Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi đã nhận chế độ ốm đau?

Chủ đề   RSS   
  • #549437 18/06/2020

    bvttc

    Sơ sinh


    Tham gia:20/10/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi đã nhận chế độ ốm đau?

    Công ty có NLĐ bị tai nạn giao thông trên tuyến đường hợp lý và trong khoảng thời gian họp lý. Người lao động nghỉ việc 1 tháng và hưởng chế độ ốm đau của BHXH. Sau khi điều trị phục hồi, NLĐ đi giám định thương tật với mức tổn thương 20%. Công ty đã làm hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn gửi cho cơ quan BHXH. Tuy nhiên sau khi xem xét, BHXH yêu cầu hoàn trả lại số tiền hưởng chế độ ốm đau thì mới được trợ cấp tai nạn. Xin hỏi, BHXH làm như vậy có đúng không?

     
    3726 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn bvttc vì bài viết hữu ích
    admin (19/06/2020) ThanhLongLS (19/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #549468   18/06/2020

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Trường hợp tai nạn lao động khi đang làm việc thì người lao động được hưởng những chế độ sau:

    Người lao động được người sử dụng lao động trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết và không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian bạn đang điều trị và được công ty cùng với cơ quan bảo hiểm thanh toán các chi phí điều trị.

    Điều 144 Bộ luật lao động năm 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

    “1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

    Theo quy định này, công ty sẽ cùng với tổ chức bảo hiểm chi trả những khoản chi phí trong danh mục do bảo hiểm ý tế chi trả. Và chi trả những khoản chi phí trong quá trình điều trị của người lao động không nằm trong danh mục bảo hiểm chi trả.

    Ngoài ra, trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị chấn thương người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ lương theo hợp đồng lao động đã giao kết và không được đơn phương châm dứt hợp đồng trong thời gian người lao động đang điều trị.

    Do bạn đã tham gia bảo hiểm nên bạn được hưởng quyền lợi theo điều 145 Bộ luật lao động năm  2012: “Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội”.

    Theo quy định cần phải xác định chính xác tỷ lệ (%) suy giảm khả năng lao động để xác định chính xác mức tiền trợ cấp hàng tháng  cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả cho trường hợp của người lao động. Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng, còn trường hợp của người lao động chỉ bị suy giảm khả năng lao động từ 20% như bạn nêu thì không được trợ cấp hàng tháng này.

    Ngoài ra, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người lao động thì áp dụng quy định tại khoản 4 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012: “ Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.

    Nếu trong biên bản ghi nhận tai nạn xảy ra không phải do lỗi của người lao động thì áp dụng khoản 3 điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 :

    “Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.”

    Như vậy, trường hợp tai nạn lao động của người lao động thì họ sẽ được hưởng quyền lợi sau: được  công ty cùng với tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả các khoản điều trị do tai nạn lao động; trong thời gian điều trị đó công ty vẫn phải trả lương đầy đủ theo tháng cho bạn; bạn sẽ được tổ chức bảo hiểm trợ cấp hàng tháng với mức hỗ trợ cụ tính theo mức suy giảm sức lao động và mức lương hàng tháng của bạn trước đó. Việc BHXH yêu cầu hoàn trả lại số tiền hưởng chế độ ốm đau thì mới được trợ cấp tai nạn là không đúng với quy định ở trên.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/06/2020) admin (19/06/2020) bvttc (22/06/2020)
  • #549472   19/06/2020

    bvttc
    bvttc

    Sơ sinh


    Tham gia:20/10/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    Vì do đây là tai nạn giao thông trên tuyến đường và thời gian hợp lý, nên cán cứ theo Công văn  4364-LDTBXH-ATLD của Bộ lao động thì công ty không trả lương cho nguoif lao động trong trường hợp này. Vấn đề ở đây công ty muốn hỏi là việc BHXH yêu cầu phải hoàn trả lại chế độ ốm đau (do đã lãnh trước đay khi điều trị tai nạn giao thông) thì mới thanh toán trợ cấp TNLĐ là đúng hay sai?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bvttc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/06/2020)
  • #549639   22/06/2020

    về nguyên tắc bảo hiểm chỉ thanh toán 1 lần cho 1 rủi ro, người lao động đã được hưởng bảo hiểm ốm đau thì không được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động cho cùng 01 rủi ro đã xảy ra. BHXH yêu cầu vậy là đúng rồi đó bạn, về quyền lợi thì mức chi tra cho tai nạn lao động cao hơn so với mức chi trả cho chế độ ốm đau. Người lao động phải báo cáo và lựa chọn ngay từ đầu để công ty làm thủ tục giải quyết để tránh phải điều chỉnh, rắc rối.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn pham_minhhieu2000 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/06/2020) bvttc (22/06/2020)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;