Nạn nhân của bạo lực gia đình là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thưởng và được xã hội quan tâm. Có thể nói Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân của bạo lực gia đình. Hiện nay, Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi đang được nghiên cứu, xây dựng và lấy ý kiến góp ý.Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008.
Sau gần 15 năm thực hiện, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đã tạo nên chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi trong công cuộc phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ người bị bạo lức gia đình và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Thông qua đó, tạo được sự an tâm trong lòng người dân cũng như nâng cao quyền bình đẳng giới trong gia đình, giúp cho xã hội ngày tốt đẹp hơn.
Tuy lợi ích là vậy, nhưng song song vẫn còn những mặt hạn chế mà trong quá trình áp dụng pháp luật hiện hành gặp phải.
Thấu hiểu được điều đó, ngày 02/10/2021 Quốc hội cho lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi .
Theo đó, Dự thảo Luật gồm 6 chương, 62 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung nội dung 42 điều trong Luật hiện hành, xây dựng mới hoàn toàn 17 điều, bỏ 3 điều, so với Luật hiện hành tăng 16 điều.
Dự thảo Luật này đang được Quốc hội xem và dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 10 năm 2022.
Những điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi
Khái niệm “Bạo lực gia đình”
So với Luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành thì Dự thảo Luật mới quy định khái niệm “Bạo lực gia đình” là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục đối với thành viên khác trong gia đình, được quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Dự thảo.
Khác với Luật hiện hành, Dự thảo đã bổ sung hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại về tình dục với thành viên khác trong gia đình cũng là một hành vi bạo lực gia đình.
Các điểm mới của hành vi bạo lực gia đình
1. Sửa đổi điểm c, Khoản 1 Điều 2 Luật hiện hành
Theo đó, Dự thảo quy định hành vi “Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây tổn hại về thể chất, tinh thần”.
Nếu so với Luật hiện hành thì hành vi “Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý” cần được chứng minh mang lại hậu quả nghiêm trọng, còn với Dự thảo chỉ cần xác định là có tổn hại về thể chất và tinh thần thì đã được xem là hành vi bạo lực gia đình.
2. Ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động hợp pháp.
Quy định này là hoàn toàn mới so với Luật hiện hành được quy định tại Khoản 4 Điều 4 Dự thảo.
Theo đó, các hoạt động hợp pháp theo luật định thì các thành viên trong gia đình được quyền tham gia mà không bị sự ngăn cản của gia đình
Ngược lại, nếu ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động hợp pháp sẽ thuộc một trong các hành vi bạo lực gia đình.
3. Phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi
chưa được sự đồng ý của người có liên quan.
Quy định được đề cập tại Khoản 6 Điều 4 Dự thảo.
Theo đó, không được phép phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người đó.
Hành vi phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi chưa được sự đồng ý của người có liên quan la hành vi bạo lực gia đình
Chẳng hạn: đăng những hình ảnh của con cái lên mạng xã hội cần được sự đồng ý của người con.
4. Cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục mà vợ hoặc chồng không
mong muốn.
So với Luật hiện hành chỉ có quy định về “ Cưỡng ép quan hệ tình dục” thì Dự thảo quy định bổ sung các hành vi cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục mà vợ hoặc chồng không mong muốn cũng là hành vi bạo lực gia đình. Quy định này được đề cập tại Khoản 8 Điều 4 Dự thảo.
5. Cưỡng ép nghe, xem âm thanh, hình ảnh khiêu dâm.
Quy định được đề cập tại Khoản 9 Điều 4 Dự thảo.
Cụ thể, các thành viên trong đình không được phép cưỡng ép các thành viên khác nghe, xem những hình ảnh khiêu dâm.
Chẳng hạn: Chồng buộc vợ xem những hình ảnh 18+ khi người vợ không mong muốn.
Những hành vi cưỡng ép đó được xem là hành vị bạo lực gia đình.
6. Kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính.
Cụ thể, quy định về những hành vi kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên trong gia đình làm người đó lâm vào tình trạng phụ thuộc tài chính, không tự chủ được thu nhập, tài chính của bản thân thì được xem là hành vi bạo lực gia đình căn cứ tại Khoản 13 Điều 4 của Dự thảo.
Trong quá trình sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, phương pháp lấy nạn nhân làm trọng tâm đã được áp dụng để đảm bảo quyền của nạn nhân bị bạo lực gia đình, đảm bảo nhu cầu và tiếng nói của họ được xem xét và lắng nghe một cách nghiêm túc, đặc biệt trong bối cảnh tại Việt Nam, vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ chủ yếu còn tiềm ẩn.
Phương pháp tiếp cận lấy nạn nhân làm trọng tâm là đặt các nhu cầu và ưu tiên của nạn nhân bị bạo lực được đặt lên hàng đầu trong mọi tình huống ứng phó và xây dựng chính sách. Đặc biệt, nạn nhân bị bạo lực phải được đảm bảo những điều sau đây:
-Được đối xử với nhân phẩm và sự tôn trọng;
-Có toàn quyền tiếp cận với môi trường an toàn, hỗ trợ, không phán xét;
-Có quyền tiếp cận thông tin thích hợp;
-Được tạo điều kiện để đưa ra lựa chọn và quyết định sáng suốt;
-Được hưởng quyền về sự riêng tư và bí mật.
Như vậy, việc lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi nhằm thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những bất cập của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành.