Điểm cộng thi đại học – không có gì là bất công

Chủ đề   RSS   
  • #396890 19/08/2015

    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Điểm cộng thi đại học – không có gì là bất công

    Dạo gần đây, có lẽ là do áp lực đậu – rớt ĐH (và cách tiếp nhận hồ sơ công bố thông tin xét tuyển “mới lạ” của Bộ) nên đã có rất nhiều bài viết than trách việc cộng điểm ưu tiên cho một số thí sinh, quan điểm của mình là “các bạn hãy im lặng và ngừng kêu ca đi” vì điểm cộng này là hợp lý.

     

    Nếu các bạn muốn hỏi “Vì sao lại thế ?” vậy thì trước tiên hãy phân tích số điểm cộng này:

     

    Đối với điểm cộng khi xét tuyển đại học thì bao gồm 2 loại điểm là điểm ưu tiên và điểm khuyến khích.

     

    -          Đối với điểm ưu tiên sẽ bao gồm 2 loại nhỏ:

     

    + Ưu tiên theo đối tượng:

     

    Ở đây có 2 nhóm đối tượng được ưu tiên (gọi là UT1 và UT2), điểm cộng tương ứng là 2 điểm và 1 điểm; cụ thể chi tiết các loại đối tượng ưu tiên thì mọi người có thể xem ở khoản 1 điểu 7 Thông tư 03/2015/TT-BGDĐT

     

    Trong nhóm đối tượng này thì thường gặp nhất (và bị phản đối nhiều nhất) là nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số, mà theo quy định của Thông tư 03/2015/TT-BGDĐT thì với đối tượng này sẽ có 2 mức ưu tiên:

     

    Nếu thí sinh là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn thì sẽ thuộc diện UT1 (cộng 2 điểm). Những địa phương khó khăn, đặc biệt khó khăn này sẽ do Thủ tướng hoặc Ủy ban Dân tộc quyết định.

     

    Còn với các thí sinh là người dân tộc thiểu số cư trú ở các vùng khác không phải vùng khó khăn thì điểm cộng sẽ là 1 điểm.

     

    + Ưu tiên theo khu vực cư trú:

     

    Các khu vực ưu tiên này được thực hiện theo khoản 4 điều 7 Thông tư 03/2015/TT-BGDĐT, theo đó sẽ có 3 khu vực được ưu tiên và 1 khu vực không được ưu tiên như sau:

    KV 3 (không ưu tiên): Các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương (vd: các quận của TP.HCM).

    KV 1 (cộng 1,5 điểm): các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn (theo quyết định của Thủ tướng, UBDT).

    KV 2 (cộng 0,5 điểm): Các thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã; các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1), vd cho nhóm khu vực này là huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn của Tp.HCM.

    KV 2 – NT (cộng 1 điểm): các địa phương không thuộc KV 1, KV 2, KV 3; cụ thể hơn là các huyện thuộc tỉnh (mà không thuộc nhóm KV1), vd huyện Bến Lức tỉnh Long An (những xã không thuộc nhóm khó khăn).

     

    -          Điểm khuyến khích:

     

    Được áp dụng cho các đối tượng đi thi và có giải trong các kỳ thi quốc gia (các đối tượng được tuyển thẳng nhưng không dùng quyền tuyển thẳng), mức điểm cộng cụ thể sẽ do từng trường quy định theo quy chế tuyển sinh của trường.

     

    Vd: trường đại học Y Hà Nội quy định thí sinh đạt giải nhì kỳ thi Quốc gia môn Sinh, Toán, Hóa sẽ được cộng 3 điểm, đạt giải ba sẽ được cộng 2 điểm.

     

    Như vậy, tổng điểm cộng mà một thí sinh có thể đạt được khi nộp đơn vào ĐH Y Hà Nội sẽ là 6,5 điểm bao gồm: 2 điểm đối tượng (vd: người dân tộc sống ở vùng khó khăn), 1,5 điểm khu vực (sống ở vùng khó khăn), 3 điểm khuyến khích do đạt giải nhì quốc gia các môn Toán, Sinh, Hóa.

     

    Qua thông tin về điểm cộng thì có một số nhận xét sau:

     

    Đầu tiên: nếu bạn là người dân tộc thiểu số thì bạn sẽ được công điểm, tuy nhiên mức điểm cộng sẽ tùy vào nơi họ cư trú.Vậy tại sao lại cộng điểm cho thí sinh là người dân tộc thiểu số?

     

    Với câu hỏi này thì hãy đặt vấn đề ngược lại, nếu 12 năm học tiểu học, trung học và kỳ thi quốc gia, chương trình yêu cầu bạn học bằng tiếng dân tộc (Kh’Me, H’Mông chẳng hạn) và bạn sẽ được 02 điểm cộng, bạn nghĩ sao, có chấp nhận không ?

     

    Tất nhiên, ví dụ ở trên không phải là lý do cộng điểm, ví dụ này chỉ nhằm làm rõ khó khăn của thí sinh khi họ là người dân tộc thiểu số: họ phải học bằng một thứ ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ dân tộc của mình mà phải học bằng ngôn ngữ chung của đất nước, đây là một việc không hề dễ dàng; vì thế đối với các thí sinh này, thái độ của bạn (những người học tiếng dân tộc của mình nên cảm thông chia sẻ hơn là ganh tị về những chính sách họ được hưởng;

     

    Còn lý do để cộng điểm cho các đối tượng này thì mọi người có thể nghĩ xa hơn một tý: đó là nhằm khuyến khích việc học tập (bằng tiếng Quốc ngữ) của người dân tộc, từ đó làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, hòa hợp gắn kết các dân tộc anh em … (cái này có khi lôi cả Nghị quyết Đảng ra đọc cũng chưa đủ).

     

    Thứ hai: về chế độ cộng điểm ưu tiên khu vực thì người phải chịu “thiệt hại” lớn nhất (không được cộng điểm) chỉ là những thí sinh có hộ khẩu ở nội thành thành phố, còn nếu khu vực thí sinh sinh sống có khó khăn về điều kiện giao thông, kinh tế … thì thí sinh vẫn có điểm ưu tiên.

     

    Điều này cũng có nghĩa là những bạn đang muốn “bảo vệ” cho người sống ở những vùng khó khăn của đô thị (vd các huyện ngoại thành của tp.HCM) có thể “yên tâm”: nếu thí sinh cư trú ở khu vực ngoại thành của thành phố (như huyện Hóc Môn của tp.HCM), họ vẫn được cộng 0,5 điểm khu vực.

     

    Còn về phần những thí sinh không được cộng điểm ưu tiên, trước tiên hãy so sánh lại điều kiện của mình và những thí sinh khác: bạn tốt hơn họ về điều kiện giao thông, trường lớp … (đây là điều chắc chắn – vì nó là một trong những điều kiện để phân loại đô thị) mà điểm thi không tính điểm cộng của bạn không cao hơn họ một mức nhất định vậy thì ai là người thua cuộc ?

     

    Thứ ba: Với những bạn đạt giải học sinh giỏi kỳ thi Quốc gia thì họ xứng đáng được điểm cộng (chưa kể việc họ được tuyển thẳng), bạn ganh tỵ với họ vì điều gì ? Nếu bạn muốn điểm cộng, đơn giản thôi: hãy thi và có giải của kỳ thi quốc gia đi !

     

    Nhiều bạn có suy nghĩ rằng “họ đã thi đậu kỳ thi quốc gia mà điểm còn thấp hơn người không đi thi, vậy thì họ còn thua người không đi thi”, vậy thì có lẽ những bạn này chưa từng học ôn và thi học sinh giỏi: kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia chỉ kết thúc trước kỳ thi tốt nghiệp khoảng hơn 1 tháng, điều này có nghĩa là thí sinh chỉ có 1 tháng để ôn luyện 2 môn còn lại trong khối thi của mình (trừ môn họ thi HSG). Với thời gian ôn luyện 1 tháng đó làm sao họ có thể ôn luyện đầy đủ như những người bình thường, vốn đã giành cả năm học 12 (thậm chí 2 năm học trước) để ôn luyện các môn thi ĐH ?

     

    Hơn nữa, quy định cộng điểm khuyến khích này là do từng trường quy định (không phải là quy định chung do Bộ GDĐT ban hành), các trường sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế của trường để đưa ra quy định. Nếu bạn không được lợi trong quy định này thì lý do đầu tiên là “bạn không phù hợp với các ngành học của trường”, “họ phù hợp với ngành học của trường hơn bạn” chứ không phải rằng đây là quy định bất công.

     

    Nói tóm lại, với bản thân mình, mình thấy việc cộng điểm này hoàn toàn bình thường, và mức điểm cộng thực tế cũng không hề quá cao như bạn nghĩ (còn nếu có ai đó đạt điểm cộng quá cao thì tức là họ đã phải cố gắng rất rất nhiều và họ hoàn toàn xứng đáng với điểm cộng đó). Vì vậy, các bạn đã và đang kêu ca than vãn về chính sách này (cho chính bạn, cho con, em của bạn) tốt nhất hãy im lặng và đọc kỹ quy định pháp luật đi để hiểu rằng vì sao người khác được cộng điểm còn bạn thì không.

     

    Còn nếu bạn không đồng ý với ý kiến này, hãy thử nêu quan điểm của bạn và chúng ta sẽ tranh luận.

     

     

     
    20085 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vuhien001 vì bài viết hữu ích
    doilabatcong (20/09/2015) honghanguyen89 (19/08/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #396898   19/08/2015

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    Cộng điểm nó là bình thường từ trước đến nay. Đâu phải năm nay mới cộng điểm. Cái chính là sự gộp 2 kỳ thi vào với nhau trong 1 thời gian ngắn. Thấy học sinh hoang mang thì lại chữa cháy bằng cách chấm rộng tay. Chấm rộng tay tạo ra cái hệ quá điểm năm nay quá cao so với nhiều năm trước, sự ganh đua khắc nghiệt hơn khiến dù 0,5d cũng là 1 lợi thế chứ đâu nói gì tới 3.5 :/

    Cộng điểm là 1 chính sách tốt, nhưng cái giáo dục phổ thông không tốt tý nào

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn suponge vì bài viết hữu ích
    doilabatcong (19/09/2015)
  • #397041   20/08/2015

    vuhien001
    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Việc chấm điểm rộng tay đâu làm cho việc cạnh tranh khắc nghiệt hơn đâu bạn suponge ? Việc chấm điểm rộng hơn về hệ quả chỉ là cho điểm của mọi thí sinh cao hơn so với năm trước, và kéo theo đó là khoảng cách giữa các thi sinh sẽ giảm xuống chứ ko tăng lên (giỏi đều).

    Vấn đề phát sinh ở đây theo mình là việc nhiều thí sinh hiểu sai về năng lực của mình và từ đó nghĩ rằng mình gặp bất công khi không được cộng điểm.

    vd dễ hiểu: bạn thi được 27đ, với bạn đó là một điểm số cao (khi so với năm trước), và nếu như bạn đạt điểm số này năm trước thì bạn đã đậu (Y Dược chẳng hạn).

    Thí sinh thì cứ với tinh thần là điểm như thế thì sẽ đậu mà không tự nghĩ rằng vì sao mình có số điểm như vậy:

    1- Bạn học giỏi > điểm cao > vậy những người giỏi hơn bạn họ được bao nhiêu điểm, trong trường của bạn có bao nhiêu người giỏi hơn bạn, trong quận, huyện, thành phố của bạn có bao nhiêu người giỏi hơn bạn ?

    2- Bạn học giỏi nhất trường, nhất khu vực > vậy những người kém giỏi hơn bạn họ bao nhiêu điểm ?

    3- Bạn học bình thường mà được điểm cao vậy thì đó là do bạn "giỏi đột xuất" hay là những người bình thường như bạn điểm cũng cao như vậy, thế thì những người giỏi họ sẽ được điểm bao nhiêu ?

    Tự xét điểm số của mình qua những vấn đề đó thì thí sinh sẽ tự hiểu là họ sẽ đứng ở khoảng bao nhiêu trong số hàng chục ngàn thí sinh, và tự xác định được cơ hội vào trường của họ là như thế nào. Nếu trường hot, chắc chắn tỉ lệ cạnh tranh sẽ cao, và vì thế với điểm số không phải trong top (khi tạm so sánh với những thì sinh khác mà họ biết được) thì khả năng không đậu của họ đương nhiên sẽ lớn.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #397087   20/08/2015

    trunghieu6592
    trunghieu6592
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2014
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 3645
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 130 lần


    Người Kinh cũng có mông và người Mông cũng có kinh. vậy tại sao người Mông được cộng điểm và người Kinh thì không được cộng điểm. 

    Suy đi tính lại thì tất cả người Kinh ai ai cũng có mông .... mà tất cả người Mông thì đâu phải ai ai cũng có kinh chỉ có khoảng 1/2 số người Mông có ..... nên ... việc công điểm trong kỳ thi dh cho người Mông là hợp lý. 

    Nguồn: Copy. 

     
    Báo quản trị |  
  • #397271   21/08/2015

    Tuyệt vãi - Cám ơn bạn trunghieu6592

     
    Báo quản trị |  
  • #399931   19/09/2015

    doilabatcong
    doilabatcong

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 16
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Qua bài viết của bạn vuhien001 thì tôi đoán bạn chắc chắn là 1 trong những thí sinh tỉnh vừa dự thi đại học ở tp hoặc người thân,họ hàng dưới tỉnh của bạn lên tp thi.Ngay cả 1 đứa ngu cũng biết chính sách cộng điểm năm nay là bất công.Tôi ko ngạc nhiên khi bạn bao biện cho sự bất công này vì chuyện con người sẵn sàng vì lợi ích của mình mà tìm cách chà đạp lên lợi ích,quyền lên án của người khác đã là chuyện cơm bữa trong xã hội,ai thèm bênh vực chuyện "đúng" hay "sai" nữa?Tất cả đương nhiên chỉ bênh miếng cơm mình nhai trong miệng,mảnh áo mình khoác lên vai.Chính sách cộng điểm là do bộ GD quy định,chuyện đúng sai cũng là ở bộ nhưng điều đáng nói ở đây là nhờ chính sách này các bạn đã được "chơi trên đầu,cưỡi lên cổ" thí sinh nội thành chúng tôi năm nay vậy mà còn quay ra muốn tước đoạt quyền lên án sự bất công của chúng tôi?Chuyện thi đại học chính là 1 trong những chuyện quan trọng nhất của cuộc đời học sinh,nó ko phải 1 trò hề,nó ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống chúng tôi sau này,bạn à.

    Tôi hoàn toàn ủng hộ chuyện cộng điểm nhưng với điều kiện cộng đúng cách!Trong quan điểm của tôi,chỉ nên cộng điểm cho các thí sinh có người thân là thương binh từng chiến đấu cho đất nước và những bạn thuộc diện đặc biệt nghèo  đã được xã,huyện công nhận hoặc thuộc dân tộc thiểu số sống nơi xa xôi,hẻo lánh ít được đầu tư về giáo dục,hiếm trường học!Và ko cộng quá 2 điểm.Vì sao?Kiếm được 0,25 điểm trong kì thi lớn đã là rất quý giá,mang tính cạnh tranh khốc liệt và như tôi đã nói,tuyển sinh đại học ko phải 1 trò đùa,phải dựa vào năng lực học tập,tư duy thật sự của bản thân là chính!Trên thực tế mà nói,chỉ cần bạn kiên cường,có ý chí học tập thì dù bạn xuất thân từ vùng khó khăn,nghèo hèn đến mức nào bạn vẫn vượt hẳn những người nội thành chúng tôi,bạn đã đọc qua rất nhiều những bài báo về thủ khoa đại học xuất thân từ những vùng miền cực khó khăn chưa?Họ vừa phải phụ giúp cha mẹ vừa phải học mà ko đủ đk học thêm,luyện thi đh như bao thí sinh khác,ấy vậy mà họ vẫn xuất sắc đấy.Ngược lại,những người có cha mẹ giàu có như đại gia,đk học tập dư thừa nhưng lại dốt nát!Nghị lực là chính,hoàn cảnh sống là phụ cho nên làm ơn đừng cứ lôi cái hoàn cảnh ra mà đổ thừa nữa trong khi nhà nước đã khuyến khích các bạn bằng cách năm nào cũng cộng điểm!Nếu là những năm trước tôi sẽ ko nói gì vì chính sách cộng điểm những năm trước là chính đáng,cộng đúng đối tượng và cộng vừa phải ko thiên vị nhưng năm nay thì quá bất công ko thể ko lên tiếng!

    Cũng để tôi nói cho bạn biết bất cứ nơi nào cũng có sự phân hoá giàu nghèo cả vì mỗi người có 1 năng lực kiếm tiền khác nhau,có người sinh ra đã có thiên phú về óc kiếm tiền và cũng có người ko,có người lười,có người siêng...vv đại khái có rất nhiều yếu tố khác nhau chi phối trong đó có những yếu tố ko phải muốn là được ,từ đó quyết định đk kinh tế của mỗi người là khác nhau.Ở nội thành những tp lớn cũng ko ngoại lệ,có người giàu có người nghèo rớt mồng tơi!Đó là tôi so sánh trong cùng 1 khu vực,còn giữa tp lớn với các tỉnh thì sao?Tôi ví dụ đơn giản thế này,ở các tỉnh lẻ chỉ cần 8.000 đã có 1 ổ bánh mì thịt ngon lành còn ở tp lớn tuy cơ hội làm ăn nhiều hơn nhưng đổi lại vật chất cũng đắt đỏ hơn!15.000 chưa chắc đã ăn được 1 ổ bánh mì ngon.Các tp lớn tuy đk kinh tế,khoa học tốt hơn các tỉnh lẻ nhưng tất cả đều có cái giá phải trả của nó,chúng tôi ko hề "ngồi mát ăn bát vàng" như các bạn nghĩ và việc phân hoá đk kinh tế là ko nơi nào tránh được,việc so sánh mức sống của người dân nội thành và ngoại thành chỉ là số liệu chung vì 1 người giàu hoặc thuộc tầng lớp trung lưu ở các tỉnh thành nơi các bạn sống vẫn sướng hơn nhiều những người lao động nghèo khổ nơi nội thành chúng tôi!Thêm 1 điều nữa là tôi tin hiện nay khá nhiều trường đại học đã bắt đầu mọc lên nơi các tỉnh thành,vậy thì tại sao các bạn ko chịu học những trường đại học trong vùng của mình trong khi nhu cầu nhân lực ở các công ty tỉnh vốn ko thiếu và dân tp cũng đâu mấy ai về tranh giành cơ hội việc làm của các bạn?Các bạn luôn vỗ ngực xưng tên bảo mình yêu quê nhà nhưng tất cả những gì các bạn làm được chỉ là chạy theo ham muốn cá nhân,cho dù có kiến thức các bạn cũng đâu tình nguyện dùng nó xây dựng quê hương văn minh hơn,hiện đại hơn?Các bạn ai cũng mang tâm lí muốn đổi đời nên bằng mọi giá phải vào được 1 trường đh ở tp rồi tìm cách trụ lại tp.Tôi hiểu việc muốn đổi đời,mưu cầu 1 cuộc sống tốt hơn cho gđ là việc đúng ko có gì sai nhưng phải liệu cơm gắp mắm,tp thực sự đã quá tải,dư thừa nhân lực rồi và các bạn cũng phải biết điều 1 chút đừng lên mặt chúng tôi,năm nay các bạn đã rất may mắn vì được sự thiên vị  của bộ GD rồi,việc chúng tôi lên tiếng phản đối bất công là đúng nhưng chưa biết bộ có tiếp nhận hay ko và giả sử có tiếp nhận thì những năm sau mới chỉnh sửa,sẽ ko có chuyện bộ đột nhiên vô hiệu hoá tất cả giấy báo nhập học đã in rồi tổ chức tuyển sinh lại vì đã tốn kém nhiều tiền bạc,sức lực lẫn thời gian của phụ huynh con em rồi.

    Vậy đấy,các bạn ko cần lo vì nó ko ảnh hưởng đến các bạn.Còn nếu đã vượt qua kì thi này mà các bạn vẫn ngang ngược đòi giữ nguyên quy chế cộng điểm bất công đến tận các năm sau thì chúng tôi chỉ có thể hỏi bạn 1 câu:"Năm nay các bạn đã được tạo đk để chơi trên đầu cưỡi lên cổ chúng tôi vậy mà vẫn chưa hài lòng?Muốn đời em đời con đời cháu các bạn tiếp tục đè đầu cưỡi cổ con em cháu chắt của chúng tôi sao?Sống gì mà ác quá vậy?"

    Cập nhật bởi doilabatcong ngày 20/09/2015 12:21:34 SA Cập nhật bởi doilabatcong ngày 19/09/2015 02:15:15 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #400001   20/09/2015

    doilabatcong
    doilabatcong

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 16
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Xét cho cùng,dù có gạt qua những vấn đề tôi đã đề cập trên thì vẫn ko thể phủ nhận việc cộng điểm ưu tiên thái quá sẽ dẫn đến tình trạng điểm ảo,chất lượng nguồn nhân lực ra trường yếu kém ko đáp ứng nổi nhu cầu của nhà tuyển dụng,thất nghiệp càng tràn trề.Tôi vừa tìm được 1 bài viết khá hay nhận xét về vấn đề cộng điểm ưu tiên (nguồn:http://www.thanhnien.com.vn/toi-viet/nen-bo-che-do-cong-diem-uu-tien-trong-tuyen-sinh-dai-hoc-596034.html) và sẵn tiện trích dẫn bài viết này cho các bạn xem vì tôi nghĩ nó rất quan trọng trong việc giúp các bạn nhận thức hậu quả khôn lường của việc cộng điểm bất công:

    "Nên bỏ chế độ cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học

     

    Dễ dãi trong đầu vào theo kiểu ban phát điểm là chúng ta đang xẻo thịt đem bán rẻ nguồn nhân lực cho tương lai. Tôi cho rằng đã đến lúc chấm dứt chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học.

    Khi bạn bắt gặp những con đường nhựa gập ghềnh sống trâu hay những cây cầu dặt dẹo, thì có khả năng kiến trúc sư thiết kế hoặc kỹ sư chỉ đạo thi công nó đã từng được vinh dự vào đại học với dăm điểm cộng ưu tiên đánh bật những đồng môn phố thị không may mắn sinh ra trong gia đình "không hoàn cảnh".

    Nhìn vào bảng danh sách xét tuyển vào Đại học  Y Hà Nội năm nay mà giật mình. Bạn có thực điểm cao nhất tính đến ngày 11.8 là 29,75 điểm nhưng đứng thứ 9 (bạn này được ưu tiên 1 điểm, được 30,75 điểm), trong khi một bạn khác được 24,75 điểm, được cộng 6,5 điểm ưu tiên và khuyến khích đủ loại, nghiễm nhiên xếp thứ 6 trong danh sách với 31,25 điểm, tức là cao hơn cả điểm tuyệt đối. Tôi không rõ mọi người có dám để vị bác sĩ tương lai này cầm dao mổ mình hay người thân không. Tôi thì không.

    Ở những trường danh giá như trường Y, chênh nhau 0,5 điểm đã là hai đẳng cấp tư duy xa tắp, những người vì vài lý do mà đỗ dù dưới điểm chuẩn chỉ 1 điểm thôi, nếu có tự trọng thì nên rút lui vì mạng người không phải cái có thể đùa.

    Dễ dãi trong đầu vào theo kiểu ban phát điểm là chúng ta đang xẻo thịt đem bán rẻ nguồn nhân lực cho tương lai. Nên nhớ mục đích của đại học là đào tạo nhân lực chứ không phải từ thiện, tế bần. Tôi chấp nhận sự ưu tiên về học phí, về điều kiện sinh hoạt hay chế độ ưu đãi phi kiến thức khác đối với các đối tượng này, nhưng ưu tiên về điểm đầu vào thì không thể chấp nhận được. Dễ thấy, một người "hoàn cảnh" có tố chất kém vào đại học, thì một người "không hoàn cảnh" có tố chất tốt hơn sẽ phải đứng ngoài giảng đường. Và người tuyển dụng thì cần nhân viên giỏi chứ không cần nhân viên có hoàn cảnh khó khăn.

    Cũng giống như một lò bánh mì vậy, bạn cần bột ngon thì bánh nướng mới ngon, bột thiu, phẩm cấp kém hơn thì bánh sẽ không thể nuốt được. Người tuyển dụng cũng như khách mua bánh, họ thấy bánh dở thì sẽ bỏ đi không mua, chứ không có thời gian quan tâm người cung cấp bột cho cửa hàng bánh có hoàn cảnh khó khăn ra sao, sống trong điều kiện thiếu thốn thế nào.

    Gần 20 vạn cử nhân ra trường thất nghiệp sẽ kiếm được việc gì khi họ không có năng lực thực sự? Chúng ta luôn nói về sự quan trọng của kỹ năng sống, kỹ năng mềm, nhưng lại chấp nhận sự ưu tiên vô lý để chấp nhận tuyển sinh những người thậm chí không có đủ kỹ năng cứng tức kiến thức phổ thông, như đa số các bạn thuộc diện ưu tiên tôi gặp thì họ không có những khả năng rất cơ bản mà bất kỳ đứa trẻ thị dân nào cũng thành thục như tiếng Anh, tranh luận, thuyết trình hay tệ hơn là là gửi email. Chúng ta tốn một đống tiền để đào tạo họ trong vô vọng và rồi họ ra trường thất nghiệp gia nhập vào đội hình chợ người cuối dốc đường Bưởi, liệu đó có phải là cách làm khôn ngoan?

    Trong khi đó, những học sinh thị dân có năng lực tốt hơn bị tước mất cơ hội được đào tạo đại học, thời gian trôi đi họ sẽ trở thành những người mang đầy bất mãn và căm giận xã hội. Nên nhớ, những người có học thức nhưng bất đắc chí chính là những ngòi nổ nguy hiểm cho xã hội hơn bất kỳ một loại bom mìn thời chiến nào còn sót lại.

    Công bằng không phải là cào bằng. Ưu tiên cho một vài đối tượng bằng cách tước đi cơ hội của những người xứng đáng hơn sẽ vô hình trung làm hại cả hai. Với tố chất kém hơn thì khi nhập học, những người được ưu tiên sẽ khó mà bắt kịp trình độ với nhóm còn lại, mặc cảm, cô lập sẽ nảy sinh khi khoảng cách ngày càng lớn. Sau năm nhất, năm hai, sự chểnh mảng và chán chường lên đến đỉnh điểm có thể trở thành tai họa. Nhẹ thì bỏ học hoặc vật vã không ra được trường, nặng thì vướng vào tệ nạn xã hội, hay xui xẻo hơn thì có khi chỉ còn lại đôi tổ ong bên thành cầu Long Biên sau mùa bóng.

    Xin đừng để tương lai của dân tộc được xây bằng từ thiện."

     

     

    Cập nhật bởi doilabatcong ngày 20/09/2015 11:57:25 CH Cập nhật bởi doilabatcong ngày 20/09/2015 10:41:48 CH Cập nhật bởi doilabatcong ngày 20/09/2015 01:39:43 SA
     
    Báo quản trị |