Cảm ơn bài viết của bạn và mình xin nêu rõ về hai quan điểm dưới đây như sau:
Thứ nhất là về thành viên gia đình được hướng dẫn kỹ năng từ chối uống rượu, bia: Theo Điều 34 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định các gia đình có trách nhiệm giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia. Đồng thời, cần hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỷ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; tham gia với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Đây là một trong những trách nhiệm cơ bản của gia đình trong việc phòng, chống tác hại của rượu, bia được đề cập tại Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia 2019.
Thứ hai, không quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong khung giờ vàng, theo đó việc quảng cáo đối với rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên bị nghiêm cấm. Riêng trong trường hợp quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt tại Khoản 3 Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019, cụ thể:
Không quảng cáo trên truyền hình trong thời gian từ 18h đến 21h hàng ngày, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ;
Không quảng cáo trên báo nói, trên truyền hình ngay trước, trong và sau chương trình dành cho trẻ em;
Không quảng cáo trên phương tiện giao thông…
Việc quy định này cho thấy những vấn đề liên quan đến rượu bia đang ngày càng được quản lý bởi các biện pháp khắt khe của pháp luật Việt Nam, nhằm xây dựng một môi trường sống lành mạnh hơn. Có thể thấy, những điểm mới này của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đã ràng buộc các hành vi liên quan đến rượu bia của người dân mà còn với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất bia, rượu...