Điều kiện thành lập công ty luật

Chủ đề   RSS   
  • #459858 04/07/2017

    AiNguyen1995

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 56 lần


    Điều kiện thành lập công ty luật

    Nhiều sinh viên luật ấp ủ cho mình ước mơ làm chủ một công ty luật hay một VPLS riêng. Sau khi tốt nghiệp, các bạn nổ lực hoàn thành tốt khóa học luật sư, trải qua thời gian tập sự và cả kỳ thi kiểm tra tập sự hành nghề để có được chứng chỉ hành nghề luạt sư.

    Tuy nhiên, có chứng chỉ hành nghề hay thẻ luật sư vẫn chưa đủ cho việc thành lạp một công ty luật hay VPLS (goi chung là tổ chức hành nghề luật sư) của riêng mình. Theo khoản 3, điều 32 Luật luật sư 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

    Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư

    3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:

    a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;

    b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

    Theo đó, Luật sư nếu muốn thành lập tổ chức hành nghề luật sư do chính mình làm chủ thì phải có ít nhất 2 năm hành nghề liên tục theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư. Hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề cá nhân (điều 49 Luật luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012).

    Việc hành nghề với tư cách cá nhân cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề cá nhân thì Luật sư phải tiến hành việc đăng ký hành nghề cá nhân tại Sở Tư pháp nơi có Đoàn Luật sư  mà Luật sư đó là thành viên. Điều này rất nhiều Luật sư đã gặp phải. Tuy đáp ứng được thời gian hành nghề cá nhân theo quy định nhưng lại không đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân với Sở tư pháp, nên khi đăng ký thành lập tổ chức hành nghề luật sư riêng cho mình lại bị từ chối vì không đủ điều kiện.

    Điều này rất quan trọng, vì vậy các Luật sư tương lai, cũng như các Luật sư đang có nhu cầu thành lập một tổ chức hành nghề luật sư cho riêng mình hãy chú ý quy định về đăng ký hành nghề cá nhân.

    Nguyễn Như Ái

    email: nguyenai1995@gmail.com

     
    25208 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #459860   04/07/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Hình như mình nhớ là phải có hai năm kinh nghiệm liên quan từ ngày cấp chứng chỉ mới được thì phải, chú không thể vừa được cấp thẻ là có quyền mở văn phòng ngay đâu, điều này rất quan trọng, thực tế thì mình thấy người ta lách luật bằng cách thành lập công ty tư vấn chứ không ghi công ty luật

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    Ngocnb6 (19/09/2020)
  • #459878   04/07/2017

    quangkhanh2t
    quangkhanh2t

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2016
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 20 lần


    anthuylaw viết:

    Hình như mình nhớ là phải có hai năm kinh nghiệm liên quan từ ngày cấp chứng chỉ mới được thì phải, chú không thể vừa được cấp thẻ là có quyền mở văn phòng ngay đâu, điều này rất quan trọng, thực tế thì mình thấy người ta lách luật bằng cách thành lập công ty tư vấn chứ không ghi công ty luật

    Hi Thúy,

    Luật quy định là luật sư có 2 năm kinh nghiệm. Nghĩa là tính từ ngày được cấp thẻ luật sư và đăng ký lên Đoàn luật sư tại nơi luật sư đó làm việc.

    Vậy là chủ thớt phân tích đúng rồi đấy!

    Phan Quang Khánh

    Công Ty Luật TNHH Tinh Tế - luattinhte.vn

    ---quangkhanh2t@gmail.com---

     
    Báo quản trị |  
  • #459895   04/07/2017

    AiNguyen1995
    AiNguyen1995

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (74)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 56 lần


    Trên thực tế cũng có nhiều trường hợp họ mở công ty tư vấn, thuộc quản lý của Sở kế hoạch và đầu tư. Ngành nghề kinh doanh được ghi trên cổng thông tin đăng ký quốc gia có mở ngoặc "trừ tư vấn pháp lý". 

    Còn thời gian "hai năm" được nêu trong quy định của luật là tính từ thời điểm được cấp thẻ luật sư, chứng chỉ hành nghề luật sư. 

    Nguyễn Như Ái

    email: nguyenai1995@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #459934   04/07/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Theo như quy định này thì những người như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, giảng viên chuyên ngành luật…đã có thời gian công tác lâu năm, kiến thức, kinh nghiệm về pháp luật rất lớn thì họ lại không được thành lập tổ chức hành nghề luật sư khi chưa có thời gian hành nghề như quy định tại Điều 32 Luật Luật sư năm 2012.

    Những đối tượng trên theo quy định tại Điều 16 Luật Luật sư sửa đổi năm 2012 sẽ được miễn hoặc giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.

    Điều 16. Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

    1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.

    2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.

    3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.”

    Do đó, liệu có cần thiết khi Điều 32 không loại trừ những trường hợp này về điều kiện thời gian hành nghề để thành lập tổ chức hành nghề luật sư?

    Thiết nghĩ quy định về thời gian hành nghề rất phù hợp và cần thiết đối với những người chưa có những trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, chưa từng là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán,…nên cho dù họ được tham gia khóa đào tạo luật sư, được tập sự hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật nhưng vẫn thiếu kỹ năng nghề nghiệp. Còn đối với những đối tượng quy định tại Điều 16 Luật Luật sư sửa đổi năm 2012 thì nên chăng không cần phải đáp ứng quy định về thời gian hành nghề 2 năm như quy định hiện hành?!

     
    Báo quản trị |  
  • #531527   28/10/2019

    nguyenvanbbb
    nguyenvanbbb

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2016
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 1 lần


    Một quy định ĐẠI NGU NGỐC

     
    Báo quản trị |  
  • #531544   28/10/2019

    Quan trọng là mở văn phòng Luật ra có khách không thôi. Ở Việt Nam người ta không thích kiện tụng mệt người, bước đường cùng mới tìm đến toà. Người nào mà không có khách, hay kỹ năng hành nghề kém thì mở văn phòng chỉ tổ lỗ mà thôi.

     
    Báo quản trị |