Điều 162 - Luật Doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #441027 09/11/2016

    khoaluat1205

    Male
    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Điều 162 - Luật Doanh nghiệp

    Chào Luật sư!

    Luật sư vui lòng hướng dẫn nội dung liên quan đến Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2014 với tình huống như sau:

    Công ty A (Công ty TNHH Nhà nước 1TV) có vốn góp chi phối (>50%) vào Công ty B (CTCP). Công ty B chuyên thực hiện cung cấp dịch vụ cho Công ty A (Rất nhiều các hợp đồng phát sinh). Theo Điều 162 Luật Doanh nghiệp thì khi ký hợp đồng với Cổ đông A phải có văn bản xin phép HĐQT/ĐHĐCĐ. Thưa Luật sư giải đáp dùm là trong trường hợp này nên xử lý tình huống như thế nào:

    1. Xin ý kiến HĐQT/ĐHĐCĐ cho từng hợp đồng cụ thể: Tình huống này sẽ có rất nhiều văn bản chấp thuận của HĐQT/ĐHĐCĐ nên mất thời gian để thực hiện

    2. Xin ý kiến HĐQT/ĐHĐCĐ 1 lần bằng cách : HĐQT/ĐHĐCĐ ra văn bản chấp thuận để Công ty ký kết hợp đồng thuộc tất cả các lĩnh vực với Cổ đông là Công ty A.

    Nhờ Luật sư tư vấn giúp!

    Xin chân thành cảm ơn!

     
    12112 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442741   26/11/2016

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Căn cứ 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp quy định: : “Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, gây thiệt hại cho công ty; người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.”

    Theo đó, khi ký hợp đồng với Cổ đông A phải có văn bản xin phép HĐQT/ĐHĐCĐ. Khi nhiều các hợp đồng phát sinh sẽ có rất nhiều văn bản chấp thuận của HĐQT/ĐHĐCĐ nên mất thời gian để thực hiện. Do đó việc ra văn bản chấp thuận một lần để Công ty ký kết hợp đồng thuộc tất cả các lĩnh vực với Cổ đông Công ty A(trừ các trường hợp ký với công ty khác) là phù hợp với quy định trên.

    Trong trường hợp bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy gọi điện cho tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;