Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định hiện hành

Chủ đề   RSS   
  • #616869 27/09/2024

    nitrum01
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (333)
    Số điểm: 2730
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 46 lần


    Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định hiện hành

    Cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi được gọi chung là cảng biển. Theo quy định pháp luật việc kinh doanh khai thác cảng biển là ngành nghề có điều kiện, do đó khi tiến hành khai thác, kinh doanh cảng bieẻn phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định.

    Nguyên tắc kinh doanh khai thác cảng biển

    Kinh doanh khai thác cảng biển là hoạt động trực tiếp khai thác cảng biển, khi tiến hành kinh doanh khai thác phải đáp ứng được các quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2017/NĐ-CP, cụ thể:

    - Doanh nghiệp cảng chỉ được kinh doanh khai thác cảng biển khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định tại Nghị định này.

    - Doanh nghiệp cảng phải kinh doanh khai thác cảng biển theo đúng mục đích và công năng của cảng biển đã được công bố.

    - Doanh nghiệp cảng phải duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong thời gian kinh doanh khai thác cảng biển.

    Điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển

    + Về điều kiện của doanh nghiệp được quy định tại Điều 5 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu:

    - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    - Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn theo quy định của pháp luật, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

    + Về điều kiện tổ chức bộ máy và nhân lực được quy định tại Điều 6 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu:

    - Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định.

    - Điều kiện về nhân lực: Cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code).

    + Về điều kiện cơ sử vật chất, trang thiết bị được quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu:

    - Có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển; trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi.”

    - Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.

    + Về điều kiện bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 9 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu:

    Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, các doanh nghiệp cảng có trách nhiệm thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển quy định đề cập trên và các quy định khác có liên quan của pháp luật; duy trì các điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

     
    55 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận