Điều lệ công ty là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #504096 07/10/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Điều lệ công ty là gì?

    Điều lệ công ty có thể được coi là "hợp đồng" hay "luật" của công ty, của các chủ sở hữu công ty. Điều lệ công ty do các bên tự lập nhưng có nội dung không được trái với các quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc xác lập, hủy bỏ và thay thế điều lệ của công ty phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

    Điều lệ công ty là một tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp, được lưu trong hồ sơ công ty và lưu tại phòng đăng kí kinh doanh. Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty:

    - Không được trái pháp luật

    - Không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba

    - Tự nguyện và thỏa thuận trong giới hạn pháp luật quy định

    Khi soạn thảo điều lệ công ty, cần chú ý làm rõ một số nội dung sau:

    - Thể thức thông qua quyết định của từng cơ quan trong cơ cấu tổ chức quản lí, nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên

    - Nguyên tắc định giá doanh nghiệp

    - Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, các tỷ lệ áp dụng cho các trường hợp triệu tập cuộc họp, thông qua các nghị quyết, quyền triệu tập họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông

    - Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lí tài sản công ty, thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

    Điều lệ công ty phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

    b) Ngành, nghề kinh doanh;

    c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

    d) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập;

    đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

    e) Cơ cấu tổ chức quản lý;

    g) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;

    h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

    i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;

    k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

    l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

    m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

    n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

                    

    Lưu ý khi lập Điều lệ công ty:

    - Điều lệ công ty là một hợp đồng nhiều bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận để quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty

    - Điều lệ không được trái với quy định của pháp luật

    - Điều lệ phải có đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014 cho phép tự thỏa thuận trong Điều lệ, nhưng các thỏa thuận này không vượt quá giới hạn “trần” và “sàn” và có thể quy định một số nội dung khác như giải quyết tranh chấp, thanh lý tài sản...

    - Khi áp dụng các điều khoản của Điều lệ công ty, trong trường hợp pháp luật có quy định khác với nội dung các điều khoản của điều lệ đó thì các điều khoản đó của Điều lệ công ty đương nhiên vô hiệu và Công ty luôn phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

    Trong một số trường hợp cụ thể, nếu công ty muốn sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty thì được thực hiện sửa đổi, bổ sung theo quy định pháp luật. Pháp luật hiện nay cũng đồng thời quy định, trong điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty phải có họ, tên và chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định.

     
    28586 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    vothithuai (09/10/2024) VIBBank (29/08/2019) thuthuytrinhct (03/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504873   15/10/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Về bản chất, Điều lệ có thể được xem là "luật" cao nhất của doanh nghiệp, nôm na như vai trò của "Hiến Pháp" trong hệ thống văn bản pháp luật.

    Tại đó, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra những quy định, quy tắc giải quyết các vấn đề trong suốt vòng đời hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là về quyền và nghĩa vụ của thành viên trong công ty, cơ cấu tổ chức và phân cấp điều hành ở doanh nghiệp.

    Quan trọng là như vậy, tuy nhiên, trong quá trình thành lập Doanh nghiệp,các chủ sở hữu thường ít quan tâm đến Điều lệ và trong quá trình hoạt động, các thành viên/nhân viên của công ty cũng hầu như không hề đọc qua Điều lệ công ty. Dẫn đến nhiều tình huống, khi mà Điều lệ chưa quy định, việc thông qua các quyết định của Doanh nghiệp có thể sai sót, ví dụ như ký hợp đồng không đúng với phạm vi thẩm quyền.

    Tất nhiên, quan trọng là vậy, nhưng nội dung của Điều lệ Doanh nghiệp cũng không được trái với các quy định pháp luật. Có thể dễ dàng bắt gặp thường xuyên trong Luật Doanh nghiệp 2014 dòng chữ " ... trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác". Như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép Doanh nghiệp đợc tự do thực hiện quyền tự quyết các vấn đề nội bộ của mình trong khuôn khổ tương đối thoải mái.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TruongMinhToan vì bài viết hữu ích
    thuthuytrinhct (03/07/2019) duylee0597@gmail.com (03/12/2020) phuocnhan_91 (22/12/2022)
  • #590382   29/08/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Điều lệ công ty là gì?

    Để có thể soạn thảo nên một bản Điều lệ công ty hoàn chỉnh và phù hợp với quy định của pháp luật, doanh nghiệp buộc phải dựa theo nguyên tắc dưới đây:

    Thứ nhất, Điều lệ phải đảm bảo có đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, không được trái với các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật Thương mại, pháp luật về thuế và kế toán,…

    Thứ hai, khi soạn thảo Điều lệ phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, Điều lệ là một hợp đồng nhiều bên, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, các chủ sở hữu công ty, quy định về việc tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.

    Thứ ba, không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthikimdung2000 vì bài viết hữu ích
    phuocnhan_91 (22/12/2022)
  • #590472   30/08/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Điều lệ công ty là gì?

    Mình cũng xin phép thông tin tới xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp bị thất tạc Điều lệ Công ty như sau:

    Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi làm thất lạc Điều lệ Công ty như sau:

    “Điều 52. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp

    2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;

    b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;

    c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

    d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.”

    Theo đó, hành vi làm thất lạc Điều lệ Công ty thuộc trường hợp không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty nên có thể bị xử phạt theo hình thức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức. Đồng nghĩa với việc cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhcong99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (31/08/2022) phuocnhan_91 (22/12/2022)