Điều kiện kết hôn

Chủ đề   RSS   
  • #27701 22/10/2009

    emvannhungayxua
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2009
    Tổng số bài viết (147)
    Số điểm: 2241
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 60 lần


    Điều kiện kết hôn

    Cho mình hỏi;

    1) Tại sao pháp luật lại quy định các điều kiện kết hôn?

    2) Vai trò của yếu tố ý chí các chủ thể trong việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình?

    ĐT: 0972765126

    Gmail: phuongdunglaw@gmail.com

    Yahoo: aotrangsantruong_1011

     
    31202 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #27702   21/10/2009

    phapquyen
    phapquyen

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2009
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Điều kiện kết hôn

    Nếu pháp luật không quy định các điều kiện để được kết hôn thì xã hội này sẽ loạn mất. Nếu pháp luật không quy định chắc anh lấy vợ từ năm 12 tuổi rồi.

    CÔNG TY LUẬT TNHH THÀNH LUẬT SƯ

    HOTLINE: 0914307992

     
    Báo quản trị |  
  • #27703   21/10/2009

    emvannhungayxua
    emvannhungayxua
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2009
    Tổng số bài viết (147)
    Số điểm: 2241
    Cảm ơn: 40
    Được cảm ơn 60 lần


    Hì...Anh nói đúng rùi. thank`s anh nha! nhưng thưa anh phapquyen là em biết rất rõ điều đó, nhưng em muốn hỏi ý nghĩa về mặt pháp luật anh ah.
    Cập nhật bởi emvannhungayxua vào lúc 21/10/2009 21:27:49

    ĐT: 0972765126

    Gmail: phuongdunglaw@gmail.com

    Yahoo: aotrangsantruong_1011

     
    Báo quản trị |  
  • #27704   23/10/2009

    phuchungld26
    phuchungld26

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:06/02/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quy định điều kiện kết hôn là để đảm bảo các điều kiện như về độ tuổi  để đảm bảo về mặt sức khỏe, quy định phải có xác nhận là chưa lập gia đình để đảm bảo điều kiện một vợ một chồng….



     
    Báo quản trị |  
  • #27705   22/10/2009

    hongnguyenthuy
    hongnguyenthuy
    Top 500
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2009
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 310
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    1. Ý nghĩa về mặt pháp luật trước tiên là để đảm bảo cơ sở hôn nhân bạn ạ.

    Quy định về độ tuổi nhằm đảm bảo về mặt sức khỏe, nhận thức,xã hội cũng như khả năng kinh tế có thể gánh vác trách nhiệm gia đình,nuôi dạy con cho tốt....

    2. Yếu tố ý chí đóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh, thay đổi cũng như chấm dứt quan hệ hôn nhân vì luật HNGD có nhắc đến yếu tố tự nguyện của các bên. các hành vi lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép, ngăn cấm kết hôn đều là hành vi trái pháp luật.

    Đây cũng là 1 trong các điều kiện cần để kết hôn....Híc, nói một hồi khát nước quá, bạn tham khảo nha, mình đi uống ly nước đây.

    May là nhà mình có luật HNGD, chứ ko thì chắc anh tảo hôn sớm lắm, hehe. ?

     
    Báo quản trị |  
  • #17270   08/11/2008

    sunfire
    sunfire

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 28
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bộ luật Hồng Đức!

    Ai giúp e chỉ ra những qui định đặc sắc trong Hôn nhân và gia đình trong bộ Luật Hông đức?Hay là Quốc triều Hình luật
     
    Báo quản trị |  
  • #17271   22/10/2008

    yuki_law
    yuki_law

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ấy vào thư viện trường mình ấy, tớ thấy có tài liệu về câu này mà. Làm bt cuối kì à, Tớ cũng đang làm câu này đấy

    Cứ đi rồi sẽ đến...0_0

     
    Báo quản trị |  
  • #17272   08/11/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Các quy định trong hôn nhân-gia đình

    • 5.1 Hôn nhân
      • 5.1.1 Kết hôn
      • 5.1.2 Chấm dứt hôn nhân
    • 5.2 Quan hệ gia đình

    Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là: hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng. Nó thể hiện lễ nghĩa Nho giáo, trật tự xã hội-gia đình phong kiến, tuy nhiên vẫn có một số điểm tiến bộ.

    Hôn nhân

    Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như kết hôn, chấm dứt hôn nhân (do chết hoặc ly hôn).

    Kết hôn

    Trong quan hệ kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là: có sự đồng ý của cha mẹ (điều 314), không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (điều 319), cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa của thày (điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338, 339. Tuy nhiên, luật Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn, mặc dù trong Thiên Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức hôn giá) có viết: "Con trai 18 tuổi, con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn", có lẽ là do đã tồn tại một văn bản khác cùng thời quy định về điều này. Luật Hồng Đức cũng quy định về hình thức và thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn (các điều 314, 315, 322). Lưu ý là luật Hồng Đức cho thấy cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hôn. Ví dụ điều 315 quy định: Gả con gái đã nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng...Còn người con gái phải gả cho người hỏi trước. Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến khi thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn.

    Chấm dứt hôn nhân

    Luật Hồng Đức quy định các trường hợp chấm dứt hôn nhân là: một trong người đã chết, ly hôn.

    Về trường hợp chấm dứt hôn nhân do một trong hai người đã chết cần lưu ý là quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt ngay nếu người chết là vợ, còn nếu là chồng chết thì nó chỉ chấm dứt sau khi mãn tang. Quy định này được đặt ra một cách gián tiếp trong các điều 2 và 320.

    Về trường hợp ly hôn có ba nhóm sau:

    1. Buộc phải ly hôn (các điều 317, 318, 323, 324, 334) do hôn nhân đã vi phạm các quy định cấm kết hôn.
    2. Ly hôn do lỗi của người vợ: Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như: không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp.
    3. Ly hôn do lỗi của người chồng: Các điều 308 / 333 quy định người vợ có quyền trình quan xin ly hôn khi: chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (có quan xã làm chứng), trừ khi chồng có việc phải đi xa hay nếu con rể lấy điều thị phi mắng nhiếc cha mẹ vợ.

    Quan hệ gia đình

    Trong lĩnh vực quan hệ gia đình, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thân thuộc khác (vợ cả-vợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹ-con nuôi, vai trò của người tôn trưởng tức trưởng họ).

    • Quan hệ vợ-chồng: Phong tục tập quán và lễ nghĩa Nho giáo đã điều chỉnh quan hệ vợ-chồng, tuy nhiên luật Hồng Đức cũng có các quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ nhân thân như: Nghĩa vụ phải chung sống tại một nơi và phải có trách nhiệm với nhau (các điều 321 và 308, 309), không được ngược đãi vợ (điều 482), nghĩa vụ chung thủy (điều 401, 405), nghĩa vụ để tang nhau (các điều 2, 7).
    • Quan hệ cha mẹ-con cái: Đề cập tới các nghĩa vụ và quyền nhân thân của con cái, bao gồm: nghĩa vụ phải vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà (khoản 7 điều 2), nghĩa vụ chịu tội roi, trượng thay cho ông bà, cha mẹ (điều 38), nghĩa vụ không được kiện cáo ông bà-cha mẹ (điều 511), nghĩa vụ che dấu tội cho ông bà, cha mẹ (các điều 9, 504), ngoại trừ trường hợp cha mẹ hay ông bà phạm các tội mưu phản, mưu đại nghịch, cha mẹ nuôi giết con đẻ hay mẹ đẻ-mẹ kế giết cha thì được phép tố cáo và nghĩa vụ để tang ông bà-cha mẹ (điều 2).
    • Quan hệ nhân thân khác: Đề cập tới quan hệ giữa vợ cả-vợ lẽ (các điều 309, 481, 483, 484) và nhà chồng, anh-chị-em (các điều 487, 512), nuôi con nuôi (các điều 380, 381, 506) và vai trò của người trưởng họ (điều 35).

    Trong quan hệ vợ cả-vợ lẽ thì ngoài các quy định về các nghĩa vụ của họ với chồng và nhà chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn. Về quan hệ anh-chị-em thì người anh trưởng có quyền và nghĩa vụ đối với các em, nhất là khi cha mẹ đã chết, đồng thời cũng bảo vệ sự hòa thuận trong gia đình (phạt nặng đánh lộn, kiện cáo nhau). Việc nhận nuôi con nuôi phải được lập thành văn bản và phải đối xử như con đẻ cũng như ngược lại, con nuôi phải có nghĩa vụ như con đẻ đối với cha mẹ nuôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #16338   09/02/2009

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Quan hệ vợ chồng trong cuộc sống hôn nhân

    Theo Luật HN-GĐ 2000 thì vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi li hôn (nếu vì đời sống chung dẫn đến tình trạng không tự nuôi sống mình được khi li hôn).   

    Vậy nếu còn trong hôn nhân mà người vợ hoặc người chồng không có khả năng nuôi sống mình phải phụ thuộc vào người còn lại thì người còn lại đó có nghĩa vụ nuôi dưỡng hay cung cấp chi phí cho người phụ thuộc này hay không?Luật có bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ này không hay là do tự nguyện bản thân?

    Vậy nếu Luật không bắt buộc thì liệu đây có phải thiếu xót của Luật không?
    Mình không hiểu cho lắm, mong mọi người có ý kiến nhé 
     
    Báo quản trị |  
  • #16339   07/02/2009

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Sao không ai tham gia thế nhỉ? Hay mình để chủ đề không đúng chuyên mục nhỉ?
     
    Báo quản trị |  
  • #16340   08/02/2009

    ququica
    ququica

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2008
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có chuyện này không nhỉ?

    Theo mình nghĩ luật không cần đề cập đến trường hợp bạn đã nêu. Vì trường hợp bạn nêu việc trợ cấp (chu cấp) là việc đương nhiên.

     Nếu không e rằng "người còn lại" sẽ vi phạm một "tội nào đó nghiêm trọng hơn". Bạn thử nghĩ đến một ví dụ nào đó xem?
     
    Báo quản trị |  
  • #16341   08/02/2009

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Vấn đề là ở tình nghĩa vợ chồng.

    Theo mình nghĩ nghĩa vụ cấp dưỡng trong thời kỳ hôn nhân là nghĩa vụ đương nhiên. Trong khi hôn nhân còn tồn tại, tức là giữa vợ và chồng vẫn còn tình nghĩa thì việc chu cấp  cho người còn lại không cần luật buộc họ phải làm mà họ tự nhận thấy đó là nghĩa vụ.

    Còn khi nào hai người đã li hôn mà một người cần phải được cấp dưỡng (
    vì đời sống chung dẫn đến tình trạng không tự nuôi sống mình được khi li hôn).Lúc này dường như hai người không còn tình cảm vợ chồng nên nhìn mặt nhau còn khó huống chi là phải thực hiện việc cấp dưỡng.

    Do đó, Luật buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ này. Theo mình Luật không có gì là thiếu sót cả.

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #16342   08/02/2009

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Vậy nếu như thế thì khi một người không chu cấp cho người còn lại trong quá trình hôn nhân thì vẫn không vi phạm Luật pháp. Và nếu như thế thì có dảm bảo quyền lợi được không nhỉ?

    Giả sử trường hợp: mỘt cô gái có chồng rồi muốn đi học nhưng không có tiền riêng hỏi xin chồng mình thì liệu anh chồng có nghĩa vụ cho hay không?.Đặt trường hợp nếu anh ta không cho tiền cô vợ học thì có thể gây thiệt hại cho cô vợ chẳng hạn
     
    Báo quản trị |  
  • #16343   08/02/2009

    trathainguyen
    trathainguyen
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2008
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 989
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Như tớ đã nói ở trên, vấn đề là ở tình cảm của hai người.

    Nếu người chồng thực sự yêu vợ và muốn vợ mình được học hành mở mang kiến thức thì anh ta sẽ chu cấp cho vợ học. Còn nếu không thì....đành chịu thui.

    http://www.sungroup.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #16344   09/02/2009

    cerano
    cerano
    Top 200
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2008
    Tổng số bài viết (400)
    Số điểm: 500
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Đấy!!! Đây chính là vấn đề cerano quan tâm. tại sao chỉ khi li hôn, vợ hoặc chồng (mà thường thấy là vơ) mới được đảm bảo quyền lợi được cấp dưỡng còn trong hôn nhân cũng cần mà lại không được pháp luật quan tâm?

    Nếu vấn đề này được quan tâm thì chẳng phải mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp hơn, gia đình phát triển tất đất nước phát triển theo. Và li hôn sẽ giảm (vì dù li hôn hay không cũng phải đảm bảo cấp dưỡng, huống chi li hôn còn bị chia tài sản => sống chung vẫn lợi hơn 
     
    Báo quản trị |  
  • #16345   09/02/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Cerano à, nếu trong hôn nhân mà đem luật ra bắt buộc này nọ, thì có phải là đã phạm vào đời sống riêng tư, cá nhân của con người rồi sao.

    Pháp luật thì rất tốt nhưng cũng phải để cho người ta quyết định đời sống riêng tư của họ chứ, bên đây cũng vậy thôi. Chỉ có cha mẹ phả có nghĩa vụ đối với con cái thôi (-18 tuổi theo khả năng, không thì nhà nước nuôi), vợ chồng thì không.

    Tôi nghĩ không phải bảo đảm quyền lợi về cung cấp trong hôn nhân thì sẽ không có chuyện ly dị. Vì nếu một khi đã ly dị, thì phải có cái gì đó mà trong gia đình không giải quyết được mới dẫn đến ly hôn và sau ly hôn thì như trathainguyen đã viết rồi đấy, nên phải có luật pháp can thiệp.
     
    Báo quản trị |  
  • #23823   02/11/2008

    yennguyen_1402
    yennguyen_1402

    Sơ sinh

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quan hệ cấp dưỡng và quan hệ nuôi dưỡng trong hôn nhân có gì giống và khác nhau?

    Quan hệ cấp dưỡng và quan hệ nuôi dưỡng trong hôn nhân có gì giống và khác nhau?
     
    Báo quản trị |  
  • #23824   09/06/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Cấp dưỡng và nuôi dưỡng ?

    Vấn đề bạn hỏi, để trả lời cho thật đầy đủ e sẽ rất dài dòng.

    Bạn có thể tìm đọc Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 09/6/2000 để rõ hơn, tôi gợi mở cho bạn một điểm rằng: c
    ấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #23825   10/06/2008

    ducbao
    ducbao
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2008
    Tổng số bài viết (169)
    Số điểm: 5855
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Nếu bạn yennguyen_1402 hiện đang là sinh viên thì tốt nhất bạn nên tự nghiên cứu, tìm hiểu nhé!
     
    Báo quản trị |  
  • #23826   05/08/2008

    thuydoan
    thuydoan



    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 1680
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cám ơn các bạn nhiều
     
    Báo quản trị |  
  • #23827   29/10/2008

    maicoi
    maicoi

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đúng là mình lười thật muốn lên mạng tìm sẵn cho nhanh nhưng các chuyên gia cũng rất nghệ thuật đấy chứ!

    Cảm ơn mọi người.
     
    Báo quản trị |