Điều kiện được cấp phép thành lập và hoạt động của DN bảo hiểm năm 2022

Chủ đề   RSS   
  • #582166 30/03/2022

    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Điều kiện được cấp phép thành lập và hoạt động của DN bảo hiểm năm 2022

    Kinh doanh bảo hiểm là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép thành lập và hoạt động khi đã đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định sau đây:

    Căn cứ Điều 6 và Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 151/2018/NĐ-CP, điều kiện được cấp phép hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

    Thứ nhất, điều kiện chung đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:

    - Phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;

    - Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

    - Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

    - Tổ chức tham gia góp vốn là DN bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật.

    Thứ hai, điều kiện thành lập doanh nghiệp

    Lưu ý: Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập theo một trong hai loại hình sau:

    - Công ty TNHH bảo hiểm;

    - Công ty cổ phẩn bảo hiểm.

    Trường hợp 1: Thành lập công ty TNHH bảo hiểm

    Thành viên tham gia góp vốn thành lập phải là tổ chức.

    - Đối với tổ chức nước ngoài:

    + Là DN bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của DN bảo hiểm nước ngoài được chính DN này ủy quyền để góp vốn thành lập DN bảo hiểm tại Việt Nam;

    + Có ít nhất 7 năm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;

    + Tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

    + Không vi phạm nghiêm trọng pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

    - Đối với tổ chức Việt Nam: Tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

    Trường hợp 2: Thành lập công ty cổ phần bảo hiểm

    - Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện như đối với tổ chức thành lập công ty TNHH bảo hiểm (nêu trên);

    - 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của CTCP bảo hiểm dự kiến được thành lập.

     
    459 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #582315   30/03/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Điều kiện được cấp phép thành lập và hoạt động của DN bảo hiểm năm 2022

    Cảm ơn bài viết của bạn, 

    Thông tin từ bài viết giúp các cá nhân, tổ chức nếu muốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nắm rõ các quy định và điều kiện của pháp luật  chuẩn bị hồ sơ đầy đủ chính xác và thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, cũng như khi doanh nghiêp đã bảo các điều kiện cụ thể để đăng ký thành lập vơi cơ quan Nhà nước thì việc hoạt động của doanh nghiệp sau này cũng tốt hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #583707   30/04/2022

    Điều kiện được cấp phép thành lập và hoạt động của DN bảo hiểm năm 2022

    Cám ơn bạn những thông tin hữu ích cung cấp về điều kiện được cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

    Các mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định tại Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

    1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

    a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;

    b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;

    c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.

    2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

    a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;

    b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;

    c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

    3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.

    4. Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:

    a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;

    b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;

    c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.

    5. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:

    a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;

    b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;

    c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.

    6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:

    a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;

    b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #584504   29/05/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã không ngừng phát triển các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại kinh tế, gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm công cộng. Thị trường bảo hiểm đã đóng vai trò tốt trong việc hỗ trợ kinh tế phát triển, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Những ai có ý định thành lập doanh nghiệp bảo hiểm thì trước hết nên tìm hiểu quy định của pháp luật về lĩnh vực này vì các doanh nghiệp bảo hiểm cũng tồn tại rất nhiều rủi ro.

     
    Báo quản trị |