Chào bạn, vấn đề bạn thắc mắc cũng đã lâu nhưng chưa có thành viên nào trả lời; không biết bạn đã được tự tìm được câu trả lời hoặc đã nhận được sự tư vấn từ nơi khác hay chưa, nhưng mong là câu trả lời của tôi, dù muộn, nhưng vẫn giúp ích phần nào cho bạn và các thành viên khác. Và vì câu hỏi của bạn cũng đã lâu nên phần gợi ý của tôi sẽ sử dụng quy định của pháp luật hiện hành. Mong bạn lưu ý.
Thứ nhất, về việc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới:
Hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện hoạt động kinh doanh xảy ra thường xuyên và phổ biến. Pháp luật quy định linh họa ,đa dạng về các hương thức hợp tác kinh doanh của các cá nhân , pháp nhân, tổ chức kinh tế. Các bên có thể hợp tác theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới, góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế,…Tùy thuộc vào mục tiêu, phương hướng hoạt động mà các chủ thể lựa chọn hình tức hợp tác phù hợp với mong muốn nguyện vọng của mình. Chính vì vậy công ty bạn hoàn toàn có thể hợp tác với một cá nhân khác mà không phải thành lập pháp nhân mới tùy theo sự thỏa thuận của công ty bạn và cá nhân mong muốn hợp tác. Pháp luật không hạn chế và không bắt buộc khi hợp tác phải thành lập pháp nhân mới.
Thứ hai, Căn cứ pháp lý của việc phân chia doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Như thông tin bạn đã cung cấp, bạn muốn ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân. Hợp đồng hợp tác được quy định tại Mục 8 Bộ Luật Dân sự 2015
Các điều khoản trong hợp đồng hợp tác của bạn về việc phân chia doanh thu, chi phí, lợi nhuận sẽ được quy định cụ thể trong Điều 505 về nội dung hợp đồng hợp tác tại Bộ Luật Dân sự 2015:
” Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6.Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.”
Thứ ba, về các thỏa thuận doanh thu kinh doanh taxi sẽ do cá nhân hưởng hết Công ty được sử dụng khoản tiền do cá nhân bỏ ra góp vốn) Hết thời hạn hợp tác thì cá nhân sẽ được hưởng chiếc xe đó. Nếu công ty bạn và cá nhân có thỏa thuận với nhau về những nội dung này, và được ghi lại trong hợp đồng hợp tác thì sẽ tuân theo thỏa thuận của hai bên. Pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, miễn sao sự thỏa thuận đó trong khuôn khổ và không trái với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý thêm, dù hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân mới nhưng bạn cũng cần đảm bảo các điều kiện về chủ thể kinh doanh. Trong hợp đồng hợp tác nên có sự thỏa thuận rõ đại diện pháp lý cho liên danh hơp tác trong các giao dịch, thỏa thuận chế độ chịu trách nhiệm của các bên và bên thứ ba khi một bên giao kết hợp đồng với bên thứ ba, thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ thuế, hạch toáncác khoản doanh thu thuế và xuất hóa đơn, thỏa thuận về phương thức phân chia kết quả kinh doanh…
Hiện tại, do các thông tin bạn cung cấp còn hạn chế nên tôi chỉ có thể trả lời sơ bộ cho bạn như trên. Để có thể có được câu trả lời chính xác hơn, bạn nên liên hệ trực tiếp với luật sư để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.
Trân trọng!
Chuyên viên tư vấn: Lê Thị Hoài Thu.
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM
M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com
Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.