Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản

Chủ đề   RSS   
  • #589394 07/08/2022

    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản

    Thứ nhất, Điều kiện của bất động sản được đưa vào kinh doanh. Tại khoản 2 Điều 9 Luât kinh doanh bất động sản 2014 quy định:

    Điều 9. Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh

    2. Các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    b) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

    Như vậy, điều kiện để quyền sử dụng đất được phép kinh doanh trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản bao gồm: có giấy chứng nhận; không có tranh chấp; không bị kê biên và trong thời gian sử dụng đất. Trong đó, điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Thứ hai, Về yêu cầu đối với dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh. Theo Điều 12 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định như sau:

     “Điều 12. Yêu cầu đối với dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh

    1. Dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn và phải theo kế hoạch thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Trình tự, thủ tục đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, đô thị, nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    3. Dự án đầu tư bất động sản phải được thi công đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng.”

    Thứ ba, Phải hoản thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án. Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án. Bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có).

    Thứ tư, Đối với người nhận chuyển nhượng.

    - Phải có ngành nghề kinh doanh phù hợp. Nếu chưa đáp ứng được điều kiện này, người nhận chuyển nhượng sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh.

    - Có năng lực tài chính để đảm bảo đảm việc sử dụng đất theo đúng tiến độ của dự án đầu tư.

    - Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư.

    - Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.

     
    944 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaann vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589406   08/08/2022

    Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Giữa pháp luật đầu tư và pháp luật kinh doanh bất động sản hiện hành đang có những quy định chưa thống nhất làm cho các cơ quan thực thi pháp luật và các doanh nghiệp “bối rối” nếu chuyển nhượng dự án đầu tư. Ví dụ, Luật kinh doanh Bất động sản 2014 quy định về chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư thì yêu cầu về trình tự, thủ tục là phải có chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì hai bên mới được ký hợp đồng chuyển nhượng; trong khi đó, Luật Đầu tư năm 2020 lại quy định phải có hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư trong hồ sơ xin chấp thuận chuyển nhượng dự án đầu tư gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - nghĩa là hợp đồng chuyển nhượng một phần hay toàn bộ dự án đầu tư được coi là một thành phần trong bộ hồ sơ xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được xem xét đồng thời với việc xem xét chấp thuận chuyển nhượng một phần hay toàn bộ dự án đầu tư. Sự thiếu thống nhất này gây “lúng túng” trong quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế. Cùng với quy trình và thủ tục phải được cơ quan chấp thuận dự án đầu tư xem xét lại từ đầu về dự án đầu tư khi xét điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư phức tạp, có phần “rườm rà” nên trên thực tế hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư chưa khuyến khích và chưa thu hút được doanh nghiệp lựa chọn hình thức này. Điều đó cũng lý giải vì sao trong các phương thức tiếp cận đất đai từ thị trường thì các doanh nghiệp thường lựa chọn phương thức M&A (sáp nhập hoặc mua lại) để thực hiện hơn là phương thức chuyển nhượng hoặc góp vốn bằng QSDĐ để thực hiện dự án đầu tư.

     

     
    Báo quản trị |