc. Đối với những nhà giáo dục ở Indonesia, “gốc” ở đây không phải là những lời nói hoa mỹ về lương bổng hay thi hành luật, mà là khái niệm đơn giản về việc biến đức tính trung thực thành một thói quen hàng ngày của trẻ em.

    Nhìn bề ngoài, căng tin của trường THPT công lập SMU 13 ở Jakarta (Indonesia) cũng giống như các trường khác. HS của trường vào căng tin mua đồ ăn, đồ uống rồi đi ra. Nhưng có một điểm khác biệt ở là đây không có người phục vụ. Mọi giao dịch chỉ nhờ vào một chiếc hộp mở. Khách hàng đút tiền vào, rồi viết những gì họ mua vào một mảnh giấy.

    Phương pháp này có vẻ rất liều lĩnh, nhưng lạ kỳ, lại khá hiệu quả. Hầu như chỉ xảy ra một vài trường hợp ăn trộm lẻ tẻ.

    Dự án “căng tin không người phục vụ” nói trên chỉ là một trong số nhiều sáng kiến đang được thực hiện ở Indonesia. Người sáng lập dự án này, giáo viên La Biru, rất vui mừng trước kết quả thu được. Bài học thực tế về sự trung thực này đã đẩy mạnh tính trung thực ở trẻ - một đức tính thường được cho là một điều hiển nhiên và ít khi được khen ngợi. Với đóng góp của mình trong công cuộc giáo dục chống tham nhũng, La Biru đã được trao giải thưởng vào năm ngoái.

    Trong khi đó, vào đầu năm nay, ở Yogyakarta, các nhà hoạt động SV ở trường ĐH Gadjah Mada đã bắt đầu chương trình ngoại khóa về giá trị của tính trung thực.

    Hanta Yuda, cựu chủ tịch ban lãnh đạo SV của trường ĐH Gadjah Mada, người khởi xướng chương trình này, cho biết, sau khi tham gia các lớp học giống kiểu hội thảo, SV được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoài trường học để phổ biến thông điệp chống tham nhũng ở cộng đồng. Theo ông Hanta, SV sẽ hiểu được ảnh hưởng của tham nhũng đối với đất nước, đặc biệt là đối với cảnh nghèo khó.

    Còn theo hiệu trưởng một trường ĐH, những chương trình chống tham nhũng kiểu này sẽ giúp “tạo ra những nhà lãnh đạo trẻ chiếm được sự tin tưởng của nhân dân thay vì lạm dụng chức vụ của mình”.


    Bài của Thương Vũ trên trang của Thanh tra Chính phủ (Theo Jakarta Post)

     
    Báo quản trị |  
  • #17389   26/07/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Chiến lược và chính sách chống tham nhũng của hungary.

    Chiến lược và chính sách chống tham nhũng của Hungary

    Hiện nay, Hungari là một trong những nước ít xảy ra tham nhũng ở Châu Âu. Tuy nhiên, Chính phủ Hungari vẫn nhận thức sâu sắc những nguy cơ của tham nhũng. Cùng với rửa tiền và ma tuý, tham nhũng đã trở thành hiểm họa, cản trở sự phát triển đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và đối với Hungari nói riêng. Việc nghiên cứu về tham nhũng, nhận dạng tham nhũng và phòng, chống tham nhũng vẫn là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Chính phủ nước này. Do đó, Chính phủ Hungary đã đưa ra nhiều biện pháp chống tham nhũng như:

    1. Xây dựng thể chế phòng ngừa và chống tham nhũng

    Thể chế chống tham nhũng ở Hungary đã và đang tiếp tục được cải thiện và hiện đã đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách đa dạng để tăng cường trách nhiệm giải trình của công chức và tính minh bạch của các thiết chế công. Ngày 14 tháng 3 năm 2001, Chính phủ Hungary đã thông qua Nghị quyết 1023/2001 về Chiến lược chống tham nhũng của Chính phủ (sau đây gọi tắt là “GSAC”) bao gồm 3 phần chính là nhóm các biện pháp liên quan đến việc rà soát lại khung pháp luật nói chung về các vấn đề như: xung đột lợi ích, tài trợ cho các đảng phái chính trị; kê khai tài sản; minh bạch trong quá trình làm luật, công khai thông tin; sửa đổi Luật Mua sắm công; sửa đổi các quy định liên quan đến đất đai; Nhóm các biện pháp liên quan đến việc sửa đổi Luật hình sự, quy định rõ các hành vi tham nhũng, rửa tiền và tội phạm có tổ chức, tăng hình phạt áp dụng và nhóm các biện pháp không đòi hỏi phải sửa đổi thể chế bao gồm các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan có chức năng, xây dựng kế hoạch hành động trong các cơ quan nhà nước, xây dựng những bộ quy tắc ứng xử, nâng cao nhận thức và ý thức phòng, chống tham nhũng. Nghị quyết cũng đưa ra chiến lược chống tham nhũng và kế hoạch hành động trong các thiết chế cụ thể của Chính phủ. Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính Hải quan là hai thiết chế tiên phong và đã ban hành kế hoạch chống tham nhũng của riêng mình trước khi Chính phủ xây dựng chiến lược. Thực hiện Nghị quyết này, khuôn khổ pháp lý đã có những thay đổi như các quy định về xung đột lợi ích, đặc biệt là trong trường hợp của những người đại diện các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, thị trưởng, nhân viên của các cơ quan thực thi pháp luật và cán bộ, công chức được rà soát lại và quy định chặt chẽ hơn; Nguồn gốc tài sản và các khoản tài trợ cho các đảng phái chính trị phải chịu sự kiểm soát theo quan điểm công khai tất cả các khoản tài trợ từ bất kỳ nguồn gốc nào; Quy định cho những người có thẩm quyền quản lý hoặc làm việc trong các cơ quan nhà nước và cho những người thân của họ nghĩa vụ kê khai tài sản, việc kê khai chịu sự kiểm soát định kỳ; Rà soát lại các quy định về bí mật kinh doanh trên cơ sở quan điểm hài hoà những bí mật này với yêu cầu công khai dữ liệu vì lợi ích công; Ban hành các quy định về tính minh bạch đối với các hợp đồng mua sắm công, bao gồm trách nhiệm cung cấp thông tin, quy định trình tự, thủ tục kiểm soát và các hình phạt cụ thể; Rà soát lại Luật Vận động tranh cử; Xây dựng cơ chế hợp tác trong việc ngắn gọn và minh bạch hoá pháp luật đối với công chúng.

    Hungari không xây dựng luật chống tham nhũng riêng, nhưng tham gia nhiều văn bản pháp lý quốc tế về chống tham nhũng. Sau khi trở thành thành viên của Hội đồng châu Âu, Hungari đã thực hiện cam kết nghĩa vụ của các nước thành viên là bảo đảm những hành vi tham nhũng phải bị trừng phạt. Bộ luật hình sự của nước này cũng đã được sửa đổi, trong đó, tội phạm về hối lộ bị áp dụng hình phạt nặng hơn. Hungari còn tham gia Công ước chống hối lộ của OECD, tạo khả năng trừng phạt các công chức nước ngoài phạm tội hối lộ. Đây cũng là nước đầu tiên của EU thực hiện Luật Chi tiêu công. Trong năm 2004, Hungary đã ký kết thêm hai thoả thuận quốc tế, một là Công ước Luật Dân sự về tham nhũng và Nghị định thư bổ sung thứ 2 của Công ước Châu âu về Hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề tội phạm.

    2. Tăng cường hoạt động giám sát và công tác cán bộ

    Ngoài những cải cách về thể chế, Nghị quyết của chính phủ Hungary về chiến lược phòng chống tham nhũng còn đưa ra những đề xuất không đòi hỏi sửa đổi về thể chế đó là ban hành kế hoạch hành động nhằm giám sát hoạt động của các cơ quan được trao quyền lực công cũng như đào tạo cán bộ ở những cơ quan này. Nghị quyết ủng hộ việc ban hành những bộ quy tắc ứng xử, đặc biệt những bộ quy tắc ứng xử dành cho công chức. Trong lĩnh vực giáo dục, Nghị quyết đưa ra kế hoạch xây dựng các chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về các nguy cơ tham nhũng. Liên quan đến hệ dữ liệu hồ sơ tội phạm, nghị quyết khuyến nghị lưu các hồ sơ về tội tham nhũng thành mục riêng.

    3. Phát huy vai trò của các cơ quan chức năng

    Hungari không có cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán và Công tố cũng không phải là cơ quan có chức năng chính là phòng, chống tham nhũng, nhưng các cơ quan này thông qua hoạt động của mình góp phần tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng. Mặc dù không có cơ quan độc lập chuyên trách việc điều tra tham nhũng song rất nhiều cơ quan nhà nước được trao quyền chống tham nhũng. Cơ quan có chức năng điều tra chủ yếu là cảnh sát, còn tham nhũng cấp cao (người vi phạm là các nghị sỹ, bộ trưởng, lãnh đạo các cơ quan nhà nước) và tội phạm có tổ chức thì thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra trung ương của Viện Công tố. Những cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật khác như hải quan và thuế cũng có những đơn vị độc lập chống tham nhũng. Sự hợp tác giữa các thiết chế này vẫn đang tiếp tục được củng cố và tăng cường.

    ở Hungary, Thanh tra Chính phủ là cơ quan hành chính công có hoạt động trên toàn lãnh thổ. Người đứng đầu là Tổng Thanh tra, do Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Thủ tướng đề nghị, Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch của các bộ, ngành; kiểm tra hiệu quả những quyết đinh Chính phủ; thanh tra, kiểm tra việc sử dụng ngân sách quốc gia, kể cả những khoản chi tiêu của Chính phủ; thanh tra, kiểm tra các nguồn ngân sách, các quỹ, kể cả ngân quỹ nhận từ các tổ chức quốc tế.

    Kiểm toán Quốc gia, thuộc Quốc hội là cơ quan tối cao về kiểm toán của Nhà nước. Cơ quan này thực hiện kiểm toán việc sử dụng các quỹ trung ương, quỹ địa phương và các quỹ độc lập của Nhà nước; kiểm toán Bảo hiểm xã hội; kiểm toán các tổ chức sử dụng ngân sách quốc gia. Sau khi kiểm toán, cơ quan kiểm toán đưa ra khuyến nghị và có thể đề nghị truy tố trong trường hợp cần thiết. Nếu phát hiện sai phạm (có cơ sở) thì Kiểm toán viên báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền (cảnh sát hoặc công tố viên). Kiểm toán Quốc gia của Hungary thực hiện quyền kiểm soát tài chính sau cùng đối với tất cả các quỹ công, đây là cơ quan độc lập hoàn toàn và chỉ báo cáo hoạt động với Quốc hội. Trong suốt 14 năm tồn tại, cơ quan này được đánh giá là một trong số những công cụ chống tham nhũng hiệu quả nhất của Hungary. Kiểm toán Quốc gia không có thẩm quyền xử lý nhưng có quyền thông báo cho các cơ quan điều tra về các hành vi bị nghi là tội phạm được phát hiện thông qua việc kiểm toán hoạt động và kiểm toán tài chính.

    Viện Công tố là cơ quan độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan nào. Tổng Công tố là người đứng đầu, do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 6 năm và phải có trách nhiệm báo cáo, giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội. Viện Công tố đại diện cho quyền lực của Nhà nước, chủ yếu làm chức năng công tố, chỉ tiến hành điều tra những đối tượng là: những người được miễn trừ phạm tội; án giết người; Công tố viên tập sự; Thẩm phán và các điều tra viên khác; quan chức cao cấp; hành vi phạm tội của lực lượng cảnh sát và an ninh; những trường hợp lạm dụng quyền công tố; những loại việc mà cơ quan cảnh sát không được điều tra. Cơ quan điều tra của Viện Công tố có thẩm quyền toàn quốc. Công tác điều tra của Viện Công tố độc lập với cảnh sát và an ninh nên tỷ lệ thành công cao.

    Đối với những vụ việc tham nhũng có dấu hiệu tội phạm thì cả cơ quan cảnh sát và Viện Công tố (cả Viện công tố TW và Viện công tố khu vực) đều có quyền điều tra nhưng có sự phân định thẩm quyền rõ ràng. Về mặt tổ chức, các cơ quan Thanh tra, Kiểm toán và Công tố là các cơ quan độc lập, có chức năng và thẩm quyền được phân định rõ ràng nên không có sự chồng chéo, đảm bảo cho mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước và công chức đều được kiểm soát. Vì vậy, hoạt động của các cơ quan này đã góp phần quan trọng vào việc phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước.

    4. Tiếp tục phát huy vai trò của xã hội, công dân và báo chí trong đấu tranh phòng chống tham nhũng

    Hungary có một xã hội hết sức năng động với các nhóm lợi ích đa dạng. Đó là yếu tố quan trọng góp phần vào sự ổn định và phát triển của đất nước. Tài liệu chính thức của Cơ quan Thống kê trung ương Hungary cho thấy cộng đồng các tổ chức phi chính phủ Hungary chưa bao giờ được củng cố mạnh mẽ như hiện nay, với 15.954 tổ chức phi chính phủ đăng ký hoạt động vào năm 1990 và con số này đã tăng lên 4 lần vào cuối năm 2003. Hành lang pháp lý thông thoáng đã tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội phát triển năng động, điều này đã tạo tiền đề cho khu vực xã hội công dân làm tốt vai trò phản biện của mình đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

    Mạng lưới báo chí và phương tiện truyền thông của Hungary phát triển với quy mô rộng lớn và hết sức đa dạng, góp phần ngăn chặn việc độc quyền thông tin hoặc bị chi phối bởi quan điểm của bất cứ nhóm lợi ích riêng lẻ nào. Mặc dù đài truyền thanh và truyền hình của nhà nước vẫn chịu ảnh hưởng nào đó về mặt chính trị song nhìn chung các cơ quan truyền thông khác đã được đảm bảo về quyền tự do ngôn luận. Ngoài ra, bên cạnh kênh truyền hình quốc gia, người dân Hungary còn được nhận tin tức từ 3 kênh truyền hình tư nhân do nước ngoài sở hữu, điều này giúp người dân nhận được thông tin nhiều chiều hơn và có thể có cách nhìn khách quan hơn đối với các sự kiện thời sự, chính trị, kinh tế và văn hoá của đất nước. Với quy chế này, các phương tiện thông tin đại chúng, một bộ phận của xã hội công dân, cùng với cộng đồng các tổ chức phi chính phủ đại diện cho các nhóm lợi ích đa dạng trong xã hội đó đã làm tốt vai trò phản biện xã hội, giúp phát hiện và đấu tranh với rất nhiều biểu hiện tiêu cực, tham nhũng và vi phạm pháp luật.

     

     

    Lê Thị Thuý - Phòng Nghiên cứu, Viện KHTT (thanhtra.gov.vn)

     
    Báo quản trị |  
  • #38218   29/07/2008

    trangtrang88
    trangtrang88

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bảo lưu điều ước quốc tế

    Phân tích điều 18 công ước viên về  ĐUQT:

    Nghĩa vụ không được làm trái với đối tượng và mục đích cỉa 1 điều ước trước khi điều ước này có hiệu lực.

    Một quốc gia có nghĩa vụ kiềm chế không có những hành vi trái với đối tượng và mục đích của điều ước nếu:

    - Quốc gia đó đã kí kết điều ước hoặc trao đổi những văn bản cấu thành điều ước phải được phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt cho đến khi quốc gia đó biểu thị rõ ý định không muốn trở thành thành viên của điều ước đó

    - Quốc gia đó đã biểu thị sự đồng ý chấp nhận sự ràng buộc của điều ước cho đến khi điều ước có hiệu lực với điều kiện thời điểm bắt đầu có hiệu lực không bị trì hoãn một cách quá mức.

    Phân biệt việc xác nhận nội dung các quy phạm pháp luật được thỏa thuận với việc xác nhận sự đồng ý ràng buộc với một ĐUQT.

    Giải thích khái niệm thời điểm có hiệu lực của ĐUQT và phân biệt các khái niệm có liên quan. Làm thế nào để xác định thời điểm có hiệu lực của ĐUQT


    Tại sao phải quy định về thời điểm đưa ra bảo lưu điều ước quốc tế????

    Giải thích khái niệm thời điểm có hiệu lực của điều ước quốc tế và phân biệt các khái niệm

    - thời điểm có hiệu lực của bản thân ĐUQT
    - thời điểm ĐUQT có hiệu lực với mỗi quốc gia
    - thời điểm xác nhận nội dung ĐUQT đã được thỏa thuận
    - thời điểm xác nhận sự đồng ý ràng buộc với 1 ĐUQT

     
    Báo quản trị |  
  • #38219   24/06/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Tham khảo điều ước quốc tế

    Bạn có thể tham khảo Luật số: 41/2005/QH11 (Từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005), từ điều 54-70 tại địa chỉ

    http://www.hcm.edu.vn/vanban/thanhtra/Luatkyketvagianhapcacdieuuocqt-2172005.htm?vanbanid=622
     
    Báo quản trị |  
  • #17410   31/12/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Pháp luật các nước Châu Á

    Chào các bạn!

    Chủ đề này sẽ cung cấp các thông tin pháp lý liên quan giữa Việt nam và các nước Châu Á.

    Nội dung đầu tiên: Chín nguyên tắc tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại - đầu tư của APEC

    1. Toàn diện: Tiến hành trên mọi lĩnh vực nhằm tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại.

    2. Nhất quán với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Lấy nguyên tắc thực hiện cơ chế thương mại đa phương mở và bình đẳng của WTO làm cơ sở.

    3. Cùng thực hiện: Các thành viên thực hiện cam kết của mình và trong quá trình đó có sự so sánh với mức độ thực hiện của các thành viên khác.

    4. Thực hiện đồng thời trong quá trình liên tục với biểu thời gian khác nhau.

    5. Giữ nguyên hiện trạng: Không tăng thêm mức độ bảo hộ.

    6. Linh hoạt.

    7. Không phân biệt đối xử.

    8. Công khai, minh bạch.

    9. Hợp tác hỗ trợ kỹ thuật.


    Nguồn: Báo Đầu tư
     
    Báo quản trị |  
  • #17411   08/09/2008

    MTAThu
    MTAThu
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2008
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1545
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Vài nét về hệ thống luật pháp Singapore

    Phần I  : Vài nét về hệ thống luật pháp Singapore 

    1.  Lịch sử phát triển việc áp dụng luật pháp Anh tại Singapore

    (1) Trước đây,  do lịch sử phát hiện Quốc đảo này từ một người Anh,  Ông Stamford Raffles vào năm 1819,  lúc đó đảo Tân Gia Ba còn là một phần lãnh thổ của Đế chế Johore(một Bang của Malaysia ngày nay). Sau khi kiểm soát được hòn đảo này,  Raffles đã buộc nhà cầm quyền Malay(Johore) phải nhượng bộ,  ký hiệp ước(năm 1824) nhường toàn bộ chủ quyền đảo Tân Gia Ba cho người Anh quản lý.

    Ngay khi nắm chủ quyền từ tay người Malay,  các Toà án tại Singapore cũng được thiết lập theo Điều lệ tư pháp lần thứ 2(dưới đây gọi tắt là Điều lệ thứ 2) do Hoàng gia Anh quốc ban hành vào năm 1826. Mặc dầu tại Điều lệ trên, không có điều khoản nào nói rằng luật pháp của Anh được áp dụng tại các Toà án được lập tại Singapore, nhưng trên thực tế, điều lệ này được áp ụng rộng rãi tại Toà án Singapore


    Vì các lý do sau (1)Các Toà án Singapore được thành lập trên cơ sở các Toa án Anh quốc và nó có thẩm quyền như của Toà án Anh quốc.  (2)Vào thời kỳ đó, hầu hết các luật sư, thẩm phán được đào tạo theo luật pháp Anh quốc, theo sách giáo khoa, án lệ Anh quổc trong quá trình đào tạo nên khi hành nghề (vào thời gian trước năm 1994, Hội đồng tư mật (Hoàng gia Anh) vẫn giữ quyền Toà phúc thẩm cao nhất tại Singapore, do vậy,  họ không dễ áp dụng các luật pháp khác trong tố tụng, xét sử, (3)Trong thực tế có thể thấy rằng, các quyết định theo luật Anh quốc thường được tin cậy và có sức thuyết phục cao.  (4)Một điều nữa lý giải việc luật Anh quốc được áp dụng thường xuyên tại Singapore là, tình trạng thiếu sách giáo khoa ngành pháp luật và các án lệ tại địa phương.

    Những lý do trên giải thích vì sao luật Anh quốc lại được áp dụng phổ biến tại Singapore và Điều lệ thứ 2 lại cho phép tất cả các bộ luật Anh quốc, có hiệu lực tại thời điểm năm 1826 được áp dụng chung, phù hợp các điều kiện của Singapore và không trái với hệ thống luật chung Anh-Mỹ của nước Anh. Bên cạnh việc áp dụng Điều lệ thứ 2, những năm gần đây các điều luật Anh quốc liên quan đến thương mại cũng được áp dụng ở Singapore(Chương 43-Phần V-Bộ luật dân sự năm 1988).


    Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Điều luật thứ 2 và phần V này, cho thấy một số vướng mắc như việc không xác định rõ ràng là, loại văn bản luật nào được áp dụng và ngược lại, loại nào không được áp dụng.

    (2)Việc áp dụng luật pháp tại Singapore hiện nay đã có nhiều thay đổi, nhiều bộ luật Anh quốc không còn được áp dụng, thay vào đó là những bộ luật mới mang bản sắc dân tộc. Bắt đầu từ tháng 4 năm 1994, quyền kháng án lên Hội đồng tư mật đã bị xoá bỏ, thay vào đó là Toà Phúc thẩm Singapore. Việc xoá bỏ quyền kháng án lên Hội đồng tư mật mang một ý nghĩa rất quan trọng là, nó cắt đứt sự phụ thuộc, hạn chế phát triển luật pháp bản địa vốn phụ thuộc nặng nề vào các nguồn luật, án lệ Anh quốc và nó còn mang một ý nghĩa khác là, Singapore sẽ phát triền nền khoa học luật pháp độc lập, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xa hội trong nước cũng như tình hình phát triển quốc tế, khu vực.

    Năm 1993, Singapore ban hành Đạo luật về áp dụng luật Anh quốc tại Singapore. Đạo luật này đã xoá bỏ việc tiếp nhận tất cả các văn bản luật Anh quốc và xác định, liệt kê cụ thể các loại văn bản pháp luật của Anh quốc còn được áp dụng tại Singapore. Theo danh mục này, các văn bản sau (1)Đạo luật hợp doanh 1890;(2)Đạo luật mua bán hàng hoá 1979 và (3)Đạo luật chuyên chở hàng hoá bằng đường biển 1992 còn được áp dụng tại Singapore. Đạo luật về áp dụng luật Anh quốc cho phép tiếp thụ hệ thông luật Anh-Mỹ và coi nó như bộ phận trong hệ thống luật pháp Singapore ngày nay.

    Để xây dựng hệ thống án lệ cho riêng mình, năm 1992 được coi là năm các báo cáo về luật pháp Singapore. Việc này nhằm tạo nên tập quán mới là, dựa vào án lệ bản sứ nhiều hơn là dựa vào các quyết định của luật Anh. Trong quá trình đó, Singapore chủ trương hình thành nền khoa học luật pháp và biên soạn sách giao khoa luật pháp của riêng mình. Tuy nhiên, trong thực tiễn còn nhiều án lệ Anh quốc thường áp dụng nhiều, có tính thuyết phục cao vẫn được áp dụng ở những nơi, những lúc mà luật Singapore không đề cập tới hoặc không cấm áp dụng.

    Các quyết định của Toà án Anh quốc vẫn có ảnh hưởng nhất định tới tới luất Singapore, đặc biệt là, những lĩnh vực mà hệ thống luật Anh-Mỹ được áp dụng. Tuy vây, các toà án Singapore không bị dàng buộc phải tuân theo các quyết định nói trên, Toà án Singapore chỉ áp dụng những quyết định của Anh quốc trong trường hợp xét thấy hợp lý, có sức thuyết phục và phù hợp với các điều kiện của Singapore.

    Ngoài sự ảnh hưởng từ các quyết định của toà án Anh quốc, do lịch sử hình thành nền luật pháp Singapore như nói ở phần trên, thực tiễn áp dụng tiền lệ pháp của Singapore còn chịu ảnh hưởng từ nhiều quốc gia khác như Ân độ, Uc, Canada, New Ziland và Hoa kỳ v. v. . trong nhiều linh vực khác nhau của luật pháp Singapore.

    2. Nguồn luật

    Nhìn chung các chế định hình thành nền luật pháp Singapore cũng tương tự như ở nhiều Quốc gia khác và chia thành 2 loại (1)luật thành văn và (2)luật bất thành văn.

    (1)Luật thành văn, do các cơ quan quyền lực lập pháp ban hành, xếp theo thứ tự quyền năng pháp lý gồm, Hiến pháp, Văn bản pháp luật, Văn bản dưới luật.

    Hiến pháp (1992) là Đạo luật cao nhất của Quốc gia, nó đề ra những nguyên tắc cơ bản, khung pháp lý gốc của Nhà nước, chính quyền và quyền cơ bản của cá nhân. Bất kỳ đạo luật nào của Nghị viện ban hành, trái với Hiến pháp sẽ bị coi là vô hiệu hoặc tuỳ mức độ, sẽ bị toà án tuyên huỷ. 

    Văn bản pháp luật, gồm tất cả các đạo luật do Nghị viên Singapore ban hành và một số đạo luật Anh quốc đã được Singapore tiếp nhận, cho áp dụng. Tại Singapore, Văn bản pháp luật được phổ biến rộng rãi, thường xuyên được xem xét xửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội.

    Văn bản dưới luật, cũng như ở nhiều quốc gia khác, các Văn bản pháp luật (quy chế, quy định, nghị định, thông tư v. v. . )do các Bộ trưởng, Cơ quan ngang Bộ, các Cơ quan thẩm quyền của Chính phủ ban hành đều được coi là những văn bản dưới luật. Sở dĩ văn bản dưới luật ngày càng được sử dụng phổ biển bởi các lợi ích sau đây (1)làm cho quy trình và thời gian làm luật nhanh hơn do được cụ thể hoá các luật bằng những văn bản dưới luật, mà không cần đưa vào luật quá nhiều nội dung chi tiết, (2)Văn bản dưới luật là những văn bản chi tiết hoá nội dung luật, giải thích và hướng dẫn việc thực hiện.

    Singapore đã có Tuyển tập(1990) gồm toàn bộ văn bản dưới luật và Singapore được coi là một trong những nước khối Liên hiệp Anh có tuyển tập văn bản dưới luật hoàn chỉnh.

    (2)Luật bất thành văn, gồm tiền lệ pháp và án lệ, ngoài ra còn một phần rất nhỏ các thông lệ.

    Tiền lệ pháp, trong điểm này cần chú ý 2 nội dung(1) Học thuyết phục tùng các tiền lệ (Stare Decisis) và (2) những quy tắc pháp lý mà dựa vào đó để ra quyết định (Ratio Desidendi và obiter dicta).

    (1)Học thuyết phục tùng các tiền lệ, tức là, bắt buộc các toà cấp dưới phải theo các quyết định của toa cấp trên và những quyết định của toa cấp trên cũng có tính hướng dẫn các toà cấp dưới vận dụng trong các quyết định của mình để sử những vụ tương tự. Điều bắt buộc này có 2 ý nghĩa pháp lý, (1)ngành tư pháp cần những vụ tương tự để quyết định theo cách tương tự, (2)đảm bảo tính chắc chắn về pháp lý và sự phát triển luật pháp có trật tự. Theo nguyên tắc này, quyết định của Toà Phúc thẩm, Toà án cấp trên có tính bắt  buộc các toa cấp dưới phải thực hiện.

    Nguyên tắc phục tùng các tiền lệ là dựa vào các quyết định trước đó như một nguồn luật và được ghi chép một cách có hệ thống, cụ thể và gọi là “Tập san pháp luật Malaysia”và sau này gọi là“Các ghi chép luật pháp Singapore”. Các luật gia muốn nắm được những tiến triển mới nhất của án lệ, phải thường xuyên theo dõi, cập nhật từ tập san này.

    (2)Ratio Desidendi tức là trong mọi phán quyết của thẩm phán chỉ phần Ratio Desidendi là phẩn có tính cưỡng chế, bắt buộc, vì những phần này thường được hình thành từ những tình tiết cụ thể. Những nhận xét của thẩm phán về những vấn đề luật pháp không trực tiếp liên quán đến nội dung tranh chấp sẽ không có hiệu lực cưỡng chế và gọi là obiter dicta.

    Tập quán pháp, tại Singapore việc tiếp nhận pháp luật Anh quốc cũng tuy thuộc vào một số tiêu chuẩn và phải được sửa đổi để khi áp dụng không bị ép buộc gò bó hoặc bất bình dẳng. Bên cạnh đó, những yếu tố khác rất quan trọng cần xem xét đến là phong tục tập quán và tôn giáo của cư dân được thể hiện trong tập quán pháp và được luật pháp công nhận.  Ngoài ra, các tập quán pháp lý về thương mại cũng có thể trở thành luật pháp nếu chúng mang tính chắc chắn và không bất hợp lý hoặc bất hợp pháp và chúng phải được Toà án công nhận.

    Phần II : Hệ thống toà án tại Sngapore

    Cũng như Toà án ở nhiều quốc gia khác, các Toà án tại Singapore có thẩm quyền giải quyết tất cả các vấn đề dân sự, hình sự và tranh chấp hành chính (tranh chấp liên quan đến một Cơ quan Chính phủ).

    Hệ thống Toà án Singapore có thể chia ra như sau :

    1. Toà án tối cao, gồm Toà đệ nhất cấp và Toà Phúc thẩm.

    (1)Toà đệ nhất cấp thực hiện việc xét xử ban đầu và xét xử phúc thẩm cả dân sự và hình sự. Tức là Toà này có thẩm quyền xét xử trực tiếp và xét xử những kháng cáo từ các Toà cấp dưới. Ngoài ra, theo điều 100 Hiến pháp Singapore, Tổng thống có quyền đưa bất kỳ vấn đề hiến pháp nào ra để làm rõ tại một Toà án hiến pháp đặc biệt gồm ít nhất 3 thẩm phán của Toà án tối cao. Toà đệ nhất cấp là Toà án duy nhất có thẩm quyền chung, tức là nó là toà sơ thẩm duy nhất ở Singapore có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ dân sự và hình sự và ở mọi mức độ.


    Tuy nhiên, do phân cấp trong hệ thống Toà án, thường chỉ những vụ tranh chấp dân sự, hình sự lớn thì Toà đệ nhất cấp mới tiến hành xét xử, các mức khác do các Toà cấp dưới giải quyết. Các Toà sơ thâm khác đều là toà trực thuộc có thẩm quyền hạn chế hoặc đặc biệt chỉ để xét xử một vụ dân sự, hình sự nào đó hoặc xét xử những vụ tranh chấp với trị giá nào đó do pháp luật quy định .

    Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Toà đệ nhất cấp bao gồm việc giải quyết các kháng cáo dân sự từ các Toà cấp Quận, địa hạt hoặc toà tiểu hình vi cảnh. Trong các vấn đề hình sự, Toà đệ nhất cấp giải quyết kháng cáo từ toà cấp quận, hạt hoặc toà tiểu hình vi cảnh và có thẩm quyền bác kháng cáo;thay đổi hoàn toàn phán quyết hoặc lệnh, thay đổi thời hạn hoặc tính chất của hình phạt; lệnh xử lại hoặc lệnh thu thập thêm chứng cứ.


    Tuy nhiên, quyền bác kháng cáo chỉ được thực hiện khi Toà đệ nhất cấp chứng minh được rằng, phán quyết; tuyên bố vô tội, hình phạt hoặc lênh của Toà án cấp dưới là không đúng pháp luật, mâu thuẫn với chứng cứ hoặc mức hình phạt vượt giới hạn. Ngoài thẩm quyền xét xử phúc thẩm và sơ thẩm nói trên, Toà đệ nhất cấp còn có quyền xem xét lại các thủ tục dân sự và hình sự và giám sát việc xét xử tại các Toà án trực thuộc, đồng thời đôn đốc các Toà trực thuộc ghi chép, lưu trữ đầy đủ biên bản về thủ tục tiến hành các vụ xét xử để đảm bảo tính chính xác, đúng đắn và hợp pháp trong việc ra quyết định ở tất cả các vụ xét xử.

    (2)Toà phúc thẩm có quyền năng cao nhất, nó có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với các vấn đề dân sự và hình sự, tức là giải quyết các kháng cáo từ Toà đệ nhất cấp và các toà trực thuộc. Tuy vậy, trong các vấn đề dân sự, Toà phúc thẩm chỉ giải quyết kháng cáo những vụ tranh chấp dân sự theo mức luật định, không phải giải quyết tất cả (ví dụ, tranh chấp dân sự trị giá trên USD30. 000).


    Thẩm quyền giải quyết các vấn đề hình sự tại Toà phúc thẩm bao gồm, các kháng cáo từ toà đệ nhất cấp trong xét xử sơ thẩm của toà này và những vấn đề mà pháp luật bảo lưu trước Toà đệ nhất cấp. Toà phúc thẩm cũng có thể giải quyết kháng cáo từ các toà trực thuộc, trong trường hợp kháng cáo đã được cấp toà đệ nhất cấp xét xử nhưng còn có nội dung pháp lý nào đó được bảo lưu, toà đệ nhất cấp không thể quyết định.

    2.  Các toà án trực thuộc,  gồm 6 cấp Toà án sau :

    (1)Toà án quận, hạt có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp dân sự có thể tới mức SGD100. 000; tới SGD3. 000. 000 nếu là chúc thư hoặc là án hành chính. Nhìn chung thẩm quyền của Toà án này giới hạn trong việc xét xử những tội chỉ bị phạt tiền (không quá SGD10. 000) hoặc phạt giam tối đa không quá 10 năm và phạt không quá 12 roi. 

     

    (2)Toà tiểu hình vi cảnh, chỉ xét xử nhưng vụ khiếu kiện đòi tiền và mức giải quyết không quá USD30. 000 hoặc những tội mức phạt giam không quá 3 năm và phạt không quá 6 roi.    

    (3)Toà xử các vụ án mạng, toà này xét xử các vụ tử vong mà qua điều tra, xác minh có dấu hiệu đó là vụ tử vong không tự nhiên. Các vụ án này được giải quyết theo một trình tự tố tong riêng.

    (4)Toà vị thành niên, giải quyết tội phạm vị thành niên. Sở dĩ phải lập riêng Toà án cho loại hình tội phạm này, vì mục đích của nó là dùng những biện pháp nhằm cải tạo, giáo dục những phạm nhân vị thành niên để đưa họ tái hoà nhập xã hội hơn là dùng những hình phạt.

    (5)Toà sử những vụ khiếu kiện nhỏ, loại toà này nhằm giảm bớt lượng các khiếu kiện phải đưa ra các Toà tiểu hình vi cảnh. Toà này giải quyết những khiếu kiện về hợp đồng hàng hoá, dịch vụ hoặc những bồi thường tài sản có giá trị nhỏ, không quá SGD5. 000-10. 000. Phương thức hoà giảI, nếu hai bên nhất trí, sẽ được Toà án công nhận kết quả hoà giải đó, ngược lại, hoà giải thất bại, vấn đề sẽ được đưa ra các trọng tài.

    (6)Toà gia đình, giải quyết những vấn đề về hôn nhân và những quan hệ khác trong gia đình. Mục đích giảm nhẹ, giải quyết theo hướng đơn giản hoá những bất đồng trong các mối quan hệ gia đình và bằng 2 vòng hoà giải, nếu qua 2 vòng hoà giải thất bại, sự vụ mới được đưa ra xét xử tại toà án. 

    Phần III: Giải quyết khiếu kiện tại Singapore

    1.  Quá trình xét xử,  nhìn chung khi các bên không thể giải quyết tranh chấp thì một bên (nguyên đơn) có thể khởi kiện bên kia (bị đơn) ra một trong các mức Toà án tại Singapore.  Để xác định đúng Toà án nào có đủ thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của mình, nguyên đơn cần nắm rõ (1).  Mức toà đó có đủ thẩm quyền xử loại khiếu nại mình đưa ra không? và (2) bị đơn (người, Cty) có thể bị kiện tại toà án Singapore không?

    Trong lĩnh vực khiếu kiện thương mại,  tại Singapore phân thành 3 mức Toà :   

           

    (1)Toà sơ khởi, giải quyết khiếu nại tới mức SGD30. 000

    (2)Toà Quận, hạt, giải quyết khiếu kiên tới SGD100. 000. Toà (1) và (2), Toà cấp dưới.  

    (3)Toà đệ nhất cấp(thượng thẩm) khiếu nại với bất kỳ khoản tiền nào.

    Toà Phúc thẩm xét kháng cáo từ toà Thượng thẩm và trong một số trường hợp, từ các mức toà án khác. Tất cả các quy định này đều nằm trong Văn bản pháp lý“Nguyên tắc Toà án”của Singapore.

    2.  Bị đơn (cá nhân, Cty) có thể đưa ra kiện tại Toà án Singapore gồm :

    * Bị đơn (cá nhân, Cty) có mặt tại Singapore.  

    Tất cả các cá nhân có mặt tại Singapore;các Cty thành lập tại Singapore(theo luật Singapore) hoặc Cty nước ngoài có trụ sở đăng ký tại Singapore,  đều có thể bị kiện tại Toà án Singapore.

    * Bị đơn (cá nhân, Cty) không có mặt tại Singapore.

    Các Toà án Singapore cũng có thể xét xử một vụ khiếu kiện đối với cá nhân hoặc Cty không có mặt tại Singapore trong các trường hợp sau.

    * Một cá nhân đang làm ăn ở nước ngoài, nhưng có hộ khẩu thường trú tại Singapore hoặc có tài sản tại Singapore, có thể bị kiện và bị xét xử tại các Toà án Singapore.

    * Một công ty có tài sản hoặc thực hiện kinh doanh tại Singapore, có thể bị kiện và bị xét xử tại các Toà án Singapore.

    * Cá nhân, Cty nước ngoài cũng có thể bị kiện tại Singapore nếu họ sử dụng Đại lý có mặt tại Singapore và khiếu kiện trên liên quan đến công việc kinh doanh do đại lý thực hiện thay Cty, cá nhân tại Singapore.

    *Các Toà án Singapore cũng có thể xét xử đối với cá nhân, Cty không có mặt tại Singapore,  nhưng khiếu nại liên quan tới việc vi phạm cam kết, hợp đồng làm tại Singapore, được chi phối bởi luật Singapore hoặc hợp đồng có thoả thuận về quyền xử vi phạm, quyền tài phán thuộc Toà án Singapore.

    * Trong mọi trường hợp khi một cá nhân hoặc Cty bị kiện, không có mặt tại Singapore Toà có toàn quyền quyết định việc xử khiếu nại đó với cá nhân hoặc Cty.

    * Một vụ kiện không liên quan gì đến cá nhân, Cty ở Singapore(như nói ở các điểm trên)cũng có thể bị đưa ra xét xử tại Toà án Singapore, nếu hai bên tham gia tố tụng thoả thuận chọn toà án Singapore, luật Singapore để phân xử tranh chấp của họ.

    3. Việc thi hành phán quyết của Toà án, Trọng tài Singapore

    * Thi hành phán quyết của Toà án Singapore tại Singapore.

    Khi một vụ khiếu kiện được xét xử xong, Toà án sẽ đưa ra phán quyết bằng “Lệnh” của Toà án có giá trị bắt buộc đối với các đương sự (ngoại trừ trường hợp kháng án) và có giá trị thi hành trong thời hiệu được pháp luật quy định. Phán quyết buộc bên thua kiện phải bồi hoàn thiệt hại như “Lệnh” đã ra. Nếu bên thua kiện không thực hiện bồi hoà theo “Lệnh”, Toà có quyền(theo đơn của bên thắng kiện)ra lệnh tịch thu và mang bán để giải quyết những khoản nợ tại phán quyết, những tài sản gồm đất đai, động sản và tài khoản tại ngân hàng.

    * Thi hành phán quyết của Toà án Singapore tại các Toà án ngoài Singapore.

    Điều này còn phụ thuộc vào luật pháp của các nước đối tác và phụ thuộc vào các thoả thuận song phương giữa Singapore và nước đối tác đó.

    4.  Phí xét xử vụ kiện tại Toà án Singapore     

         

    Chi phí phụ thuộc vào tính chất phức tạp của vụ kiện, số lượng và kinh nghiệm của luật sư tham gia và thời gian xét xử dài hay ngắn. Ngoài các khoản phí đại diện và tư vấn pháp luật, nếu một vụ kiện được đưa ra giải quyết tại Toà Thượng thẩm hoặc Toà Phúc thẩm Singapore, mức phí xử kiện là SGD1. 500-3. 000/ngày xét xử.

    Phần IV :  Giải quyết tranh chấp qua trọng tài  Singapore

    Một tập quán khá phổ biến ngày nay trong thương mại quốc tế cũng như tại Singapore là giaỉ quyết tranh chấp qua Trọng tài. Điều này sẽ làm cho các vụ tranh chấp trở nên đơn giản hơn, giảm tới mức tối đa sự liên quan tới pháp lý và mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho các bên tham gia tranh chấp.  Ví dụ, có thể tiến hành hoà giải kín; trọng tài viên thường rất chuyên sâu lĩnh vực tranh chấp giúp cho việc giải quyết chính xác, phán xét nhanh gọn; ngày, thời gian, lịch xét xử có thể xắp xếp linh hoạt, giải quyết công việc vào ngày nghỉ, cuối tuần hoặc buổi tối v. v...

    Cũng như ở nhiều Quốc gia khác, tại Singapore Toà án có nhiều quyền lực trong vấn đề trọng tài và quyền lực này nhằm trợ giúp trọng tài chứ không nhằm can thiệp vào hoạt động hoặc quyết định của trọng tài theo nguyên tắc là, các Toà án Singapore sẽ công nhận điều khoản trọng tài có giá trị. Trong trường hợp một bên khởi kiện ra Toà, bên đối lập lại có đề nghị xử bằng trọng tài, Toà có thể đình chỉ xét xử tại Toà, chuyển sự vụ sang trọng tài.

    1. Nguyên tác giải quyết tranh chấp qua trọng tài.

    (1)Hai bên bắt buộc phải có thoả thuận về trọng tài

    Không giống như vụ kiện trước toà án, nếu không có một thoả thuận trước về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì một bên không thể bắt bên kia phải đưa vụ việc ra trọng tài, vì vậy, trước khi đưa vụ việc ra trọng tài bắt buộc hai bên phải có thoả thuận về trọng tài (điều khoản trọng tài trong hợp đồng).

    Thoả thuận trọng tài có thể cho những tranh chấp đang sẩy ra và cũng có thể cho những vụ làm ăn trong tương lai. Ví dụ, khi ký một hợp đồng, hai bên có thể đưa ra điều khoản trọng tài(thoả thuận trọng tài)là, mọi tranh chấp (nếu có) sẽ giải quyết bằng thương lượng, hoà giải giữa hai bên, nếu không hoà giải được, tranh chấp  sẽ đưa ra xử tại một trọng tài nào đó (Vietnam/Singapore). 

    (2)Chỉ định trọng tài viên,

    Thường khi đưa ra thoả thuận trọng tài, it khi hai bên chỉ định ngay tên một trọng viên cụ thể, mà khi có tranh chấp hai bên căn cử vào tính chất vụ việc để chỉ định tên một trong tài viên cụ thể phù hợp tính chất của vụ việc sẽ đưa ra xử. Tuy nhiên, nếu đã chỉ định người trọng tài viên cụ thể trước, khi có vụ việc, người đó sẽ là trọng tài giải quyết vụ việc, trừ phi cả hai bên thoả thuận khác. Việc chỉ định trọng tài viên cũng có thể theo cách, một bên thông báo cho bên kia người mà minh chỉ định, nếu bên kia không phản đối, người đó sẽ là trong tài viên của cả hai bên. 

    Ngoài ra, nếu thoả thuận cho quyền một bên hoặc cho người thứ ba chỉ định trọng tài, thì quyết định của người, bên đó có giá trị dàng buộc cả hai bên.

    (3)Lựa chon địa điểm, nguồn luật,

    Các bên có thể tự do lựa chon bất kỳ luật nào để giải quyết tranh chấp có lợi cho mình, các trọng tài viên phải áp dụng luật mà hai bên đã chọn. Ngược lại, nếu hai bên không lựa chọn nguồn luật cụ thể nào, thì vấn đề sẽ được quyết định theo luật pháp mà giao dịch đó có mối liên quan trực tiếp, gần nhất.

    Về địa điểm trọng tài, tại các Thủ đô các nước đều có Trọng tài, hai bên có thể thoả thuận xử ở trọng tài nào thuận tiện, phù hợp nhất cho cả hai.

    2. Giới thiệu vài nết về trung tâm trọng tài quốc tế Singapore(SIAC)

    (1)Trung tâm trọng tài Quốc tế Singapore(viết tắt là SIAC),

    SIAC là Công ty hữu hạn đảm bảo của Nhà nướcphi lợi nhuận, thành lập năm 1990. SIAC cung cấp dịch vụ, phương tiên cho Trọng tài thương mại trong nước và Quốc tế. Tại Singapore, SIAC cung cấp các phương tiện phục vụ cho Trọng tài như các phòng xét xử được trang bị hệ thống nghe/nhìn hiện đại, các phòng họp, các dịch vụ thư ký, phiên bản v. v. . cho các phiên xét xử của Trọng tài. Các phương tiện, thiết bị có thể chuyển các vụ xét

    xử tại trọng tài qua viễn thông; Các phiên bản, biên bản(bằng chứng)có thể được giao cho các bên trong 24 giờ. SIAC cũng cho phép việc xét xử diễn ra vào buổi tối, ngày nghỉ tạo thuận lợi về thời gian cho các bên tham gia.

    SIAC luôn có 2 danh sách các Trọng tài viên (1)Bạn trọng tài viên Quốc tế chính thức(tức trọng tài viên thường trực) và (2)Ban trọng tài viên(không thường trực)bao gồm các trọng tài viên là chuyên gia các chuyên ngành(thương mại quốc tế, vận tải biển, xây dựng, bảo hiểm, tài chính v. v. . ).

    SIAC tuân thủ các nguyên tắc của trọng tài UNCITRAL;nguyên tắc của Trọng tài Quốc tế London, nhưng về mặt thủ tục có thay đổi nhằm rút ngắn, bỏ bớt một số thủ tục và thời gian ra quyết định của trọng tài cũng nhanh hơn. Một nguyên tắc quan trọng nữa của SIAC là, quyết định của Uỷ ban trọng tài là không thể kháng cáo.

    Tên gọi và Địa chỉ chính thức của SIAC :

    Singapore International Arbitration Center

    No. 3 St Andrew’s Road,  Third Level City Hall,  Singapore 178958.

    Tel : (65) 6334 1277  Fax : (65) 6883 0823 Email: sinarb@siac. org. sg

    Các thông tin về SIAC có thể tìm thấy qua Website: http://www. siac. org. sg/            

    SIAC ngày càng có uy tin trong khu vực, quốc tế chính là do họ có dịch vụ, phương tiện làm việc hiện đại và có đội ngũ trọng tài viên giỏi, chuyên sâu nhiều lĩnh vực, được đánh giá cao về chuyên môn trọng tài, các phán quyết của trọng tài SIAC thường được các bên tôn trọng.

    Nhiều người, Cty nước ngoài, trong đó có Việt nam, phân vân mỗi khi phải cân nhắc xem có nên chon trọng tài tại Singapore để xử các tranh chấp thương mại không và đặc biệt, khi vụ kiện bị đơn là một cá nhân hoặc Cty Singapore? Cách nghĩ thông thường cho rằng, người và Cty nước ngoài sẽ bị bất lợi, khi chọn trọng tài Singapore, vì trọng tài này sẽ bảo vệ lợi ích của người hoặc Cty Singapore. Trong thực tế điều này khó sẩy ra, vì  những lý do sau :

    (a)Singapore luôn muốn mình trở thành trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín. Để đạt tới mục đích này, Singapore luôn phải thể hiện việc phán xét tại SIAC đảm bảo tính độc lập và công bằng. Bên cạnh đó, SIAC luôn đòi hỏi các trọng tài viên phải chứng minh được mình hoàn toàn công bằng, độc lập trong mọi phán quyết nếu có sự nghi ngờ nào đó.

    (b)Khi chỉ định trọng tài viên, người phụ trách hoặc Chủ tich SIAC phải xem xét mọi khía cạnh để việc chỉ định một trọng tài viên ngồi gế xét xử và đưa ra phán quyết công bằng, độc lập. Nếu các bên tham gia vụ kiện từ các nước khác nhau hoặc một bên là cá nhân, Cty Singapore, Chủ tịch SIAC phải chỉ định một trọng tài viên trung lập, không cùng quốc gia, không có mối liên hệ với các bên tham gia vụ kiện.

    (c)SIAC có ban trọng tài viên, gồm nhiều chuyên gia nước ngoài (không cư trú tại Singapore), để đảm bảo tính khách quan, những người này có thể được chỉ định xử những vụ kiện có yếu tố đa quốc tịch hoặc một bên tham gia tranh chấp là cá nhân, Cty Singapore.

    Với những nguyên tắc trên, SIAC có điều kiện để đảm bảo việc xét xử những vụ tranh chấp thương mại bất kỳ diễn ra công bằng và độc lập. Điều này làm cho nhiều cá nhân, Cty nước ngoài yên tâm, tin cậy mỗi khi chọn trọng tài SIAC làm nơi xử kiện.

    (2)Thi hành phán quyết của trọng tài,

    a. Quyền lực của Toà án đối với Trọng tài, nói chung các Toà án Singapore có quyền lực rộng đối với trọng tài như (1)Quyền chỉ định trọng tài viên, khi các bên tham gia tranh chấp

    không nhất trí được việc chỉ đình trọng tài, (2)Đình chỉ (hoặc hoãn)việc xét xử của trọng tài, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm thoả thuận về trọng tài, (3)Xét kháng cáo (nếu có)từ các vụ xét xứ của trọng tài, (4)Thi hành các quyết định của trọng tài ra tại Singapore và (5)Thực thi các quyết định của trọng tài Singapore ở nước ngoài trong một số trường hợp.

    b. Toà án thi hành quyết định của trọng tài đưa ra tại Singapore. Khi một quyết định của trọng tài đưa ra, được thi hành theo cách thức như một phán quyết, lệnh của Toà án. Bên thắng kiện có thư yêu cầu Toà cho thi hành quyết định, tiếp đó, Toà ban “Lênh”thi hành án gửi phụ trái, trong vòng 14 ngày, nếu phụ trái không kháng cao, quyết định được thi hành.

    c. Thực hiện các quyết định của trọng tài Singapore ở nước ngoài: Như đã nói ở điểm trên, việc thực thi này liên quan tới luật pháp của nước bên thua kiện và dựa vào các thoả thuận giữa Singapore và nước đó.

    d. Thực hiện các quết định của trọng tài nước ngoại tại Singapore: Điều này cũng phụ thuộc vào việc nước ngoài đó có cùng tham gia các Hiệp ước quốc tế liên quan không. Nếu hai bên cùng tham gia một hiệp ước quốc tế liên quan tới trọng tài, họ sẽ phải ban hành những luật song phương và vận dụng một hành lang pháp lý chung đó.

    (3)Hệ thống song phương của Singapore có thể tóm tắt như sau :

    * Phán quyết của trọng tài đưa ra tại bất kỳ nước khối Liên hiệp Anh cũng được thi hành như phán quyết của toà án Singapore, nếu nó được đăng ký thi hành tại Toà Thượng thẩm Singapore.

    * Phán quyết được đừa ra theo Luật mẫu UNCITRAL(Đạo luật Trọng tài Quốc tế). Luật mẫu gồm những nguyên tắc quy định về trọng tài thương mại quốc tế và trọng tài được gọi là trọng tài Quốc tế khi, các bên từ các nước khác nhau hoặc nơi trọng tài khác với nơi kinh doanh của các bên, hoặc các nghĩa vụ được thực hiện ở nơi khác với nơi các bên đóng trụ sở. Nếu hai bên thoả thuận theo luật mẫu, thì bất kể vụ kiện được xét xử ở đâu, trọng tài vẫn sẽ vận dụng theo luật mẫu.

    * Phán xét đưa ra tại các nước Công ước New York 1958, cũng được thực thi tại Singapore theo cách thức như một phán quyết được đưa ra tại Singapore và không cần đăng ký với các cấp Toà án tại Singapore. Tuy nhiên, việc thi hành có thể bị khước từ trong một số trường hợp.

    Ghi chú :

    Tài liệu được Thương vụ tại Singapore biên/dịch theo tài liệu của một số công ty uật tại Singapore và chỉ cho mục đích tham khảo.

    (Thương vụ Việt Nam tại Singapore)

     
    Báo quản trị |  
  • #17412   17/10/2008

    dahuong
    dahuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật Singapo

    Tôi muốn tìm hiểu về luật singapo, may mắn cho tôi được đọc phần I, hy vọng phần II.

    Nếu được phép đề nghị. Tôi muốn được hiểu kỹ trình tự, thủ tục xét xử của tòa án singapo vềnhững tranh chấp giữ cá nhân, pháp nhân Việt nam với cá nhân, tổ chức nước ngoài khi chọn tòa và luật singapo để áp dụng, kể cả án phí sơ thẩm và phúc thẩm nếu có.

    Xin chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #17413   31/12/2008

    Thusangroibanoi
    Thusangroibanoi

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:31/12/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi muốn tìm hiểu về hệ thống pháp luật Việt Nam

    Cảm ơn trang web đã cho tôi hiểu thêm về một số vấn đề liên quan đến pháp luật. Nhưng tôi là thành viên mới nên tôi chưa hiểu biết nhiều về pháp luật.

    Vậy kính đề nghị Ban quản trị giúp tôi được hiểu về hệ thống pháp luật Việt Nam theo mô hình đăng bài về hệ thống pháp luật Singapore. Xin chân thành cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #45741   16/03/2010

    happy_sweet82
    happy_sweet82

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thảo luận về công ước Brussel 1924 và nghị định thư sửa đổi bổ sung và công ước Hamburg

    Mình đang học môn luật kinh tế, cô giáo cho một câu hỏi mình đã đọc rất nhiều mà vẫn khó tìm ra đâu là đúng. Các bạn hãy giúp mình nhé. Thanks nhiều. Đề là

    CMR: nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở theo công ước Brussel 1924 và nghị định thư sửa đổi bổ sung nhẹ hơn so với công ước Hamburg 1978.
     
    Báo quản trị |