Dì và Cậu tôi có được quyền thừa kế dù nhà do gia đình chúng tôi góp phần tạo lập?

Chủ đề   RSS   
  • #7180 03/07/2008

    PhamBichHien

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:30/06/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dì và Cậu tôi có được quyền thừa kế dù nhà do gia đình chúng tôi góp phần tạo lập?

    Vào năm 1969, gia đình ngoại tôi rời quê vào Quy Nhơn lập nghiệp, làm nghề nấu bánh chưng khoảng 5 năm. Năm 1975, Dì tôi đi lấy chồng và sống tại ngôi nhà ở quê do ông ngoại tôi đã mất để lại.

    Lúc bấy giờ ngoại tôi 51 tuổi. Năm 1979, Cậu tôi vượt biên khi đang học tại Đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh và định cư ở Úc cho đến nay. Năm 1978, mẹ tôi lập gia đình và chúng tôi sống với nhau từ đó đến nay, mẹ tôi làm nhân viên nhà nước vừa cải thiện bằng cách trồng rau bán, ba tôi chạy xe khách.

    Năm 1995, ngôi nhà mà chúng tôi đang ở năm trong diện quy hoạch giải toả, số tiền đền bù giải toả được cấp là 9 triệu đồng. Lúc này, ba mẹ tôi quyết định thêm tiền vào để mua một lô đất mặt phố để cất nhà để sau này tiện bề kinh doanh, chứ không theo chỉ điểm của chính quyền địa phương.

    Lúc này chính quyền địa phương đã đồng ý và số tiền đền bù được quy ra tiền mặt là 9 triệu đồng như đã nói ở trên, nhưng chính quyền nơi đây vẫn ghi trong giấy được cấp đất đền bù mang tên của ngoại tôi vì ngoại tôi là chủ hộ của ngôi nhà bị giải toả, lúc này ngoại tôi đã 71 tuổi. Tuy nhiên từ đó đến nay vẫn chưa làm giấy chứng nhận quyền sở hữu.

    Bao nhiêu năm sau đó trôi qua, gia đình tôi nương tựa nhau mà sống. Năm 2000, ngoại tôi đột ngột bị tai biến mạch máu não và bị liệt nữa người, phải nằm một chỗ, chữa trị lâu ngày ngoại tôi cũng đi lại được nhưng phải có người dìu dắt.

    Năm 2007 ngoại tôi lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 83. Chỉ đợi đúng ba hôm sau ngày ngoại mất, dì và cậu tôi đòi thừa kế di sản của ngoại tôi (căn nhà hiện nay chúng tôi đang ở). Chúng tôi cay đắng khi tình đời đổi trắng thay đen.

    Chúng tôi biết làm sao đây khi ba mẹ tôi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên mình, không biết làm sao để chứng minh phần tài sản mà ba mẹ tôi đã dày công tạo lập từ thuở hàn vi.

    Ngôi nhà này do ba mẹ tôi dành dụm cả đời mới có, còn nếu chia quyền thừa kế cho dì và cậu thì quá bất công với chúng tôi, những người đó không có đóng góp nào dù là nhỏ nhất để cấu thành tài sản này cả, ngay cả việc chăm sóc mẹ già bệnh tật họ cũng chẳng đỡ đần, trăm thứ đều một mình ba mẹ tôi lo.

    Gia đình chúng tôi xin chân thành khẩn thiết quý luật sư tư vấn cho gia đình chúng tôi phải làm gì để bảo toàn được tài sản của chúng tôi. Gia đình chúng tôi mong sớm nhận được tin phúc đáp từ quý vị và xin chân thành cảm ơn. Thư phúc đáp xin gửi về địa chỉ: phambichhienvn@yahoo.com.vn

     
    4939 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #7181   10/07/2008

    lsthanhthy
    lsthanhthy
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3990
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 93 lần


    Dì và Cậu tôi có được quyền thừa kế dù nhà do gia đình chúng tôi góp phần tạo lập?

    Mong ước những giải pháp tư vấn sẽ giúp bạn và gia đình vượt qua khó khăn hiện tại. Mọi buồn khổ chẳng giải quyết được gì. Hãy đối diện và vượt qua chúng một cách nhẹ nhàng như chưa từng có.

     Trong trường hợp cụ thể của bạn. Văn phòng luật sư Hữu Luật xin trả lời như sau:

     1. Về di sản của ông bà ngoại bạn.

    Di sản của ông bà ngoại gồm hai bộ phận. (1) Phần đất ở quê do vợ chồng dì của bạn quản lý, sử dụng. Sau đó, dì bạn giao cho vợ chồng người anh chồng của dì ở. Việc dì của bạn tự ý giao cho người khác sử dụng, khi chưa có sự đồng ý của đại diện chủ sở hữu (bà ngoại của bạn) và các đồng thừa kế phần tài sản của ông ngoại (bà ngoại, mẹ, cậu của bạn) là hoàn toàn trái pháp luật. (2) Một phần tài sản trong khối tài sản chung với cha mẹ bạn đang quản lý, sử dụng.

    Theo pháp luật về thừa kế, các con của ông bà ngoại gồm, dì; cậu; mẹ bạn là người được thừa kế theo pháp luật (do họ chết không để lại di chúc). 

    Nếu các đồng thừa kế không thể thỏa thuận việc phân chia di sản. Một trong các đồng thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án phân chia di sản.

     2. Về phần di sản của ông bà ngoại trong khối tài sản chung với cha mẹ bạn là rất phức tạp:

    Như bạn trình bày, phần di sản của ông bà ngoại chỉ là phần đất được đền bù khi giải tỏa nhà đất của ông bà ngoại vào năm 1993. Trị giá 9 triệu đồng. (Theo chúng tôi phần này bao gồm nhiều khoản chứ không phải chỉ là bồi thường thiệt hại về nhà, đất khi giải tỏa).

    Cha mẹ bạn xin chính quyền cho hoán đổi vị trí. Tiền chênh lệch do hoán đổi vị trí đất là 17 triệu. Như vậy, có nghĩa là tổng giá trị thửa đất năm 1993 là 26 triệu đồng. Phần của mỗi bên được xác định như sau:

    Giá trị tài sản của cha mẹ bạn đối với phần đất được hoán đổi là 17/26;

    Giá trị tài sản của ông ba ngoại đối với phần đất được hoán đổi là 9/26.

    Phần xây dựng là tiền do cha mẹ bạn bỏ ra. Do đó, chúng tôi nghĩ dì và cậu bạn không tranh chấp phần xây dựng trên đất, mà chỉ tranh chấp giá trị phần đất hiện có trong khối tài sản chung giữa cha mẹ bạn với ông bà ngoại bạn.

     Theo kinh nghiệm của chúng tôi, đề nghị gia đình bạn nên mời dì, cậu của bạn đến để thỏa thuận việc phân chia di sản của ông bà ngoại bạn.

    Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và sau khi đạt thỏa thuận cần phải có xác nhận của chính quyền nơi tổ chức họp phân chia di sản hoặc của Phòng công chứng Nhà nước.

    Trong quá trình thỏa thuận cần nêu rõ các vấn đề sau:

    1. Xác định tài sản nào là di sản của ông bà ngoại chưa được chia, xác định ai là người được thừa kế di sản.

    · Đất hiện do anh chồng của dì sử dụng;

    · Tỷ lệ quyền sở hữu trong khối tài sản chung của cha mẹ bạn.

    2. Cha mẹ bạn yêu cầu các đồng thừa kế phải có nghĩa vụ thanh toán các chi phí sau:

    · Về công chăm sóc nuôi dưỡng bà ngoại;

    · Chi phí khám, chữa bệnh, thuốc điều trị cho bà, chi phí mai táng và các chi phí khác (nếu có). Chi phí này phải được thanh toán trước khi phân chia di sản.

     

    Thân ái.

     

    Ls.Phan Thanh Thy

    VPLS Hữu Luật

    CN. 527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM

     

     

    Luật sư Phan Thanh Thy

    Văn phòng luật sư Hữu Luật

    527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM

    ls.thanhthy@gmail.com

    ls.phanthanhthy@gmail.com

    (08) 38302 695 - 0903 01 01 58

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Phan Thanh Thy

Văn phòng luật sư Hữu Luật

527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM

ls.thanhthy@gmail.com

ls.phanthanhthy@gmail.com

(08) 38302 695 - 0903 01 01 58