Diễn biến phiên tòa xét xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh

Chủ đề   RSS   
  • #481298 06/01/2018

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Diễn biến phiên tòa xét xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh

    >>> Nghị quyết 456/NQ-UBTVQH14 về khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng

    >>> Hồi hộp chờ đợi Bản án sơ thẩm dành cho ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh

    Đang diễn ra phiên xét xử đầu tiên đối với ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm.

    Đây được xem là một phiên xử đặc biệt, không chỉ bởi nhiều bị cáo là người từng giữ chức vụ cao trong Đảng, cơ quan nhà nước mà còn bởi đây là một trong những phiên xử quan trọng đầu tiên được áp dụng các thủ tục tố tụng theo quy định mới:

    - Sẽ không còn vành móng ngựa mà thay vào đó là Bục khai báo

    - Luật sư sẽ ngồi ngang hàng với vị đại diện Viện kiểm sát

     

    Với tính chất đặc biệt như vậy nên mình sẽ cập nhật diễn biến liên tục của phiên tòa để mọi người theo dõi nhé! 

    Phiên tòa ngày 11/1 tiếp tục diễn ra với phần luận tội của VKS, theo đó

    1. Cựu Chủ tịch HĐTV PVN Đinh La Thăng bị đề nghị mức án từ 14-15 năm tù về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

    2. Ông Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch HĐQT PVC) bị đề nghị 13-14 năm tù về tội cố ý làm trái, tù chung thân về tham ô tài sản. Hình phạt chung là tù chung thân.

    3. Phùng Đình Thực (nguyên TGĐ PVN): 12-13 năm tù.
     
    4. Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN): 10-11 năm tù
     
    5. Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó TGĐ PVN): 10-11 năm tù.
     
    6. Vũ Đức Thuận (nguyên TGĐ PVC): 8- 9 năm tù về tội cố ý làm trái ; 18-19 năm tù về tội tham ô tài sản. Tổng hợp từ 26-28 năm tù.
     
    7. Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban tài chính kế toán và Kiểm toán PVN): 10-11 năm tù về tội cố ý làm trái
     
    8. Lê Đình Mậu (nguyên Phó Trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN): 7-8 năm tù về tội cố ý làm trái
     
    9. Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng Ban quản lý Dự án điện lực Dầu khí Thái Bình 2): 2-3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4-5 năm về tội cố ý làm trái.
     
    10. Trần Văn Nguyên (nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý Dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2): 2-3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4-5 năm.
     
    11. Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch HĐQT PVC): 8-9 năm tù về tội cố ý làm trái
     
    12. Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó TGĐ PVC): 7-8 năm tù về tội cố ý làm trái
     
    13. Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC): 6-7 năm tù. 
     
    14. Trương Quốc Dũng (nguyên phó TGĐ PVC): 17-18 tháng tù về tội cố ý làm trái Nhóm bị cáo phạm tội tham ô
     
    15. Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó TGĐ PVC): 18- 19 năm tù
     
    16. Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC): 13-14 năm tù
     
    17. Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC): 13-14 năm tù
     
    8. Nguyễn Thành Quỳnh (Giám đốc Kỹ thuật Công nghệ, Tổng Công ty CP Miền Trung - Công ty Cổ phần (Đà Nẵng): 8-9 năm tù
     
    19. Lê Thị Anh Hoa (Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa): 30- 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách 5 năm về tội tham ô Chồng: Nguyễn Thành Quỳnh (cũng là bị cáo trong vụ án).
     
    20. Nguyễn Đức Hưng (nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban điều hành Vũng Áng - Quảng Trạch): 30- 36 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 5 năm
     
    21. Lê Xuân Khánh (nguyên Trưởng phòng kinh tế Kế hoạch, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch): 30-36 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 5 năm.
     
    22. Nguyễn Lý Hải (nguyên Trưởng phòng kỹ thuật, Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch): 30-36 tháng tù, thử thách 5 năm.

     

     
    25732 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #481300   06/01/2018

    Đây là vụ án hay, lập đuợc nhiều kỷ lục trong lĩnh vực tố tụng hình sự đặc biệt là thời gian điều tra, khởi tố và đưa ra xét xử, mình cũng rất quan tâm đến vụ án này. Mong chờ phiên tòa có đưa ra những chứng cứ thuyết phục để giải quyết những khúc mắc trong quá trình điều tra

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ninh2407 vì bài viết hữu ích
    BachHoLS (08/01/2018)
  • #481322   06/01/2018

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    CÁO TRẠNG TRUY TỐ ĐINH LA THĂNG

         Ngày 27/12/2017, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng số 13/CTr-VKSTC-V3 truy tố bị can Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng tại PVN.

          Vụ án này do Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) thuộc VKSND tối cao trực tiếp thụ lý, thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

         Cáo trạng số 13/CTr-VKSTC-V3 của VKSND tối cao xác định, các hành vi vi phạm của bị can Đinh La Thăng nguyên Chủ tịch HĐQT, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Đức thành viên HĐQT/HĐTV PVN, Nguyễn Xuân Sơn nguyên Phó tổng giám đốc PVN, Ninh Văn Quỳnh nguyên Kế toán trưởng, Trưởng Ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN trong giai đoạn 2008-2011 đã làm trái các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính; lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Hậu quả gây thiệt hại 800 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các cổ đông liên quan.

          Cụ thể, đối với bị can Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT PVN đã có hành vi ký Thỏa thuận 6934 ngày 18/9/2008 tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Oceanbank nhưng không thông qua HĐQT; quyết định việc góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, ký ban hành Nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn. Như vậy, bị can Đinh La Thăng biết rõ hiện trạng của Oceabank là yếu kém, biết rõ yêu cầu của Bộ Tài chính nhưng cố ý không thực hiện và vẫn quyết định góp vốn 800 tỷ đồng vào Oceanbank. Đến thời điểm ngày 01/01/2011, Luật tổ chức tín dụng đã có hiệu lực quy định: “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng... ”, với vai trò Chủ tịch HĐTV Đinh La Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ là không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn góp của PVN tại Oceanbank trái quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Tổ chức tín dụng 2010 tạo điều kiện cho các bị can Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh tiếp tục thực hiện việc góp vốn trái pháp luật 100 tỷ đồng (đợt 3) vào Oceanbank. Hậu quả toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước phải mua lại Ngân hàng Oceanbank.

          Hành vi của bị can Đinh La Thăng đã làm trái khoản 4, điều 16 (Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT); khoản 1, điều 20 (Chế độ làm việc của HĐQT), Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN được ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ; trái khoản 3, Điều 27 (Quyền hạn của HĐQT) Quy chế quản lý tài chính Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 142/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ quy định “trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và xây dựng, đầu tư ra ngoài Công ty mẹ..."’, trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3780/VPCP-ĐMDN ngày 06/6/2008 của Văn phòng Chính phủ và trái khoản 2, Điều 55, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng... ” dẫn đến hậu quả Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mất 800 tỷ đồng. Bị can Đinh La Thăng là người quyết định chủ trương, chỉ đạo việc thực hiện và với tư cách là người đứng đầu PVN có trách nhiệm bảo toàn vốn của PVN, bị can phải chịu trách nhiệm chính về số tiền thiệt hại 800 tỷ đồng PVN góp vốn vào Oceanbank.

          Trong vai trò đồng phạm về hành vi cố ý làm trái nêu trên, còn có các bị can Ninh Văn Quỳnh, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Đức.

    Riêng đối với bị can Ninh Văn Quỳnh, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2013, Ninh Văn Quỳnh với vai trò Kế toán trưởng, kiêm Trưởng ban tài chính kế toán và Kiểm toán PVN đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận và chiếm đoạt số tiền 20 tỷ đồng là tiền chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của PVN tại Oceanbank từ Nguyễn Xuân Sơn.

    Từ các căn cứ nêu trên, VKSND tối cao đã quyết định truy tố bị can Đinh La Thăng và đồng phạm ra trước TAND TP. Hà Nội để xét xử về tội danh và các điều khoản của Bộ luật hình sự năm 1999. Theo đó, đối với các bị can Đinh La Thăng, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Đức bị truy tố về tội: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999.

    Đối với bị can Ninh Văn Quỳnh bị truy tố về 02 tội: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 Điều 165 BLHS năm 1999 và tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo điểm a, khoản 4 Điều 280 Bộ luật hình sự năm 1999.

    VKSND TP. Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm đối với vụ án này.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    QUANLYANH (08/01/2018) admin (08/01/2018) BuiThanhHien (09/01/2018) BachHoLS (08/01/2018)
  • #481340   06/01/2018

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    CÁO TRẠNG TRUY TỐ TRỊNH XUÂN THANH VÀ ĐỒNG PHẠM

    Ngày 25/12/2017, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố số 09/VKSTC-V5, quyết định truy tố ra trước Tòa án nhân dân TP. Hà Nội để xét xử các bị can trong vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm. Vụ án này, do Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5) thuộc VKSND tối cao trực tiếp thụ lý, thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

    Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận xã hội quan tâm. Các bị can trong vụ án hầu hết là những người giữ vị trí chủ chốt trong đơn vị kinh tế quan trọng, được Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao quản lý vốn và thực hiện những dự án, công trình lớn của quốc gia trong đó có dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án nêu trên, vì những động cơ khác nhau mà các bị can đã cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế cho Nhà nước, thậm chí một số bị can còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập chứng từ khống rút tiền của dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân. Hành vi này của các bị can gây bức xúc trong dư luận, gây mất lòng tin của nhân dân, cần được truy tố, xét xử nghiêm minh trước pháp luật. 
    Căn cứ kết quả điều tra vụ án đủ cơ sở kết luận hành vi phạm tội của các bị can và sai phạm của những người liên quan: Đối với bị can Đinh La Thăng, trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị can Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVN thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PV Power ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và BQL dự án căn cứ Hợp đồng này tạm ứng 6.607.500 USD và 1.312.076.568.646 đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng 1.115.868.979.065 đồng sai mục đích, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền 119.804.660.196 đồng. Hành vi nêu trên của Đinh La Thăng phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999. Quá trình điều tra, bị can thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu. 
    Bị can Trịnh Xuân Thanh: Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2 giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi chỉ đạo bị can Vũ Đức Thuận ký HĐ EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng 6.607.500 USD và 1.312.076.568.646 đồng. Quyết định sử dụng 1.115.868.979.065 đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2 gây thiệt hại cho nhà nước số tiền 119.804.660.196 đồng. 
    Bên cạnh đó, bị can Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút 13.066.262.471 đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng- Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng. Hành vi của Trịnh Xuân Thanh phạm vào các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” quy định theo khoản 3 Điều 165 và khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999. Quá trình điều tra bị can khai báo không thành khẩn, quanh co, chối tội, sau khi phạm tội bị can đã bỏ trốn gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra là những tình tiết cần xem xét để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc.
    Nội dung Cáo trạng số 09/VKSTC-V5 đồng thời quyết  định truy tố ra trước Tòa án nhân dân TP. Hà Nội để xét xử các bị can: Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN); Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN); Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN); Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC); Nguyễn Anh Minh (Phó Tổng giám đốc PVC); Lương Văn Hòa (Giám đốc ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch); Bùi Mạnh Hiển (Chánh văn phòng PVC); Ninh Văn Quỳnh (Kế toán trưởng – Trưởng ban Tài chính – Kế toán PVN); Lê Đình Mậu (Phó Trưởng ban Tài chính kế toán Kiểm toán PVN); Vũ Hổng Chương (nguyên Trưởng Ban QLDA NMNĐ Thái Bình 2); Trần Văn Nguyên (Kế toán trưởng BQLDA); Nguyễn Ngọc Quý (Phó Chủ tịch HĐQT PVC); Nguyễn Mạnh Tiến (Phó Tổng giám đốc PVC); Phạm Tiến Đạt (Kế toán trưởng PVC); Nguyễn Thành Quỳnh; Lê Thị Anh Hoa; Nguyễn Đức Hưng (Kế toán trưởng Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch); Lê Xuân Khánh (Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch của Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch). 
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    BachHoLS (08/01/2018) admin (08/01/2018) BuiThanhHien (09/01/2018)
  • #481342   06/01/2018

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    VỀ TỘI DANH MÀ ĐINH LA THĂNG VÀ TRỊNH XUÂN THANH BỊ TRUY TỐ

    ** Đối với Đinh La Thăng

    Ông Đinh La Thăng bị Viện kiếm sát nhân tối cao truy tố với tội danh: 

     “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 3 Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999

    Mức phạt tù đối với khoản này là từ mười năm đến hai mươi năm, ngoài ra có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ  một  năm đến năm năm.

    ** Đối với Trịnh Xuân Thanh 

    Trịnh Xuân Thanh bị truy tố với 02 tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” quy định theo khoản 3 Điều 165 và khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999

    - Với tội Tham ô tài sản: khung hình phạt truy tố lên tới án tử hình.

    - Với tội Cố ý làm trái...: Khung hình phạt với mức cao nhất là 20 năm tù.

     

    Cập nhật bởi happy_smile ngày 06/01/2018 04:04:17 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    BachHoLS (08/01/2018)
  • #481346   06/01/2018

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    NHỮNG NGƯỜI "CẦM CÂN NẢY MỰC" VỤ XỬ ÔNG ĐINH LA THĂNG

    - Chủ tọa phiên tòa: Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân - Thẩm phán Tòa Hình sự TAND TP Hà Nội.

    Đây cũng chính là Chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” tại sàn vàng Khải Thái .

    - Thẩm phán Trương Việt Toàn (Phó Chánh Tòa  hình sự - TAND TP Hà Nội) cùng 3 hội thẩm nhân dân

    - 03 người giữ quyền công tố tại phiên toà gồm:

    + Ông Đào Thịnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội,

    + 02 kiểm sát viên cao cấp là ông Nguyễn Mạnh Thường và ông Nguyễn Minh Đồng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    BachHoLS (08/01/2018)
  • #481417   08/01/2018

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Đây là hình ảnh mới nhất của ông Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa sáng nay

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachHoLS vì bài viết hữu ích
    tainhan87 (08/01/2018)
  • #481450   08/01/2018

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Mọi người thấy đống hồ sơ sau lưng thư ký không, thật là kinh khủng

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    zing_zin_zz (20/01/2018)
  • #482854   20/01/2018

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    TRUTH viết:

    Mọi người thấy đống hồ sơ sau lưng thư ký không, thật là kinh khủng

    kinh khủng thật. cả ngàn bút lục chứ chả chơi

     
    Báo quản trị |  
  • #481467   08/01/2018

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    TÓM TẮT CÁO TRẠNG TRUY TỐ ĐINH LA THĂNG ĐƯỢC ĐỌC TẠI TÒA SÁNG NAY (8/1)

    Trong quá trình thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định.

    Sau đó ông Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

    Hành vi nêu trên của ông Đinh La Thăng phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

    Quá trình điều tra, bị cáo Thăng thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu. VKSND Tối cao cho rằng, bị cáo Đinh La Thăng có nhiều thành tích trong quá trình công tác là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.

    TÓM TẮT CÁO TRẠNG TRUY TỐ TRỊNH XUÂN THANH ĐƯỢC ĐỌC TẠI TÒA SÁNG NAY (8/1)

    Giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng; quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

    Bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng cấp dưới lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

    Trong đó, Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

    Hành vi của Trịnh Xuân Thanh phạm vào các tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 3 điều 165 và khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự năm 1999.

    Quá trình điều tra, Trịnh Xuân Thanh khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội, sau khi phạm tội đã bỏ trốn, gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra là những tình tiết mà VKSND Tối cao cho rằng cần xem xét để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc.

    TÓM TẮT CÁO TRẠNG TRUY TỐ  BỊ CÁO PHÙNG ĐÌNH THỨC

    Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN) đã cùng Đinh La Thăng có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng không đúng mục đích,  gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

    Hành vi của bị can Phùng Đình Thực phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

    Quá trình điều tra, bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn; bị cáo có nhiều thành tích trong quá trình công tác là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.

    TÓM TẮT CÁO TRẠNG TRUY TỐ BỊ CÁO NGUYỄN QUỐC KHÁNH

    Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN) đã có hành vi đồng phạm với Đinh La Thăng trong việc chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó tham gia việc chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban QLDA căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

    Hành vi của Nguyễn Quốc Khánh phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

    Quá trình điều tra, bị cáo thừa nhận một phần trách nhiệm của mình, có nhiều thành tích trong quá trình công tác, là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.

    TÓM TẮT CÁO TRẠNG TRUY TỐ BỊ CÁO NGUYỄN XUÂN SƠN

    Trong quá trình thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN) biết rõ hợp đồng EPC số 33 được ký trái quy định, nhưng vẫn chỉ đạo Ban QLDA tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

    Hành vi của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

    TÓM TẮT CÁO TRẠNG TRUY TỐ BỊ CÁO VŨ ĐỨC THUẬN 

    Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC) là người ký hợp đồng EPC số 33 trái quy định để PVC được nhận tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng trái quy định và tham gia việc quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này sai mục đích không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

    Trên cương vị là Tổng giám đốc PVC, Vũ Đức Thuận có vai trò cùng với bị cáo Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo cấp dưới hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

    Cá nhân bị cáo Vũ Đức Thuận được ăn chia số tiền 800 triệu đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị cáo Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng 1,5 tỷ đồng trong tổng số hơn 13 tỷ đồng chiếm đoạt được.

    Hành vi của bị cáo Vũ Đức Thuận phạm vào các tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 3 điều 165 và khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự năm 1999.

    Quá trình điều tra, bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, có nhiều thành tích trong quá trình công tác, có trách nhiệm cùng gia đình khắc phục hậu quả 800 triệu đồng, là những tình tiết mà VKSND Tối cao cho rằng cần xem xét khi quyết định hình phạt.

    TÓM TẮT CÁO TRẠNG TRUY TỐ BỊ CÁO NGUYỄN ANH MINH

    Trong quá trình làm Phó Tổng giám đốc PVC, bị cáo Minh đã cùng các bị cáo khác lập khống hồ sơ rút hơn 13 tỷ  đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng-Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

    Bị cáo Nguyễn Anh Minh hưởng lợi hơn 3,6 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị cáo khác trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng, trong tổng số hơn 13 tỷ đồng chiếm đoạt được.

    Hành vi của Nguyễn Anh Minh phạm vào tội "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự năm 1999.

    Quá trình điều tra, bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, có trách nhiệm cùng với gia đình khắc phục hậu quả số tiền hơn 2,2 tỷ đồng, là những tình tiết VKSND Tối cao thấy cần xem xét khi quyết định hình phạt.

    TÓM TẮT CÁO TRẠNG TRUY TỐ BỊ CÁO LƯƠNG VĂN HÒA

    Với vị trí là Giám đốc Ban Điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC, bị cáo Hòa đã cùng bị cáo Nguyễn Anh Minh lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

    Cá nhân bị cáo Hòa được ăn chia hơn 757 triệu đồng. Hành vi của bị cáo Hòa phạm vào tội "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự năm 1999.

    Quá trình điều tra, bị can khai báo thành khẩn, đã có trách nhiệm cùng với gia đình khắc phục hậu quả số tiền hơn 2,4 tỷ đồng là những tình tiết cần xem xét khi quyết định hình phạt.

    TÓM TẮT CÁO TRẠNG TRUY TỐ BỊ CÁO BÙI MẠNH HIỂN

    Thực hiện chỉ đạo của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận, với vị trí là Chánh Văn phòng PVC, Bùi Mạnh Hiển đã tiếp nhận tiền do bị cáo Lương Văn Hòa hợp thức hồ sơ rút từ Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch chuyển lên PVC để chia nhau sử dụng.

    Cá nhân bị cáo Hiển được ăn chia 400 triệu đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị cáo khác trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

    Hành vi của Bùi Mạnh Hiển phạm vào tội "Tham ô tài sản" quy định tại khoản 4 điều 278 bộ luật Hình sự năm 1999. Quá trình điều tra, bị cáo khai báo thành khẩn, đã có trách nhiệm cùng với gia đình khắc phục hậu quả số tiền 300 triệu đồng, là những tình tiết cần xem xét khi quyết định hình phạt.

    TÓM TẮT CÁO TRẠNG TRUY TỐ BỊ CÁO NINH VĂN QUỲNH

    Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, bị cáo Quỳnh là kế toán trưởng - Trưởng Ban Tài chính Kế toán PVN biết Hợp đồng EPC số 33 được ký và thực hiện trái quy định, nhưng vẫn đề xuất với Nguyễn Xuân Sơn trong việc chuyển tiền cho Ban QLDA để Ban QLDA chi tạm ứng hơn 6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm tại PVC sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ đồng.

    Hành vi của bị can Ninh Văn Quỳnh phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

    Quá trình điều tra, bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, có nhiều thành tích trong quá trình công tác là những tình tiết cần xem xét khi quyết định hình phạt.

    TÓM TẮT CÁO TRẠNG TRUY TỐ BỊ CÁO LÊ ĐÌNH MẬU

    Trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2, là Phó Trưởng Ban tài chính Kế toán Kiểm toán PVN được giao quản lý vốn đầu tư, bị cáo Mậu biết hợp đồng EPC số 33 được ký trái quy định vẫn tham gia vào việc tham mưu, đề xuất với bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trong việc quyết định việc cấp tạm ứng đợt 3 và đợt 4 số tiền hơn 817 tỷ đồng để Ban QLDA chi tạm ứng cho PVC trái quy định tại khoản 6 điều 17 nghị định số 48/2010/NĐ-CP, để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm sử dụng sai mục đích không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2, góp phần gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng.

    Hành vi của bị cáo Lê Đình Mậu phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 điều 165 bộ luật Hình sự năm 1999.

    Quá trình điều tra, bị cáo khai nhận một phần trách nhiệm của mình, có nhiều thành tích trong quá trình công tác là những tình tiết cần xem xét khi quyết định hình phạt...

    Cập nhật bởi happy_smile ngày 08/01/2018 03:10:07 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    admin (08/01/2018) BuiThanhHien (09/01/2018)
  • #481513   09/01/2018

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Diễn biến phiên tòa xét xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh ngày đầu tiên

    1. Phiên tòa khai mạc lúc 8h20

    Hội đồng xét xử 

    Bị cáo Trịnh Xuân Thanh ngồi hàng đầu

    Bi cáo Đinh La Thăng trả lời trước tòa

    2. Luật sư đề nghị cách ly người làm chứng

    Luật sư Nguyễn Văn Chiến (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh) kiến nghị hội đồng xét xử vấn đề trên.

    Theo luật sư Chiến, đây là vụ án lớn phức tạp có nhiều lời khai và hồ sơ, đề nghị tòa khi xét hỏi cũng cách ly các nhân chứng vì quyền lợi của họ xung đột với nhau.
     
    Luật sư cũng cho rằng vụ án được điều tra truy tố xét xử nhanh nên có những tài liệu mà luật sư chưa kịp sao chụp, đề nghị tòa tạo điều kiện cho luật sư sao chụp. Phiên tòa kéo dài nhiều ngày nên đề nghị những lúc hội đồng xét xử không làm việc thì cho luật sư tiếp xúc với tài liệu.
     
    3. VKS đọc cáo trang truy tố với các bị can
     
     Cáo trạng số 13/CTr-VKSTC-V3 của VKSND tối cao xác định, các hành vi vi phạm của bị can Đinh La Thăng nguyên Chủ tịch HĐQT, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Đức thành viên HĐQT/HĐTV PVN, Nguyễn Xuân Sơn nguyên Phó tổng giám đốc PVN, Ninh Văn Quỳnh nguyên Kế toán trưởng, Trưởng Ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN trong giai đoạn 2008-2011 đã làm trái các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính; lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Hậu quả gây thiệt hại 800 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các cổ đông liên quan.
     
    Hành vi của bị can Đinh La Thăng phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại Khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999.
     
    Cáo trạng số 09/VKSTC-V5 quyết  định truy tố ra trước Tòa án nhân dân TP. Hà Nội để xét xử các bị can: Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN); Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN); Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN); Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC); Nguyễn Anh Minh (Phó Tổng giám đốc PVC); Lương Văn Hòa (Giám đốc ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch); Bùi Mạnh Hiển (Chánh văn phòng PVC); Ninh Văn Quỳnh (Kế toán trưởng – Trưởng ban Tài chính – Kế toán PVN); Lê Đình Mậu (Phó Trưởng ban Tài chính kế toán Kiểm toán PVN); Vũ Hổng Chương (nguyên Trưởng Ban QLDA NMNĐ Thái Bình 2); Trần Văn Nguyên (Kế toán trưởng BQLDA); Nguyễn Ngọc Quý (Phó Chủ tịch HĐQT PVC); Nguyễn Mạnh Tiến (Phó Tổng giám đốc PVC); Phạm Tiến Đạt (Kế toán trưởng PVC); Nguyễn Thành Quỳnh; Lê Thị Anh Hoa; Nguyễn Đức Hưng (Kế toán trưởng Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch); Lê Xuân Khánh (Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch của Ban điều hành dự án Vũng Áng – Quảng Trạch). 
     
    Hành vi của Trịnh Xuân Thanh phạm vào các tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" quy định tại Khoản 3 Điều 165 và khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999.
     
    Phiên tòa tạm nghỉ và trở lại vào lúc 13h30...
     
    Hình ảnh các luật sư tham gia phiên tòa vào giờ nghỉ trưa
     
    4. Cách ly các bị cáo
     
    Sau khi VKS đọc xong cáo trạng, Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã bị cách ly. Tòa tiến hành hỏi bị cáo Vũ Đức Thuận -  nguyên tổng giám đốc PVC về bản hợp đồng số 33.
     
    - Bị cáo Nguyễn Văn Tiến, nguyên Phó Tổng giám đốc PVC thừa nhận PVC đã sử dụng khoản tiền tạm ứng sai mục đích, số tiền ban đầu là hơn 1.000 tỷ đồng còn sau đó bao nhiêu, bị cáo không nắm được. Số tiến sử dụng vào dự án NMNĐ Thái Bình 2 khoảng gần 200 tỷ đồng.
     
    - Bị cáo Phạm Tiến Đạt - nguyên kế toán trưởng PVC khai rằng đã phát hiện có một báo cáo tài chính, trong đó có nội dung, các khoản công nợ phải thu của PVC (tại thời điểm bị cáo nhận vai trò kế toán trưởng) là rất lớn, bị các đơn vị chiếm dụng vốn, trong khi Tổng công ty phải đi vay ngân hàng, phải trả lãi.  Bị cáo đã kiến nghị lên phía công ty nhưng vẫn phải thực hiện theo yêu cầu của HĐQT tại Nghị quyết của các thành viên HĐQT.
     
    - Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó TGĐ PVN bắt đầu trả lời câu hỏi của HĐXX
     
    Theo bị cáo nhận thức Hợp đồng 33 và 4194 có vấn đề không?
     
    Bị cáo Sơn trả lời: Lúc bị cáo thực hiện chuyển tiền tạm ứng thì không thấy có vấn đề. Sau này làm việc với kiểm sát viên thì bị cáo được biết thì bị cáo mới biết nó có vi phạm nhất định. Về vai trò của bị cáo Thăng trong việc này, bị cáo Sơn cho hay, đơn vị kinh doanh nào người đứng đầu cũng có. 
     
    HĐXX hỏi vì bị cáo khai đây là mệnh lệnh bị cáo phải thực hiện, tức bị cáo nhận thức được mệnh lệnh này có vấn đề? Bị cáo Sơn nêu: Nếu bị cáo nhận thấy hợp đồng có vấn đề thì chắc chắn bị cáo không thực hiện.

    Bị cáo Sơn cũng khẳng định vai trò của Đinh La Thăng là người đứng đầu có yếu tố quyết định.

    5. Bị cáo Vũ Hồng Chương và Bị cáo Phùng Đình Thực tiến hành đối chất

    (TT) - Khai trước tòa, bị cáo Vũ Hồng Chương - nguyên trưởng ban quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 khẳng định đã phát hiện ra hợp đồng 33 sai và báo cáo ông Phùng Đình Thực - ngfuyên phó tổng giám đốc PVN nhưng bị cáo Thực phủ nhận.
     
    Khi trả lời HĐXX, bị cáo Phùng Đình Thực khẳng định chính bị cáo này đã cảnh cáo và gửi báo cáo về việc vi phạm pháp luật của hợp đồng 33. Cụ thể, trong việc chuyển tiền lần đầu tiên, chuyển vốn cho BQL dự án có công văn đề nghị chuyển tiền cho PVPowe ngay trong ngày.
     
    Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn ngay lập tức được tòa cho đối chất về việc ký công văn này. Theo đó, Sơn nói nếu hợp đồng đã triển khai, tập đoàn đã có nghị quyết chuyển tiền theo hợp đồng và gửi kèm công văn để công ty giám sát về tiền.
     
    Ngay lúc ấy bị cáo Chương khẳng định hợp đồng không có điều khoản quy định về việc này.Bị cáo Sơn phản đối 2 ý kiến của bị cáo Chương, vì đã có hợp đồng thống nhất thì thực hiện theo hợp đồng. 
     
    Sơn nói rằng đã đàm phán và thống nhất rồi thì sẽ thực hiện.Bị cáo Chương phản bác lại bị cáo Sơn, Chương cho rằng công văn do Sơn ký không phù hợp với nghị định của Chính phủ. 
     
    Bởi trước đó PVC có công văn đề nghị PVN có ý kiến. Chương nói, sau khi tiếp nhận công việc, Chương có ý kiến rằng phải kiểm tra rà soát lại và Chương phát hiện ra vi phạm trong hợp đồng 33, kể cả điều khoản tạm ứng tiền và báo cáo trực tiếp với bị cáo Phùng Đình Thực.
     
    Ông Thực lên đối chất và khẳng định không có một lần nào bị cáo Chương báo cáo với Thực về sai phạm của hợp đồng 33.Ngay lúc đó, HĐXX hỏi tại sao lại có 2 công văn cùng số, cùng ngày, cùng do bị cáo Chương ký. 
     
    Bị cáo Chương nói 2 công văn một cái mang tính chất công việc, 1 công văn mang tính phản đối.Chương nói có thể do nhầm số công văn thôi. Chương nói, mình là cấp dưới nên phải nghe lệnh cấp trên.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    BuiThanhHien (09/01/2018)
  • #481655   10/01/2018

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Diễn biến phiên tòa xét xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh ngày 9/1

    1. Hỏi bị cáo Trịnh Xuân Thanh

    Nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) - về việc thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. 

    - Khi làm chủ tịch HĐQT PVC: về tài chính năm 2011, tại thời điểm theo kiểm toán và các báo cáo kiểm toán của nhà nước thì PVC vào năm 2009 có lãi nhưng lúc ấy đã tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ. 

    Khi chuyển về thì không có vốn mà không chuyển nợ, do đó số tiền đầu tư vượt lên PVC không đủ vốn. Về việc vay ngân hàng, vay vốn để góp vào đơn vị nhiều vậy nên đầu năm 2011 đã thông qua kế hoạch tăng vốn lên 4.500 tỉ. 
     
    Thời điểm PVN chỉ định cho PVC thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thì bị cáo rất mừng, bị cáo có liên hệ với nhà thầu nước ngoài để đề xuất với PVN. 
     
    Mặc dù bị cáo biết năng lực của PVC chưa đủ nhưng bị cáo rất mong muốn được thực hiện dự án này. 
     
    Trước đó, PVC đã liên doanh với một doanh nghiệp khác Lilama với số tiền hàng trăm triệu đôla. Sau đó PVN tiếp tục chỉ đạo PVC liên doanh với Lilama để thực hiện dự án nhiệt điện Thái Bình 2. 
     
    - Về việc ký hợp đồng 33:
     
    khi HĐQT, đại diện là bị cáo, được PVN giao nhiệm vụ triển khai dự án này, HĐQT giao Ban TGĐ rà soát thủ tục đúng theo quy định của pháp luật để ký hợp đồng 33. Lúc đó TGĐ là anh Vũ Đức Thuận giao anh Hải phụ trách hợp đồng 33. Với yêu cầu của PVN phải thành công trong quý 1-2011, Ban TGĐ, đặc biệt chỗ anh Hải báo cáo đã chuẩn bị trong hồ sơ, nhưng do thời gian ngắn thì hồ sơ đề xuất làm không kịp.
     
    Lãnh đạo PVN vẫn quyết định khởi công đúng kế hoạch, hồ sơ giấy tờ chưa đủ thì sẽ hoàn chỉnh sau.
    Trong hợp đồng 33, quá trình điều tra, bị cáo biết toàn bộ phụ lục không có. Thời điểm đó, bị cáo có khuyết điểm...
     
    Bị cáo không đọc hợp đồng 33, nếu đọc thì sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu cái này, thiếu cái kia
     

    2. Hỏi bị cáo Đinh La Thăng

    - Theo ông Thăng, Chính phủ đã triển khai, cho phép PVN đầu tư phát triển dịch vụ, cho chỉ định các đơn vị thành viên thực hiện các hạng mục của tập đoàn. PVN đã xây dựng các công ty con phát triển chuyên ngành, trong đó có PVC với mục tiêu phát triển thành công ty xây lắp mạnh của Tập đoàn. 
     
    Việc chỉ định PVC là tổng thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương trong chiến lược phát triển của PVN đến năm 2025 trở thành tập đoàn phát triển đa ngành. PVN muốn nâng phần doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu, ưu tiên người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, phát huy nguồn lực đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế... 
     
    Chính phủ chỉ đạo khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt định Thái Bình sớm nhưng ông thấy thực hiện liên doanh tổng thầu sẽ mất thời gian, còn tổng thầu sẽ thực hiện nhanh hơn. Ông Thai khai trong hoàn cảnh cấp bách đó "đã xin Chính phủ cho PVC là tổng thầu".
     
    Về việc ký hợp đồng 33, ông Thăng chậm rãi khai không trực tiếp chỉ đạo ký. "Bởi lẽ, ngày 24/2, bị cáo mới phê duyệt thiết kế hiệu chính, nghĩa là lúc đó bị cáo nhận thức được hợp đồng 33 vẫn còn thiếu các thủ tục".
     
    - Về năng lực tài chính của PVC: Ông Thăng nói: "Năm 2010, PVN đã bán bớt cổ phần của PVC, thu được gấp 2,5 lần. Về năng lực thầu, PVC đã tham gia nhiều dự án như Điện Cà Mau 1, 2, Thái Bình 1…". Khi tòa hỏi có nắm được năng lực tài chính của PVC thời điểm năm 2010 không, ông Thăng cho hay theo báo cáo thì PVC "đủ". 
     
    Phiên tòa tiếp tục vào buối chiều
     
    3. Tiếp tục hỏi bị cáo Thanh
     
    Bị cáo Thanh trình bày, Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó TGĐ PCV) là người mà bị cáo coi như em ruột. Khi bị cáo lên làm TGĐ Tổng công ty Sông Hồng, bị cáo Minh đang làm đội trưởng của Công ty, rất trẻ, rất nhanh nhẹn, quen biết các phòng ban và dẫn bị cáo đi chào, sau đó bị cáo rất quý. Cuối năm 2006, ông Đinh La Thăng có xin bị cáo về Tập đoàn Dầu khí.
     
    "Minh hay lên phòng bị cáo ở tầng 26, thỉnh thoảng, có một hai lần, Minh hỏi bị cáo có cần tiền đi chúc tết hay không? Bao giờ bị cáo cũng nói: Mày còn trẻ, mới lên. Tao không cho mày tiền thì thôi, mày đưa tiền gì cho anh. Vì vậy không có chuyện bị cáo chỉ đạo cho Minh mà bị cáo Thuận nghe thấy"- Thanh khai tại tòa.
     
    Tòa cho đối chất với bị cáo Nguyễn Anh Minh. Bị cáo Minh xác nhận việc bị cáo thực hiện chủ trương của Chủ tịch HĐQT về việc chuyển tiền về PVC để lo tết. Minh cũng xác nhận việc bị cáo Trịnh Xuân Thanh yêu cầu Minh lo cho mình 5 tỷ đồng để chúc tết.
     
    HĐXX hỏi: Trong một lần đến nhà bị cáo Thanh ăn tối, bị cáo nhìn thấy Thanh xách túi tiền?
     
    Bị cáo Minh trả lời: Nhìn thấy anh Thanh lấy túi tiền ở trong tủ ra. Trước thời điểm đó, bị cáo không biết anh Thanh lấy tiền đó ở trong nhà hay lấy từ xe để vào tủ đó. 
     
    Khi bị cáo tiễn anh Thanh đi chúc tết, bị cáo có hỏi ông Thanh "túi đựng gì mà ghê thế?", anh Thanh bảo "tiền Hòa (Lương Văn Hòa, nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch- PV) đưa" nên bị cáo mới biết về số tiền đó.
     
    Sau khi nghe lời khai trên, HĐXX hỏi bị cáo Trịnh Xuân Thanh thấy lời khai trên thế nào? Thanh nói xin lỗi vì vừa rồi bị cáo có vô lễ.
     
    "Tủ mà anh Nguyễn Anh Minh nói là tủ giầy ở nhà của bị cáo", Thanh nói và mô tả rằng tủ đó rất mỏng. 
     
    "Tủ đó Minh nói có mấy tỷ đồng. Gần tết, nhà bị cáo rất nhiều người. Không ai để một đống tiền như thế trong tủ giầy lại mỏng quẹt. Đặc biệt, bị cáo Minh nói là tiền anh Hòa đưa thì lại càng không bao giờ có", bị cáo Thanh nêu rõ.
     
    HĐXX cho bị cáo Hòa lên đối chất. Bị cáo Hòa nhắc lại lời khai sáng 9-1, bị cáo Minh gọi điện cho bị cáo yêu cầu lo 4 tỷ đồng...
     
    Ông Trịnh Xuân Thanh sau đó cho biết, lời khai của bị cáo Hòa ông đã được nghe trong lần đối chất giữa bị cáo Hòa, Minh và bị cáo Thuận (Vũ Đức Thuận, nguyên TGĐ PVC). 
     
    Bị cáo Thanh cho rằng ba lời khai về cùng một sự việc nhưng lại có sự mâu thuẫn nhau. Bị cáo Thuận bảo mấy tỷ, Hòa thì nói 4 đồng...
     
    Ông Thanh cũng khai rằng, giữa ông và bị cáo Hòa không có bất cứ liên hệ gì, vì khoảng cách khác nhau. Chỉ khi nào bị cáo vào tận công trình để chỉ đạo tiến độ thì anh Hòa mới báo cáo. Anh Hòa không có bất cứ điều gì riêng tư với bị cáo, để như Minh khai rằng bị cáo nói "Hòa đưa tiền". 
     
    "Chính anh Minh khai với cơ quan điều tra, anh Minh đưa tiền cho bị cáo bây giờ lại thành 'thằng Hòa đưa tiền', không bao giờ có chuyện đó", bị cáo Thanh nhấn mạnh rõ ràng.
     
    "Theo lời khai của bị cáo Hòa sáng 9-1, bị cáo Hòa có rút 5 tỷ đồng chuyển cho anh Kế (lái xe của bị cáo Minh) để chuyển cho anh Toàn (lái xe của bị cáo)", chủ tọa Nguyễn Hữu Huân nói và cho gọi nhân chứng tên Kế.
     
    Kế nhắc lại lời khai về việc anh này có đưa bị cáo Hòa đi rút tiền, tiền đựng trong hai túi. Sau đó Minh có nói để lại 1 tỷ đồng cho Minh sử dụng, còn 4 tỷ đồng cho lái xe anh Thanh.
     
    Anh Kế xác nhận đã chuyển số tiền 4 tỷ đồng cho Nguyễn Mạnh Toàn (lái xe của Trịnh Xuân Thanh).
     
    HĐXX hỏi: Bị cáo Thanh thấy lời khai như thế nào? 
     
    Bị cáo Thanh: Anh Kế nói đưa 4 tỷ cho lái xe Toàn. Theo đối chất, Toàn nói đây là gì thì Kế bảo đây là gói quà gửi cho sếp Thanh và Toàn để túi quà sau xe của tôi. Kính thưa chủ tọa, như lời khai của anh Kế nói anh ấy đếm tiền đưa cho anh Toàn thì tại sao không nói là đưa tiền mà lại nói là đưa quà? Ngay mấy phút đã khác nhau rồi. Đề nghị tòa làm rõ lời khai của nhân chứng.
     
    Cũng theo lời bị cáo Thanh, dịp cuối năm, sau xe của bị cáo rất nhiều túi quà như rượu, thuốc lá..., thậm chí bị cáo vào Hà Tĩnh, người ta còn mua bưởi, cá và bị cáo cũng mua cả những gói quà để đi chúc Tết để sau xe rất nhiều.
     
    HĐXX dẫn lại lời khai của Toàn (lái xe của bị cáo Thanh) về việc anh Kế (lái xe của Minh) gọi điện xuống, bảo mở cửa xe ra sau đó lấy một túi từ xe ô tô của Kế đưa sang xe ô tô của Thanh và nói "chuyển túi này cho sếp Thanh". 
     
    "Khoảng 5-10 phút sau, Trịnh Xuân Thanh bảo tôi có việc phải đi về. Tôi lái xe đưa Thanh về nhà. Trên đường về, tôi có bảo anh Kế có đưa túi đồ cho anh. Thanh chỉ nói "ừ". Khi về đến nhà, Thanh quay đầu lại phía sau cầm túi đồ xách về nhà...".
     
    Tuy nhiên, bị cáo Trịnh Xuân Thanh khẳng định, ngày thường, bị cáo không bao giờ về nhà trước 5 -6 giờ chiều mà thường thường 8- 10 giờ đêm mới về. 
     
    "Tôi nhớ không nhầm hôm đó là thứ 7 hay thứ 6 gì đó. Dịp cuối năm, có khả năng ngày hôm đó tôi với vợ đi lễ, chiều chủ nhật mới về.
     
    Xe ô tô của tôi, không bao giờ anh Toàn đưa tôi về mà lại quay lại Tổng công ty vì nhà anh Toàn ở Lạc Long Quân, tôi cho phép anh Toàn được gửi xe ở quận Tây Hồ để sáng hôm sau qua đón tôi luôn, đỡ tốn tiền xăng. Với việc anh Toàn trả lời như thế không biết do tâm lý hay gì. Tôi khẳng định, không có chuyện tôi lấy số tiền lớn như vậy", 

     

    Cập nhật bởi happy_smile ngày 10/01/2018 04:45:20 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #482502   17/01/2018

    happy_smile
    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG NÓI LỜI SAU CÙNG

    Thưa HĐXX, cách đây 35 năm sau khi tốt nghiệp đại học ra trường, bị cáo cùng bạn gái nay là vợ đã lên nhận công tác tại công trường Nhà máy thủy điện Sông Đà với khát vọng, mục tiêu vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc.

    Sau 35 năm công tác với 33 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, trải qua nhiều cương vị, bị cáo luôn luôn vì tập thể. Bị cáo không bao giờ nghĩ mình phải đứng trước phiên tòa nói lời sau cùng, đây là sự đau xót, bất hạnh với bị cáo và gia đình. 

    Trong công việc, bị cáo luôn quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Làm việc không có ngày nghỉ, lễ, Tết. Vợ bị cáo luôn hỏi 'Tết này anh đi công trường nào?' chứ không hỏi Tết này có nhà không. Vợ bị cáo đẻ 2 con gái, bị cáo cũng không có nhà.

    Bị cáo luôn nỗ lực cố gắng, nỗ lực hoàn thành công việc, với trách nhiệm là người đứng đầu. Ở PVN tồn tại khuyết điểm và cả sai phạm để hôm nay một số người nguyên là lãnh đạo phải đứng trước tòa để nhận trách nhiệm của mình.

    Ở ngành giao thông vận tải, với cương vị đứng đầu, bị cáo còn nợ nhân dân một đường bộ cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành, nợ một tuyến đường sắt cao tốc, nợ người dân vùng sâu vùng xa hàng nghìn cây cầu dân sinh...

    Ở TP. HCM, bị cáo còn nợ người dân khát vọng đưa TP. HCM lại trở thành một thành phố bình yên không trộm cắp, trở thành Hòn ngọc Viễn Đông, nợ người dân thành phố về một khát vọng biến TP. HCM thành trung tâm hành chính mới, nợ người dân Cần Giờ khát vọng trở thành một Singapore mới của Châu Á...

    Bị cáo không biết tới đây có còn lời nói sau cùng nào nữa không. Bị cáo mong HĐXX xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của bị cáo để bị cáo có thời gian chấp hành các án phạt, để trước khi nhắm mắt xuôi tay cũng được công nhận là người đã hoàn thành nhiệm vụ. 

    Suốt 35 năm công tác, bị cáo tự nhận thấy chưa hoàn thành chức trách nhiệm vụ của mình. Có người dân từng nói: "Ông Thăng ơi, ông cứ quyết liệt làm việc vì người dân chúng tôi đi, nếu ông không được làm Bộ trưởng Bộ Giao thông nữa thì về làm trưởng thôn của chúng tôi".

    Khi bị cáo bị Ban chấp hành Trung ương kỷ luật, con gái bị cáo nói: Thôi bố ạ, cũng may Tết này bố được ở nhà. Nay ước mơ nhỏ nhoi đó bị cáo cũng không có cơ hội thực hiện. Tết này không phải đi công trường nữa nhưng phải vào tù. Các luật sư bảo bị cáo, hai cháu ngoại đến nay vẫn hỏi sao ông ngoại đi công tác lâu về thế.

    Bị cáo mới được biết bố bị cáo đi cấp cứu chiều hôm kia tại bệnh viện Bạch Mai nên rất mong các cơ quan tố tụng cho bị cáo được thay đổi biện pháp ngăn chặn để bị cáo có thể chăm sóc bố bị cáo đang mắc bệnh hiểm nghèo và cho bị cáo được ăn Tết vui vẻ với gia đình, bạn bè, người thân. 

    Sau đó bị cáo sẽ chấp hành án phạt tù mà không biết bao giờ có thể ra được. 

    Về trách nhiệm bị cáo đã nhận ngay từ đầu và bị cáo mong HĐXX xem xét cho các bị cáo khác liên quan đến vụ án mà không có động cơ cá nhân, để cho các bị cáo đó được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. 

    Trước mắt là những ngày dài vô tận trong lao tù nhưng bị cáo luôn luôn tin tưởng vào sự công minh của pháp luật, của HĐXX.

    Bị cáo rất cảm ơn Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, VKSND Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, các luật sư đã tham gia bào chữa cho bị cáo và các bị cáo khác. Cảm ơn trại tạm giam T16 Bộ Công an. 

    Cảm ơn gia đình vợ con. Bị cáo vào trong tù rồi mới thấy giá trị lớn lao của gia đình, tình cảm của vợ con giành cho bị cáo, rất lớn lao, thiêng liêng. Cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã có sự cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh của bị cáo.

    Bị cáo xin được cảm ơn HĐXX phiên tòa!

     
    Báo quản trị |  
  • #482512   17/01/2018

    Cảm ơn bạn về một bài viết rất tường tận chi tiết về vụ án này. Mấy nay theo dõi trên báo đài chỉ biết ông Đinh la Thăng bị bắt vì tội cố ý làm trái quy định nhà nước gây thất thóat nghìn tỷ cho nhà nước chứ không biết nguyên căn, rồi viện kiểm sát truy tố như thế nào. Qua vụ việc này mong cơ quan nhà nước xét xử nghiêm minh để làm gương cho những cán bộ khác. 

     
    Báo quản trị |  
  • #482519   17/01/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Toàn văn lời nói sau cùng của Đinh La Thăng

    Ngộ nhỉ, cùng 1 người mà sao có bài viết của bạn happy smile khác, của mình xem được lại khác, đọc bài chỉ thấy 1 chữ TIẾC 

     

    "Cách đây đúng 35 năm khi tốt nghiệp trường đại học, bị cáo cùng bạn gái bây giờ là vợ lên công trường xây dựng sông Đà, mang theo tuổi trẻ với khát vọng chinh phục sông Đà.

    Với tất cả mục tiêu, sau 30 năm công tác, trong đó 33 năm đứng trong đội ngũ Đảng cộng sản VN, bị cáo luôn luôn cố gắng hoàn thiện mình để hoàn thành nhiệm vụ.

    Hôm nay bị cáo không bao giờ nghĩ mình phải đứng trước phiên tòa, đây thực sự là sự đau xót của bị cáo và gia đình.

    Bị cáo bị cáo luôn quyết liệt, dám nghĩ dám làm và chịu trách nhiệm. Bị cáo luôn làm việc không có ngày nghỉ lễ, nghỉ tết. Câu hỏi là Tết này anh đi công trường nào?

    Kể cả khi vợ bị cáo sinh 2 con gái, mà bị cáo cũng không ở nhà. Nhưng vợ của cấp dưới đẻ thì bị cáo đi thăm.

    Vào năm 2010, vợ anh Giang ở nhà máy lọc dầu Dung Quất xin nghỉ để vợ sinh, bị cáo nói cố làm rồi thăm vợ sau. Sau đó, bị cáo vào TP.HCM thăm vợ anh Giang.

    Thưa HĐXX, nhờ Đảng giáo dục rèn luyện, bị cáo luôn nỗ lực cố gắng để hoàn thành trách nhiệm của mình. Tuy nhiên ở PVN, do bị cáo quyết liệt nên xảy ra sai phạm.

    Ở ngành giao thông, 5 năm giữ cương vị người đứng đầu, bị cáo còn nợ đường cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành và đường sắt cao tốc để sáng uống cà phê Hà Nội, tối cà phê TP.HCM

    Ở TP.HCM, bị cáo còn nợ người dân lời hứa đưa TP trở lại vị trí hòn ngọc Viễn Đông. Bị cáo nợ thành phố 1 khát vọng bình an, không cướp giật. Nợ khát vọng đưa Củ Chi thành trung tâm hành chính mới.

    Nợ các cháu học sinh một chương trình không bị quá tải

    Nợ một cháu bé, đã hứa đến thăm cháu và gia đình, mà không đến thăm được.

    Bị cáo còn nhiều món nợ chưa thực hiện được.

    Hôm nay đứng trước tòa nói lời sau cùng và đối diện với án phạt, bị cáo cúi đầu xin lỗi Đảng, Nhà nước, nhân dân, các thế hệ lao động dầu khí, xin lỗi ngành giao thông, xin lỗi nhân dân TP.HCM.

     
    Báo quản trị |  
  • #482816   20/01/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    6 điều đặc biệt ở phiên tòa xử ông Đinh La Thăng

    Không có vành móng ngựa, triệu tập điều tra viên, cách ly bị cáo khi xét xử… là những điều đặc biệt ở phiên tòa xử ông Đinh La Thăng.

    Phiên sơ thẩm xét xử vụ án liên quan tới hai ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh xoay quanh những sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) vừa trải qua 10 ngày làm việc với cường độ mỗi ngày gần 10 tiếng. Hiện, HĐXX nghỉ nghị án, sáng 22/1 sẽ tuyên án.
     
    Phiên tòa xét xử ở thời điểm Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Bộ luật Hình sự 2015 vừa có hiệu lực (ngày 1/1/2018). Vì vậy, nhiều hình thức, thủ tục, nội dung tố tụng lần đầu tiên được áp dụng.
     
    Bên cạnh đó, phương pháp thẩm vấn, lịch làm việc và nhân thân các bị cáo cũng làm nên nhiều điểm đặc biệt cho phiên tòa.
     
    1. Không có vành móng ngựa
     
    Đây là phiên xét xử đầu tiên TAND Hà Nội áp dụng thông tư mới của TAND Tối cao về phòng xử án theo Thông tư 01 của TAND Tối cao có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
     
    Theo tinh thần đó, 10 ngày diễn ra phiên xử vừa qua, khi trả lời thẩm vấn, các bị cáo đứng trước bục gỗ khai báo, chứ không phải vành móng ngựa. Trong những lúc đối chất, hai hoặc ba bị cáo cùng đứng trước bục, có thể nhìn thẳng vào nhau.
     
    Tại phòng xử còn có nhiều bục, ứng với mỗi vị trí khác nhau. Bục cao nhất là chỗ ngồi HĐXX gồm chủ tọa phiên tòa, thẩm phán và hội thẩm. Thư ký toà ngồi ở bục thấp hơn, phía trước.
     
    Luật sư ngồi ngang hàng viện kiểm sát. Hai bên khu vực các bị cáo ngồi là những hàng ghế dành cho người liên quan, nguyên đơn dân sự…
     
    Nhiều luật sư khi bước vào phần xét hỏi, tranh luận đã cảm ơn HĐXX vì đã áp dụng mô hình phòng xử theo Bộ luật Tố tụng hình sự mới. Họ được ngồi ngang hàng với cơ quan công tố, được nhận sự công bằng giữa bên buộc tội với bên gỡ tội.
     
    2. Điều tra viên đối chất ngay tại tòa
    Cáo trạng vụ án nêu quá trình điều tra ông Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch PVC) khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội. Ông còn bỏ trốn gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra nên cần xem xét các tình tiết này "để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc".
     
    Vào phiên làm việc ngày 10/1, cho rằng nhận định ông Trịnh Xuân Thanh "không thành khẩn khai báo" của cơ quan điều tra ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ, luật sư của bị cáo này yêu cầu HĐXX triệu tập điều tra viên đến tòa.
     
    Vài tiếng sau, trong phiên làm việc buổi chiều, điều tra viên được triệu tập tới.
     
    Luật sư của ông Thanh đã công khai đề nghị điều tra viên đưa ra bằng chứng về việc ông Thanh ‘quanh co chối tội’. Khẳng định những lời khai của ông Thanh không đúng với sự thật của vụ án, điều tra viên giải thích: "Với chứng cứ và lời khai hai ngày hôm nay của các bị cáo khác đã thể hiện tương đối rõ ràng hành vi của bị cáo Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, hồ sơ vụ án thể hiện Trịnh Xuân Thanh không xác nhận những nội dung này".
     
    Luật sư Vũ Tiến Vinh cho rằng sự có mặt của điều tra viên của Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) tại phiên tòa xử ông Đinh La Thăng là căn cứ điều 296 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 mà Bộ luật tố tụng trước đó không quy định. Theo đó, khi xét thấy cần thiết trong quá trình xét xử, HĐXX có thể triệu tập điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án. 
     
    Luật sư Nguyễn Văn Quynh cho rằng phiên toà diễn ra trong bối cảnh Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, vừa có hiệu lực sẽ là cơ hội tốt để thực hiện những cải cách tư pháp được nêu tại đây, đặc biệt là nguyên tắc suy đoán vô tội và đảm bảo việc tranh tụng được triệt để.
     
    3. Cách ly bị cáo 'chính' ngay từ đầu phiên xử
     
    Ngay sáng 8/1 khai mạc phiên xử, trước khi VKS công bố cáo trạng xét xử 22 cựu lãnh đạo, luật sư Nguyễn Văn Chiến (một trong sáu luật sư bảo vệ bị cáo Nguyễn Quốc Khánh - cựu phó tổng giám đốc PVN) nêu quan điểm cho rằng đây là vụ án lớn, phức tạp có nhiều lời khai đối lập. Ông đề nghị tòa cách ly các bị cáo và nhân chứng có lời khai đối lập khi xét hỏi.
     
    Chiều hôm đó, khi công tố viên đọc xong cáo trạng, bị cáo Đinh La Thăng bị đưa từ phòng xử án vào khu vực cách ly. Tòa cũng áp dụng việc cách ly trong quá trình thẩm vấn với bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
     
    Khác với các phiên xét xử đại án, mở đầu phần thẩm vấn vụ án HĐXX không xét hỏi các bị cáo có vai trò chính trước. Trong lúc các thuộc cấp bị xét hỏi, hai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị áp giải rời phòng xử sang khu vực cách ly. Suốt buổi chiều làm việc, hai ông không được đưa trở lại.
     
    Không chỉ bị cáo đầu vụ, mà các bị cáo có vai trò đồng phạm, giúp sức như cựu tổng giám đốc PVC Vũ Đức Thuận hay Phạm Tiến Đạt cũng bị áp dụng cách ly khi có phần khai báo mâu thuẫn về mặt quyền lợi với bị cáo khác.
     
    4. Đề nghị đặc biệt
     
    Trong phần nói lời sau cùng sáng 17/1, ông Trịnh Xuân Thanh nói vợ cùng hai con, bé út 6 tuổi, đang sống ở Đức. Thương vợ chăm con trong hoàn cảnh vất vả, ông mong HĐXX sau khi kết thúc vụ án cho "sang bên đó để có điều kiện chăm sóc con".
     
    Trước đó, cho rằng mình không gây nguy hiểm cho xã hội, đầu phiên làm việc buổi chiều 16/1, ông Đinh La Thăng đề nghị được thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng việc cho tại ngoại.
     
    Đề nghị này được ông nhắc lại vào sáng hôm sau khi nói lời sau cùng. Ông muốn được ăn cái Tết cuối cùng với gia đình, bạn bè, người thân, sau đó sẽ chấp hành án phạt tù.
     
    5. Bị cáo cám ơn HĐXX
     
    Nhiều bị cáo khi nói lời sau cùng đã cảm ơn HĐXX đã điều hành một phiên tòa dân chủ. Người đứng đầu vụ án là ông Đinh La Thăng khi nói lời sau cùng cũng cảm ơn chủ tọa, HĐXX đã điều hành phiên tòa theo tinh thần đổi mới, dân chủ, khách quan theo Hiến pháp, tinh thần cải cách tư pháp.
     
    6. Xét xử cả ngày cuối tuần
     
    Phiên tòa khai mạc sáng 8/1 với lịch làm việc từ 8h sáng. Nhưng hôm đó, 5h cổng tòa đã mở sẵn sàng, đèn sáng khắp tòa, lực lượng an ninh túc trực khắp khu vực tòa, các phố trước tòa và lân cận. 6h15 đoàn xe chở bị cáo bắt đầu vào tòa. Phiên tòa hôm đó kéo dài tới 18h.
     
    Liền một tuần sau đó, hôm nào đoàn xe chở các bị cáo cũng tới tòa trước 7h. Buổi trưa tòa nghỉ khi gần 12h, phiên làm việc buổi chiều bắt đầu lúc 13h30, thường kết thúc vào lúc 18h30, có hôm muộn hơn.
     
    Nguồn: VnExpress 
     
    Báo quản trị |  
  • #485425   24/02/2018

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1718 lần


    Đinh La Thăng cùng đồng phạm tiếp tục hầu tòa trong vụ án thứ hai vào ngày 19/3

    Theo nguồn tin riêng của Báo Công lý, ngày 19/3 tới đây, bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm sẽ tiếp tục hầu tòa ở vụ án thứ hai, vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). 

    Các bị cáo trong vụ án gồm: Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Hội đồng Thành viên (HĐTV) PVN; Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng, kiêm trưởng Ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN; Vũ Khánh Trường, nguyên Thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN; Nguyễn Xuân Thắng, nguyên Thành viên HĐTV PVN; Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Thành viên HĐTV PVN và Phan Đình Đức, nguyên Thành viên HĐTV PVN.
     
    Trong vụ án này, bị cáo Ninh Văn Quỳnh bị truy tố về 2 tội danh là Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Đinh La Thăng và 5 bị cáo liên quan cùng bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
     
    Theo bản cáo trạng truy tố, trong thời gian giữ chức Chủ tịch HĐQT PVN, bị cáo Đinh La Thăng đã có hành vi ký thỏa thuận hợp tác số 6934 ngày 18/9/2008 tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) nhưng không thông qua HĐQT.
     
     Tiếp đến, Đinh La Thăng đã quyết định việc góp vốn vào Oceanbank khi biết rõ năng lực yếu kém của ngân hàng này; ký ban hành nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ; không thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn… với tổng số tiền PVN góp vốn vào Oceanbank lên đến 800 tỷ đồng.
     
    Đến thời điểm ngày 1/1/2011, Luật Tổ chức tín dụng có hiệu lực, với vai trò Chủ tịch HĐTV, ông Đinh La Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại Oceanbank để đảm bảo tỷ lệ sở  hữu vốn điều lệ không vượt quá 15% mà tiếp tục ký quyết định giao cho bà Vũ Thị Thanh Hương là người đại diện 20% vốn của PVN tại Oceanbank trái quy định.
     
    Trên cơ sở ấy đã tạo điều kiện cho Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh tiếp tục thực hiện việc góp vốn trái pháp luật 100 tỷ đồng (đợt 3) vào Oceanbank.
     
    Hậu quả hành vi của bị cáo Đinh La Thăng cùng đồng phạm thực hiện dẫn tới việc toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng của PVN bị mất hoàn toàn khi Oceanbank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại Ngân hàng TMCP Đại Dương với giá 0 đồng.
     
    Trước đó,  ngày 22/1/2018, sau 14 ngày xét xử, bị cáo Đinh La Thăng đã bị TAND TP Hà Nội xử phạt 13 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Vụ án này xảy tại PVN và Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam. 
     
    Trong vụ án này, cáo trạng truy tố các bị cáo xác định, trách nhiệm lớn nhất thuộc về bị cáo Đinh La Thăng.
     
    Được biết, Hội đồng xét xử trong vụ án thứ hai xét xử Đinh La Thăng gồm 5 người: 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa. Hai kiểm sát viên: Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thị Hồng Vân (Viện KSND TP Hà Nội) giữ quyền công tố tại phiên tòa. Ngoài ra, Tòa án và Viện Kiểm sát còn bố trí thêm 1 thẩm phán, 2 hội thẩm nhân dân, 1 kiểm sát viên dự khuyết tại phiên tòa.
     
    Tham gia tranh tụng tại phiên tòa còn có khoảng 20 luật sư, 10 người làm chứng, 1 nguyên đơn dân sự là PVN, 1 tổ chức và 7 cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
     
    Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 10 ngày, từ ngày 19 - 29/3, xét xử cả ngày thứ bảy và chủ nhật.
     
    Nguồn: Công lý

    Thông tin vụ việc sẽ tiếp tục được cập nhật đến các bạn! 

     
    Báo quản trị |