Điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #483652 29/01/2018

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp

    Thỉnh thoảng, có bạn đặt câu hỏi với mình, làm sao để biết di chúc đó có hợp pháp hay không? Nhiều bạn hỏi, nên nhân tiện đây, mình giải đáp cho tất cả những ai đang thắc mắc.

    Theo Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, di chúc được xem là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    Điểm khác biệt lớn nhất của Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật dân sự 2005 về điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp, đó chính là “…nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật…” và “…nội dung di chúc không trái pháp luật…”

    Về bản chất và cách áp dụng đối với quy định này là hoàn toàn khác nhau, và trên thực tế, để xem nội dung của di chúc đó có vi phạm điều cấm của luật dễ dàng hơn so với xem nội dung đó có trái pháp luật hay không.

    Tạm gác qua sự khác biệt nói trên, mà nói rõ về từng điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp nêu trên.

    Thứ nhất, về năng lực chủ thể của người lập di chúc

    - Phải là người thành niên (tức từ đủ 18 tuổi trở lên)

    - Đang trong tình trạng minh mẫn, sáng suốt khi thực hiện lập di chúc (nghĩa là đây không phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi)

    Đặc biệt là khi lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép.

    Thứ hai, về nội dung của di chúc

    - Di chúc phải bao gồm các nội dung chính yếu sau:

    + Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    + Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    + Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    + Di sản để lại và nơi có di sản.

    Ngoài các nội dung trên, di chúc có thể có các nội dung khác.

    Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

    Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

    Lưu ý: Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    Thực tế, để xác định nội dung của di chúc đó có vi phạm điều cấm của luật không dễ hơn so với việc xác định nội dung di chúc đó có trái với đạo đức xã hội không, vì việc xác định trái đạo đức xã hội thiên về ý kiến chủ quan, cảm nhận của người đưa ra phán xét.

    Thứ ba, về hình thức của di chúc

    Có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng

    - Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng; di chúc bằng văn bản có chứng thực.

    - Di chúc bằng miệng được dùng khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.

    Lưu ý: Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 29/01/2018 03:01:09 CH
     
    19247 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    giangmoom (28/03/2018) admin (31/01/2018) JerryMice (31/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #483820   31/01/2018

    Trong quá trình làm việc mình còn bắt gặp nhiều trường hợp oái ăm.

    Có trường hợp di chúc được lập từ năm 1976, được Ủy ban nhân dân cách mạng ký xác thực và đóng dấu, nhưng đến tận năm 2013 thì người lập di chúc mới chết và phát sinh mở thừa kế.

    Khoan nói về tính trung thực của di chúc, tại thời điểm 1976 chưa có văn bản luật nào điều chỉnh về quan hệ dân sự thừa kế, theo như mình tìm hiểu thì tại thời điểm này chỉ có sắc lệnh 90 của Chủ tịch HCM từ năm 1946 điều chỉnh, và nội dung sắc lệnh này lại quy định cho phép tạm thời áp dụng các Dân luật Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ đối với từng vùng miền. Và cũng không thể tìm thấy nguồn về các bộ luật này.

    Hiện cũng chưa thấy quy định hướng dẫn xử lý với trường hợp di chúc lập từ trước khi có quy định đầu tiên về thừa kế nhưng đến hiện tại mời mở thừa kế.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn tuphapq11 vì bài viết hữu ích
    JerryMice (31/01/2018) nguyenanh1292 (03/02/2018) everwin (26/07/2018)
  • #484328   03/02/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Thực ra về di chúc chưa nói về các vấn đề khác, chỉ nói về hình thức của di chúc đã rất nhiều rồi. Với di chúc có người làm chứng chứng thực lập tại phòng công chứng thì không nói, nhưng di chúc làm bằng văn bản không có người làm chứng vậy làm sao để chứng minh được di chúc đó do người lập di chúc tự nguyện, không bị ép buộc? Em rất thắc mắc về vấn đề này, trong khi hiệu lực và giá trị thực hiện của các di chúc này là giống nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #484337   03/02/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

     

    nguyenanh1292 viết:

     

    .............................................................................................

    Thứ nhất, về năng lực chủ thể của người lập di chúc

    - Phải là người thành niên (tức từ đủ 18 tuổi trở lên)

    ............................................................................................

     

     

    Ý kiến này của bạn chưa chính xác vì khoản 2 điều 625 BLDS 2015 có qui định : "Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.".

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (03/02/2018)
  • #484339   03/02/2018

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    TranTamDuc.1973 viết:

     

    nguyenanh1292 viết:

     

    .............................................................................................

    Thứ nhất, về năng lực chủ thể của người lập di chúc

    - Phải là người thành niên (tức từ đủ 18 tuổi trở lên)

    ............................................................................................

     

     

    Ý kiến này của bạn chưa chính xác vì khoản 2 điều 625 BLDS 2015 có qui định : "Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.".

    Trân trọng.

    Chào bạn TranTamDuc.1973, cám ơn bạn góp ý, lúc đầu khi viết mình cũng có xem trường hợp này, nhưng thấy về quyền của chủ thể khi lập di chúc trong trường hợp này chưa được hoàn thiện, tức không thể tự quyết 100%, mà phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ nên mình không đưa vào bài viết. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (03/02/2018)
  • #484355   03/02/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    nguyenanh1292 viết:

    Chào bạn TranTamDuc.1973, cám ơn bạn góp ý, lúc đầu khi viết mình cũng có xem trường hợp này, nhưng thấy về quyền của chủ thể khi lập di chúc trong trường hợp này chưa được hoàn thiện, tức không thể tự quyết 100%, mà phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ nên mình không đưa vào bài viết. 

    Dù "chưa được hoàn thiện" nhưng đó là những trường hợp biệt lệ do pháp luật qui định, hoàn toàn có thể áp dụng và xảy ra ngoài thực tiễn xã hội, vì vậy bạn nên đưa vào danh sách chủ thể. Viết như bạn hiện tại, người đọc chỉ mỗi 1 cách hiểu là phải đủ 18 tuổi trở lên mới được lập di chúc mà như vậy rõ ràng là chưa tuyên truyền đúng tinh thần Luật.

    Ví dụ cậu bé A (16 tuổi) được ông Nội cho tặng 1 căn nhà, chẳng may cậu bị bệnh nan y và chắc chắn là không qua khỏi, cậu muốn lập di chúc để lại căn nhà cho ai đó, cha mẹ cậu cũng đồng ý về việc này nhưng lên Dân luật đọc bài viết của bạn họ cứ tưởng là cậu bé A không được lập Di chúc vì chưa đủ 18 tuổi. Hậu quả khác hẳn qui định của Luật đúng không bạn ?

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (05/02/2018)
  • #488082   28/03/2018

    safetystore
    safetystore

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Nếu không có di chúc thì tài sản của người đã khuất được chia đều cho các con có đúng không các a/c

     

    Chuyên cung cấp các dịch vụ lắp đặt camera - camera an ninh - camera phone báo giá camera

     
    Báo quản trị |  
  • #493006   31/05/2018

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    safetystore viết:

    Nếu không có di chúc thì tài sản của người đã khuất được chia đều cho các con có đúng không các a/c

     

    [quote=safetystore]

    Nếu không có di chúc thì tài sản của người đã khuất được chia đều cho các con có đúng không các a/c

     

    Chào bạn!

    Thắc mắc của bạn Luật Gia Phát xin được giải đáp như sau:

    Trong trường hợp người để lại tài sản mất và không có di chúc thì tài sản của người đã mất được chia thừa kế theo pháp luật, việc chia thừa kế theo pháp luật được xác định theo hàng thừa kế gồm:

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

    Tài sản của người đã mất sẽ được chia đều cho tất cả những người trong hàng thừa kế thứ nhất, nếu hàng thừa kế thứ nhất không có ai thì sẽ chuyển đên hàng thừa kế sau.

    Trân trọng!.

     
    Báo quản trị |  
  • #488086   28/03/2018

    Hangnhimd9
    Hangnhimd9

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2017
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 7 lần


    Nếu không có di chúc thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật nhé bạn.

     

     
    Báo quản trị |