Có những thứ ta tưởng chừng không phải thế nhưng lại là thế, đó được xem là điều “kì diệu” từ pháp luật nước nhà. Đương cử như sau:
1. Nhập ngũ là quyền
Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự quy định: “Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; …”.
Điều luật dùng từ “được”, có thể hiểu đây là quyền của công dân chứ không phải là nghĩa vụ như cách mọi người thường hiểu.
2. Luật đã rõ ràng nhưng phải có văn bản hướng dẫn mới thực hiện được
Về lý luận, văn bản pháp luật phải tường minh, một nghĩa, rõ ràng áp dụng trực tiếp được. Tuy nhiên, bản thân Luật không thể tự nó đi vào cuộc sống mà cần phải có Nghị định, Thông tư, thậm chí là văn bản của địa phương hướng dẫn.
3. Không mang tính đền bù ngang giá vẫn gọi là phí
Bản chất của phí thì phải mang tính đền bù ngang giá, nghĩa là sử dụng dịch vụ thì mới trả tiền, không sử dụng không phải trả tiền. Tuy nhiên, phí đường bộ theo đầu phương tiện không mang tính đền bù ngang giá vẫn gọi là phí.
Người dân mua xe máy về đi trong xóm (đường xóm do người dân tự làm và không hề lấy từ ngân sách nhà nước) vẫn phải đóng phí này; người đi nhiều hay đi ít vẫn phải đóng phí này theo đầu phương tiện.
4. Luật có thể sửa đổi Hiến pháp
Nhiều người nghĩ rằng: “Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất nên không có bất kỳ văn bản nào có thể sửa đổi, thay thế Hiến pháp ngoại trừ Hiến pháp.”.
Tuy nhiên, trên thực tế Nghị quyết 51/2001/QH10 lại sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992.
Mặt khác, theo điều 9 Luật ban hành văn bản pháp luật 2008 thì Hiến pháp có thể bị Luật, Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế vì Hiến pháp, Luật, Nghị quyết cùng cơ quan ban hành.