Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Chủ đề   RSS   
  • #294104 29/10/2013

    Điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

    Kính gửi Luật sư,

    Công ty tôi là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, đã được phép thực hiện mục tiêu thực hiện quyền xuất khẩu và quyền nhập khẩu vật liệu xây dựng để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam.

    Công ty tôi đã nhập khẩu vật liệu xây dựng để bán cho các nhà thầu xây dựng ở Việt Nam theo hình thức bán buôn.

    Vậy, nay tôi có 2 vấn đề mong được Luật sư giải đáp như sau:

    1. Công ty tôi có cần phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư để xin được thực hiện quyền phân phối hàng hóa tại Việt Nam trong khi công ty tôi trên thực tế chỉ bán buôn hay không?

    2. Trước khi ký hợp đồng với các khách hàng, công ty tôi có cần phải đăng ký tên từng khách hàng với cơ quan nào hay không? Vì tôi có đọc điều 3.1.d thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ thương mại có nói " Được bán mỗi nhóm hàng nhập khẩu cho một thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối nhóm hàng đó. Thương nhân  này do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự lựa chọn và đăng ký với cơ quan cấp phép có thẩm quyền. Mỗi nhóm hàng bao gồm các mặt hàng thuộc một Chương của Biểu thuế nhập khẩu."

    Nếu bắt buộc phải đăng ký, công ty tôi cần phải đăng ký với cơ quan nào và thời điểm đăng ký là trước khi ký từng hợp đồng hay sẽ chọn một loạt các công ty tiềm năng sẽ là khách hàng và đăng ký với cơ quan chức năng ấy?

    Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía Luật sư.

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

     
    7540 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #294353   30/10/2013

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi luật sư Đào Thị Liên công ty Luật Tiền Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    Theo như thông tin bạn cung cấp, công ty của bạn đã có Giấy chứng nhận đầu tư theo đó công ty bạn được "quyền xuất khẩu và quyền nhập khẩu vật liệu xây dựng để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam.  Theo suy luận, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty bạn cũng sẽ có những ngành nghề tương tự với ngành nghề được cấp phép trong Giấy chứng nhận đầu tư.

    Nay để được thực hiện quyền phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức bán buôn, công ty bạn phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận theo đó bổ sung ngành nghề bán buôn và sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, bạn tiếp tục đi thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để bổ sung thêm mã ngành bán buôn là được.

    Về câu hỏi thứ hai của bạn, "trước khi ký hợp đồng với các khách hàng, công ty tôi có cần phải đăng ký tên từng khách hàng với cơ quan nào không?" luật sư xin được tư vấn cho bạn: hiện nay Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ thương mại đã hết hiệu lực và được thay bằng Thông tư 08/2013/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 22/4/2013 quy định về chế độ báo cáo như sau:

    "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu nhưng chưa được cấp phép quyền phân phối chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác" (khoản 4, điều 5);

    - "Định kỳ hàng năm, trước ngày 30 tháng 01, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu nhưng chưa có quyền phân phối phải lập báo cáo về thương nhân mua hàng nhập khẩu gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu BC-2 tại Thông tư này"  (khoản 3 điều 21)

    Như vậy, việc báo cáo ở đây là phải dựa trên những dữ liệu danh sách thương nhân mua hàng thực tế. Cơ quan nhận báo cáo là Sở KHĐT tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời gửi Bộ Công thương.

    Hy vọng những thông tin luật sư trao đổi sẽ là cơ sở cho bên bạn tham khảo để thực hiện.

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn daolienluatsu vì bài viết hữu ích
    Tophuong91 (30/10/2013) lethuhuyen1303 (30/10/2013)
  • #295787   06/11/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    daolienluatsu viết:

    Nay để được thực hiện quyền phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức bán buôn, công ty bạn phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận theo đó bổ sung ngành nghề bán buôn và sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, bạn tiếp tục đi thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để bổ sung thêm mã ngành bán buôn là được.

    Chàn bạn,

    Theo hiểu biết của mình thì đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo điều 50 Luật đầu tư. Đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa có thể có thêm giấy phép kinh doanh nữa.

    Không biết bạn lấy quy định ở đâu về việc điều chỉnh giấy CNĐT xong rồi phải điều chỉnh Giấy chứng nhận ĐKKD.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn legalconsult vì bài viết hữu ích
    dfc_law (07/11/2013) lethuhuyen1303 (07/11/2013)
  • #295610   05/11/2013

    dungsyhungyen
    dungsyhungyen

    Male
    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:12/06/2012
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 202
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Trường hợp của bạn mình có thể tư vấn cho bạn như sau:

    Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 7 năm 2007 hiện đã không còn hiệu lực mà được thay thế bằng thông tư 08/2013/TT-BCT. Doanh nghiệp của bạn không còn bị hạn chế bán buôn cho 1 thương nhân nữa.

    - Nếu doanh nghiệp chỉ bán buôn cho các pháp nhân được phép phân phối hàng hóa đó thì bạn không cần đăng ký hoạt động phân phối làm gì cho tốn kém (khoảng 8.000 đến 12.000 USD). Khi bán cho pháp nhân nào thì bạn đăng ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho bạn thôi.

    - Nếu thực sự muốn bán trực tiếp cho các cửa hàng hoặc người tiêu dùng trực tiếp thì hãy đăng ký quyền phân phối nhưng không nên lập cơ sở bán buôn và cơ sở bán lẻ vì đăng ký rất khó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dungsyhungyen vì bài viết hữu ích
    lethuhuyen1303 (07/11/2013)
  • #295783   06/11/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    lethuhuyen1303 viết:

    Kính gửi Luật sư,

    Công ty tôi là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, đã được phép thực hiện mục tiêu thực hiện quyền xuất khẩu và quyền nhập khẩu vật liệu xây dựng để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam.

    Công ty tôi đã nhập khẩu vật liệu xây dựng để bán cho các nhà thầu xây dựng ở Việt Nam theo hình thức bán buôn.

    Vậy, nay tôi có 2 vấn đề mong được Luật sư giải đáp như sau:

    1. Công ty tôi có cần phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư để xin được thực hiện quyền phân phối hàng hóa tại Việt Nam trong khi công ty tôi trên thực tế chỉ bán buôn hay không?

    2. Trước khi ký hợp đồng với các khách hàng, công ty tôi có cần phải đăng ký tên từng khách hàng với cơ quan nào hay không? Vì tôi có đọc điều 3.1.d thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Bộ thương mại có nói " Được bán mỗi nhóm hàng nhập khẩu cho một thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối nhóm hàng đó. Thương nhân  này do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự lựa chọn và đăng ký với cơ quan cấp phép có thẩm quyền. Mỗi nhóm hàng bao gồm các mặt hàng thuộc một Chương của Biểu thuế nhập khẩu."

    Nếu bắt buộc phải đăng ký, công ty tôi cần phải đăng ký với cơ quan nào và thời điểm đăng ký là trước khi ký từng hợp đồng hay sẽ chọn một loạt các công ty tiềm năng sẽ là khách hàng và đăng ký với cơ quan chức năng ấy?

    Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía Luật sư.

    Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Chào bạn,

    Đối với câu hỏi thứ nhất của bạn: Căn cứ các quy định tại Điều 3, Nghị định 23/2006 hướng dẫn luật thương mại:

    4. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

    5. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    6. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.

    7. Bán buôn là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

     

    Do đó,  việc công ty bạn đang làm là bán buôn vật liệu xây dựng cho các nhà thầu xây dựng là không đúng nếu các nhà thầu này không có quyền phân phối vật liệu xây dựng mà chỉ là thi công, lắp đặt...

    Vậy nên công ty bạn cần điều chỉnh GNDT để điều chỉnh nội dung hoạt động mua bán hàng hóa (bổ sung quyền phân phối bán buôn, bán lẻ, hoặc cả hai)

     Đối với câu hỏi thứ hai: Đối với thương nhân thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, chỉ cần thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định sau:

    Điều 21. Chế độ báo cáo của doanh nghiệp

    1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo các quy định của pháp luật Việt Nam; đồng thời thực hiện báo cáo theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này.

    2. Báo cáo thương nhân bán hàng để xuất khẩu

    Định kỳ hàng năm, trước ngày 30 tháng 01, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền xuất khẩu phải lập báo cáo thương nhân bán hàng xuất khẩu gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu BC-1 tại Thông tư này.

    3. Báo cáo thương nhân mua hàng nhập khẩu

    Định kỳ hàng năm, trước ngày 30 tháng 01, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu nhưng chưa có quyền phân phối phải lập báo cáo về thương nhân mua hàng nhập khẩu gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu BC-2 tại Thông tư này.

    4. Báo cáo tổng hợp

    Định kỳ hàng năm, trước ngày 30 tháng 01, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải lập báo cáo tổng hợp gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu BC-3 tại Thông tư này

    Nếu còn vấn đề chưa rõ, bạn có thể liên hệ thông tin dưới chữ ký.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn legalconsult vì bài viết hữu ích
    lethuhuyen1303 (07/11/2013) dfc_law (08/11/2013)
  • #296068   07/11/2013

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn Hiếu,

    Thực tế hiện nay ở Việt Nam không phải doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào cũng được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo điều 50 Luật Đầu tư như bạn nêu) mà đang tồn tại đồng thời các loại giấy tờ sau áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: (1) Giấp phép đầu tư; (2) Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (3) Giấy chứng nhận đầu tư tồn tại độc lập song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

    Bạn xem lại quá trình áp dụng luật các giai đoạn sẽ nắm được vì sao lại như vậy nhé.

    Trân trọng./.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #296083   07/11/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    daolienluatsu viết:

    Chào bạn Hiếu,

    Thực tế hiện nay ở Việt Nam không phải doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nào cũng được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo điều 50 Luật Đầu tư như bạn nêu) mà đang tồn tại đồng thời các loại giấy tờ sau áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: (1) Giấp phép đầu tư; (2) Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (3) Giấy chứng nhận đầu tư tồn tại độc lập song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

    Bạn xem lại quá trình áp dụng luật các giai đoạn sẽ nắm được vì sao lại như vậy nhé.

    Trân trọng./.

     

    Chào chị,

    Trong quá trình học và làm việc, em chỉ sử dụng luật đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn của nó. Nhờ chị mà em lại đọc lại mấy cái luật đã hết hiệu lực từ lâu. Mà em thấy Luật đầu tư nước ngoài 1996, Giấy phép đầu tư có giá trị như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (theo điều 60).

    Trải qua gần 10 năm luật đầu tư 2005 có hiệu lực, em nghĩ có đến 99% các doanh nghiệp nước ngoài đã đăng ký, điều chỉnh lại nên chỉ một phần rất nhỏ tồn tại các loại giấy phép mà chị nói (nếu có).

    Vậy nên em nghĩ là cần tư vấn các trường hợp chung chung mà thôi. Em chỉ có ý kiến vậy thôi. Xin không tranh luận gì thêm.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn legalconsult vì bài viết hữu ích
    thanhnamdinh (02/02/2015)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net