Điều kiện mở quán karaoke là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #482252 15/01/2018

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14951
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Điều kiện mở quán karaoke là gì?

    Anh mình ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương muốn hỏi về một trường hợp cụ thể như sau, ở giữa 2 gia đình nhà dân trong khu dân cư có một quán Karaoke ngoài cửa quán đề là phòng hát gia đình còn ở biển quảng cáo ngoài đường đề  quán Karaoke. Không biết là quán Karaoke này đã làm đầy đủ các điều kiện cần và đủ của một quán Karaoke hay chưa, Đối với người lao động ban ngày đi làm tối rất cần có sự yên tĩnh để ngủ nhưng quán Karaoke này luôn phát la âm thanh rất to đặc biệt  là về đêm ( nhất là nhạc sâp sình và tiếng trống ) như dội vào tai không sao ngủ được. Theo mình được biết thì Điều 13 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL có quy định là quán karaoke phải được sự đồng ý của các hộ liền kề. Xin hỏi tại thời điểm này thông tư này còn có giá trị không? Và âm thanh phát ra từ quán karaoke được đo đếm như thế nào ( có được đo tại trong nhà liền kề chúng tôi không ) và nếu quán karaoke này vi phạm 1 trong nội dung hỏi của phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Xin trân trọng cảm ơn .!

    Theo tìm hiểu của mình thì Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL hướng dẫn quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Khoản 4 Điều 12:

     

    "4. Địa điểm kinh doanh karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế được thực hiện như sau:

    a) Hộ liền kề là hộ có tường nhà ở liền kề với tường phòng hát karaoke hoặc đất liền kề mà tường nhà ở cách tường phòng hát karaoke dưới 5m;

    b) Hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh sau.

    Trường hợp người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước, hộ liền kề xây dựng nhà ở sau hoặc được quyền đến ở sau khi người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh thì hộ liền kề không có quyền quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế;

    c) Văn bản đồng ý của hộ liền kề phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại, do người xin Giấy phép kinh doanh nộp trong hồ sơ xin cấp giấy phép và có giá trị trong suốt thời hạn người kinh doanh được quyền kinh doanh quy định trong giấy phép;

    d) Trường hợp hộ liền kề không có văn bản đồng ý nhưng cũng không phản đối thì được coi là không có ý kiến và phải có văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến. Văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến được hiểu là hộ liền kề không sử dụng quyền quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế."

    Tuy nhiên, nội dung trên đã bị bãi bỏ bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2012/TT-BVHTTDL. Do đó, thời điểm hiện tại kinh doanhkaraoke không cần phải có sự đồng ý của hộ gia đình liền kề.

     

    Theo Khoản 5 Điều 12 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTD:

    "5. Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép quy định tại khoản 2 Điều 32 Quy chế được đo tại phía ngoài cửa sổ và cửa ra vào phòng karaoke."

    Điều 32 Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng: Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke

    Khi hoạt động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

    1. Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2;

    2. Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;

    3. Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định;

    4. Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke;

    5. Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ;

    6. Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;

    7. Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế này;

    8. Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh tại khoản 2 nhưng phài thực hiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này."

    Quy chuẩn về tiếng ồn theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành:

    "2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

    2.1. Các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1.

    Bảng 1 - Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn(theo mức âm tương đương), dBA
    ...
    3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

    3.1. Phương pháp đo tiếng ồn thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:

    Bộ TCVN 7878 Âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, gồm 2 phần:

    - TCVN 7878 - 1:2008 (ISO 1996 - 1:2003) Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương pháp đánh giá.

    - TCVN 7878 - 2:2010 (ISO 1996 - 2:2003) Phần 2: Xác định mức áp suất âm.

    3.2. Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, phương pháp đo tiếng ồn có thể là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền chỉ định."

    Nếu như bên cơ sở kinh doanh karaoke vi phạm về tiếng ồn sẽ bị xử phạt về hành vi theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Như vậy, phòng kinh doanh karaoke gần nhà anh vi phạm về điều kiện kinh doanh karaoke anh có thể gửi đơn đến UBND xã (phường,thị trấn) nơi bạn đang cư trú yêu cầu xử lí hành vi vi phạm này.

     
    8466 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #491818   15/05/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Để kinh doanh ngành nghề Karaoke thì phải có các loại giấy phép sau:

    1. Giấy phép kinh doanh karaoke.

    2. Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.

    3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.

    4. Giấy phép kinh doanh rượu (Nếu bạn kinh doanh rượu trong của hàng Karaoke )

    5. Giấy phép kinh doanh thuốc lá (Nếu bạn kinh doanh thuốc lá trong của hàng Karaoke )

    6. Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm (Nếu bạn kinh doanh đồ ăn trong của hàng Karaoke)

    7.Ngoài ra, bạn còn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

    Điều kiện kinh doanh karaoke và trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke được quy định cụ thể tại Điều 30 và Điều 32 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ, Điều 12 Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009.

    Trong đó Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh như sau:

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

    1. Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh, số phòng, diện tích từng phòng.

    2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý.

    3. Ý kiến bằng văn bản của các hộ liền kề.

    Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493350   01/06/2018

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    Karaoke là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Muốn mở quán karaoke, bạn phải đáp ứng một số điều kiện như sau:

    Thứ nhất, Về Điều kiện kinh doanh karaoke được quy định tại Điều 30 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng và được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL như sau:

    - Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;

    - Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng;Nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa;

    - Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Địa điểm hoạt động karaoke có khoảng các từ 200m trở lênđo theo đường giao thông từ cửa phòng karaoke đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước. Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau.

    - Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    Thứ hai, Về Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke được quy định tại Điều 32Nghị định số 103/2009/NĐ-CP như sau:

    Khi hoạt động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

    - Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2;

    - Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;

    - Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định;

    - Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke;

    - Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ;

    - Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;

    - Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế này;

    - Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh tại khoản 2 nhưng phài thực hiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

    Thứ ba, về Hồ sơ xin phép được quy định tại Điều 13 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDLnhư sau: 

    + Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh (mẫu số 3 và mẫu số 5 ban hành kèm theoThông tư này); 

    + Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý;

    + Văn bản đồng ý của các hộ liền kề hoặc văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến (đối với kinh doanh karaoke). 

    -  Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép:  Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp cấp giấy phép kinh doanh.

    -  Thời hạn:Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

    Về mức thu lệ phí, được quy định tại Điều 3, Thông tư số 156/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường có quy định về mức thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke như sau:

    -  Tại các thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng) và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh thì mức thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke:

    + Từ 01 đến 05 phòng, mức thu lệ phí là 6.000.000 đồng/giấy;

    + Từ 06 phòng trở lên, mức thu lệ phí là 12.000.000 đồng/giấy.

    - Tại khu vực khác (trừ các khu vực quy định trên) mức thu lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke:

    + Từ 01 đến 05 phòng, mức thu lệ phí là 3.000.000 đồng/giấy;

    + Từ 06 phòng trở lên, mức thu lệ phí là 6.000.000 đồng/giấy.

    Như vậy, bạn muốn mở quán karaoke thì cần phải đảm bảo các điều kiện và thủ tục như trên.

     
    Báo quản trị |