Điểm khác nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng trong kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #589670 14/08/2022

    Điểm khác nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng trong kinh doanh

    Tiêu chí

    Tạm ngừng thực hiện hợp đồng

    Đình chỉ thực hiện hợp đồng

    Hủy bỏ hợp đồng

    Căn cứ pháp lý

    Luật thương mại 2005

    Khái niệm

    Là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.

    (Điều 308)

    Là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

    (Điều 310)

    Bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng, cụ thể:

    - Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng;

    - Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

    (khoản 1, 2 và 3 Điều 312)

    Trường hợp áp dụng

    - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

    - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

    (Điều 308)

    - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;

    - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

    (Điều 310)

    - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

    - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

    (khoản 4 Điều 312)

    Giá trị hiệu lực của hợp đồng

    Hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

    Hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ.

    Phần hợp đồng bị hủy bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết (trừ trường hợp hủy bỏ hợp đồng giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần).

    Hậu quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ của các bên

    - Các bên không phải thực hiện hợp đồng trong thời gian tạm ngừng hợp đồng;

    - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    (Điều 309)

    - Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng;

    - Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng;

    - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    (Điều 311)

    - Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp;

    - Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền;

    - Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.

    (Điều 314)

     

     
    338 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tranquanghung651999@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590237   28/08/2022

    Điểm khác nhau giữa tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng trong kinh doanh

    Cám ơn bài viết hữu ích của ban! Theo đó, tạm ngừng thực hiện hợp đồng có tính chất tạm thời của một bên hợp đồng không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Còn đối với, Đình chỉ thực hiện hợp đồng thì một bên hợp đồng sẽ chấm dứt hẳn việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Trong trường hợp, hủy bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ hẳn 1 phần hay toàn bộ các nghĩa vụ trong hợp đồng, trong trường hợp hủy bỏ một phần hợp đồng thì các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

     
    Báo quản trị |