Điều kiện trích khấu hao TSCĐ

Chủ đề   RSS   
  • #519791 31/05/2019

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13778
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 258 lần


    Điều kiện trích khấu hao TSCĐ

    Hiện mình đang có trường hợp như sau: Công ty A xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy, theo dự toán là 1 tỷ đồng. Công ty A làm hợp đồng với 1 nhà thầu là 1 tỷ đồng và chuyển tiền cho nhà thầu  là 800,000,000 đồng qua tài khoản ngân hàng. Đến nay công trình đã đưa vào sử dụng nhưng nhà thầu chưa xuất hóa đơn cho công ty A và công ty A chưa chuyển hết tiền.
    Các bạn cho mình hỏi:
    1. Hạng mục này chưa được xuất hóa đơn, công ty A có được khấu hao tài sản này không và khoản tiền 800,000,000 có được tính vào chi phí không?
    2. Tài sản này nếu được khấu hao thì khấu hao bao nhiêu năm và chi phí khấu hao này có được tính là chi phí hợp lệ không?
     
    Quan điểm của mình về vấn đề này như sau:
     

    Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC có nêu:

    Điều 5. Nguyên tắc quản lý tài sản cố định:

    1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

    ...

    Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

    1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

    ...

    - TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

    Trường hợp của công ty A không có hóa đơn nên hồ sơ quản lý chưa đủ, không được theo dõi đầy đủ trong sổ sách kế toán của đơn vị nên chưa có cơ sở để tiến hành khấu hao tài sản.

    Đối với chi phí hợp lý, theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC có nêu:

    Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

    Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

    Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

    Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này)...

    Trường hợp của công ty A chưa có hóa đơn nên không đáp ứng điều kiện trên, sẽ khiến phần chi phí này chưa đủ điều kiện để xem là chi phí hợp lý được trừ khi xác định doanh thu chịu thuế TNDN.

     
     
    3567 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận