1. Phòng khiêu vũ trong vũ trường phải có diện tích từ 80m2 trở lên, cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên, đảm bảo các điều kiện về cách âm phòng chống cháy, nổ;
2. Người điều hành hoạt động trực tiếp tại phòng khiêu vũ phải có trình độ trung cấp chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật trở lên;
3. Trang thiết bị, phương tiện hoạt động của phòng khiêu vũ đảm bảo tiêu chuẩn âm thanh, ánh sáng;
4. Phù hợp với quy hoạch về vũ trường của từng địa phương.
Nghị định 103 không quy định một cách cụ thể về điều kiện kinh doanh bar và pháp luật cũng không có quy định nào chỉ cho phép hoặc cấm những đối tượng nhất định kinh doang trong lĩnh vực này. Do đó, có thể hiểu mọi tổ chức, cá nhân (trừ những đối tượng không được phép thành lập doanh nghiêp theo Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp2005) nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh liên quan đến hoạt động của quán bar và có đủ điều kiện đăng ký kinh doanh bar như theo các quy định của pháp luật thì được phép đăng ký kinh doanh hoạt động nhạy cảm này. Cụ thể như sau:
Đối tượng kinh doanh bar phải thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phê duyệt quy hoạch kinh doanh vũ trường, karaoke theo quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ và Chỉ thị17/2005/CT-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường.
Được Sở Văn hóa - Thông tin sở tại cấp giấy phép kinh doanh (điều 31 NĐ 11/2006). Phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Điều 4 Nghị định số08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Khi kinh doanh quán bar có sử dụng các loại rượu ngoại, rượu mạnh hay thuốc lá…thì buộc chủ cơ sở kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh các mặt hàng này cũng như phải nộp đầy đủ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế GTGT…, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Trường hợp có phục vụ về thực phẩm, đồ ăn thức uống cho khách cũng cần phải có giấy chứng nhận về sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, cơ sở kinh doanh bar còn phải tuân thủ về thời gian hoạt động được quy định tại Nghị định 103 “ Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng”, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 “Quầy bar trong các cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 3 sao trở lên hoặc hạng cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 2 giờ sáng”.
Kinh doanh bar có sử dụng nhân viên nam, nữ thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về lao động: không sử dụng lao động dưới 18 tuổi, ký hợp đồng lao động hợp pháp...
Cùng với sự hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế, kinh doanh bar đang trở thành một loại hình kinh doanh đang ngày càng được ưa chuộng, bởi lợi nhuận khủng của hình thức kinh doanh này cũng như lối sống hưởng thụ của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, một phần do thiếu hiểu biết, một phần cố tình đi lệch để trốn tránh các nghĩa vụ tài chính. Do đó, cần tạo ra khung pháp lý nhất định để kinh doanh bar dần đi vào thực tế cuộc sống một cách tích cực hơn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử phát nghiêm minh. Bên cạnh đó người kinh doanh cũng cần trang bị cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết, tuân thủ các điều kiện do pháp luật quy định để không xảy ra tình trạng lúc nào kiểm tra cũng phát hiện hàng loạt sai phạm như ở một số quán bar trên địa bàn thành phố trong thời gian qua
Sinh Viên Luật Hồ Chí Minh