Điều kiện xét thăng hạng chức danh giảng viên trường ĐH công lập từ 01/6/2024

Chủ đề   RSS   
  • #610689 18/04/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2152)
    Số điểm: 75124
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Điều kiện xét thăng hạng chức danh giảng viên trường ĐH công lập từ 01/6/2024

    Ngày 29/3/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập và trường cao đẳng sư phạm. 

    Theo đó, Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT áp dụng đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, trường cao đẳng sư phạm đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Lưu ý: không áp dụng đối với người làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

    Đối với Cơ sở giáo dục đại học công lập:

    (1)  Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính

    Căn cứ tại Điều 3  Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT, viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

    - Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

    - Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03.

    - Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).

    - Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.

    - Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III).

    - Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).

    (2) Điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp

    Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT quy định viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), mã số V.07.01.01 khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

    - Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu, có vị trí việc làm còn thiếu ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức xét thăng hạng và được cấp có thẩm quyền cử tham dự kỳ xét thăng hạng.

    - Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), mã số V.07.01.02.

    - Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I).

    - Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện thi các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.

    - Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).

    - Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I).

    Xem thêm chi tiết tại Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2024.

    Tham khảo thêm: 

    Khi cải cách tiền lương thì thu nhập của cán bộ, công chức thay đổi thế nào?

    Thời điểm 01/7/2024 chưa phải thời điểm chính thức chốt cải cách tiền lương. Đây là thời điểm dự kiến sẽ diễn ra cải cách tiền lương nếu không có gì thay đổi theo ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

    Theo đó, một trong những điểm đáng chú ý của chính sách cải cách tiền lương là thay đổi về thu nhập của công chức. 

    Căn cứ tại Nghị quyết 27-NQ/TW, dưới đây là thay đổi khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tác động đến thu nhập của cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

    (1) Sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở

    Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì khi cải cách tiền lương sẽ xóa bỏ tiền lương cơ sở.

    Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và áp dụng mức lương cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức; mức lương cụ thể này sẽ được tính căn cứ theo vị trí việc làm của từng đối tượng.

    (2) Trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm

    Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo về chính sách cải cách tiền lương, đối với khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động.

    Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 nêu rõ nội dung cải cách tiền lương theo hướng xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

    (3) Áp dụng hệ thống bảng lương mới

    Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì dự kiến từ năm 2024 sẽ có 5 bảng lương mới dành cho cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể:

    - 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;

    - 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

    - 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

    Lưu ý: Bảng lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

    (4) Thay đổi cơ cấu tiền lương cho công chức, viên chức

    Tại Điểm a Khoản 3.1 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ được thiết kế gồm:

    - Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương)

    - Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

    - Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

    Trong đó, thưởng là khoản thu nhập sẽ được bổ sung vào tổng quỹ thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương. Theo đó, quỹ tiền thưởng được bổ sung bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

    (5) Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương

    Tại Mục 4 Phần III Nghị quyết 27 nêu rõ thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương, trong đó có:

    Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...

    (6) Bỏ phụ cấp thâm niên của cán bộ, công chức, viên chức

    Cũng tại Điểm d tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ nhằm sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương thì khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ một số loại phụ cấp. Cụ thể:

    - Tiếp tục được hưởng 07 loại phụ cấp gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với quân đội, công an, cơ yếu.

    - Gộp các loại phụ cấp:

    + Phụ cấp theo nghề được gộp từ các loại phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp độc hại, nguy hiểm: Áp dụng với công chức, viên chức làm các nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường như giáo dục và đào tạo, y tế, thi hành án dân sự…

    + Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn được gộp từ phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt, trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    - Bỏ các loại phụ cấp áp dụng cho công chức, viên chức: Phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp công vụ; phụ cấp độc hại, nguy hiểm.

    (7) Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Theo nội dung cải cách tiền lương tại điểm đ tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) là mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

     
    149 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận