Điều kiện hoạt động hợp pháp của tổ chức tôn giáo

Chủ đề   RSS   
  • #490908 03/05/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Điều kiện hoạt động hợp pháp của tổ chức tôn giáo

    Thời gian rồi sự xuất hiện của Hội thánh đức chúa trời làm khuynh đảo tâm lý cộng đồng bởi sức ảnh hưởng và những hậu quả đang tiềm tàng, đến đây nhìn nhận lại những vấn đề pháp lý mà pháp luật đã điều chỉnh về quyền được gọi là “tự do tín ngưỡng, tôn giáo”

    * Điều 18 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về điều kiện để tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo

    Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    - Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi;

    - Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật;

    - Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc;

    - Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

    - Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở;

    - Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.

    * Về điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

    Tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    - Có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo;

    - Có địa điểm hợp pháp để đặt cơ sở đào tạo;

    - Có chương trình, nội dung đào tạo; có môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo;

    - Có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.

    * Chế tài xử lý vi phạm

    - Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường (Điều 64). Được cụ thể như sau:

    + Phạt tiền đến 30.000.000 đồng nếu vi phạm quy định về lĩnh vực tôn giáo theo quy định tại điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

    + BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về các tội phạm trong tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

    - Hành vi gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội sẽ bị quy vào Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116)

    - Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác có thể bị phạt tù đến 3 năm (Điều 164)

    - Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nếu người nào lợi dụng các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. (Điều 331)

    * Xử lý vi phạm với cán bộ, công chức

    Điều 65 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định:

    Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm sau đây:

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

    - Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;

    - Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

    Trên đây là những nội dung cần thiết liên quan đến việc hoạt động của các cơ sở tôn giáo, qua đó xét lại thực tiễn đang có vấn đề gì mà những tổ chức tự xưng là tôn giáo vẫn ngang nhiên tồn tại mặc dù không được phép như vậy?

     
    3158 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận