Điều 13,Nghị định 44/2003/NĐ-CP và khoản 4, điều 32 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ

Chủ đề   RSS   
  • #38801 24/10/2008

    nguyentuancp

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Điều 13,Nghị định 44/2003/NĐ-CP và khoản 4, điều 32 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ

    Các Anh Chị ơi cho em hỏi về Điều 13,Nghị định 44/2003/NĐ-CP và khoản 4, điều 32 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ
     
    14350 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #38802   24/10/2008

    chichchoe
    chichchoe
    Top 500
    Mầm

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2008
    Tổng số bài viết (151)
    Số điểm: 565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần


    Chi phí đào tạo

        Nghị định 44/2003/NĐ-CP:
        Điều 13. Việc bồi thường chi phí đào tạo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau:
        Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.
        Nghị định số 02/2001/NĐ-CP:
        Khoản 4 Điều 32: Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn hoặc học xong không làm việc hay làm việc không đủ thời hạn cam kết đã ghi trong hợp đồng học nghề với doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải bồi thường phí dạy nghề. Phí dạy nghề gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho người học. Mức bồi thường do doanh nghiệp, hợp tác xã xác định, được thoả thuận trước và ghi rõ trong hợp đồng học nghề.
        Tuy nhiên, Nghị định số 02/2001/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế bằng Nghị định 139/2006/NĐ-CP, hiện đang áp dụng. Theo đó, khoản 4 Điều 18 có quy định: Trư­ờng hợp doanh nghiệp tuyển ngư­ời vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy nghề. Mức bồi thường do hai bên thoả thuận, xác định trong hợp đồng học nghề. Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho ngư­ời dạy, tài liệu, vật liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi cho người học.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chichchoe vì bài viết hữu ích
    thang22181 (20/10/2011)