Di sản thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #98973 26/04/2011

    tongbiethanh92

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Di sản thừa kế

    Minh có thắc mắc là di sản có bao gồm nghĩa vụ của người chết ko?
    Những nghĩa vụ tài sản(ko gắn với nhân thân) mà người chết để lại được giải quyết như thế nào?
    Mình đang học phần chung của Bộ luât dân sự,gần thi rồi mà sao mình thấy lơ mơ quá ko biết học ôn sao đây.Các bạn có kinh nghiệm gì chỉ cho mình với?cảm Ơn
     
    20995 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #98974   27/04/2011

    tongbiethanh92
    tongbiethanh92

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Theo mình thi di sản bao gồm cả nghĩa vụ tài sản (trừ những nghĩa vụ gắn với nhân thân).Nhưng người qua sễ kho thực hiện nghĩa vụ này mà chuyển sang cho người hưởng thừa kế hoặc người quản lý di sản(điều 637 BLDS)
     
    Báo quản trị |  
  • #99009   27/04/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    BLDS 2005 quy định:

    Điều 634. Di sản 
    Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

    Điều 163. Tài sản 
    Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

    Điều 181. Quyền tài sản 
    Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.  

    Khái niệm di sản trong Từ điển Luật học:

    Di sản là "Tài sản mà người đã chết để lại, bao gồm:

    1. Tài sản mà người đã chết chủ sở hữu, gồm có:

    a. Tài sản riêng như: tư liệu sinh hoạt (vd. Quần áo, chăn màn, giường tủ, máy thu thanh, máy thu hình, vv.); tư liệu sản xuất, vốn sản xuất hoặc kinh doanh hợp pháp; nhà ở; tài sản được thừa kế, tặng cho; tiền mua trái phiếu; tiền tiết kiệm gửi ngân hàng hoặc quỹ tín dụng; các thu nhập khác (vd. Tiền công lao động, tiền nhuận bút, tiền thưởng, tiền trúng xổ số, vv.).

    b. Phần tài sản của người đã chết trong khối tài sản chung với người khác (vd. Sở hữu chung một ngôi nhà, một cơ sở sản xuất, kinh doanh, vv.). c. Những quyền về tài sản do người chết để lại (vd. đòi nợ, đòi tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã cầm cố, đòi bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng,...)

    2. Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (X. Thừa kế quyền sử dụng đất)".

    Khái niệm di sản trong Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam:

    Di sản là "Tài sản (tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp khác) của người chết để lại, gồm: những tài sản thuộc sở hữu của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác, quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Người chết không những để lại các quyền về tài sản (như quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ...) mà còn có thể để lại cả những nghĩa vụ về tài sản (như phải trả nợ, phải trả công lao động hoặc bồi thường thiệt hại). Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi DS mà mình đã nhận được. Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản chung của vợ chồng thuộc về DS của người chết (được quy định tại điều 637 Bộ luật dân sự)".

    Theo tôi, di sản không bao gồm cả nghĩa vụ về tài sản. Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam đưa nghĩa vụ về tài sản vào trong khái niệm di sản là không hợp lý và không đúng với ý nghĩa của BLDS quy định về di sản.

    Bởi lẽ theo quy định tại Điều 634 thì di sản chỉ bao gồm tài sản của người chết để lại. Điều 163 quy định tài sản bao gồm... và các quyền về tài sản.

    Như vậy, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại chỉ có thể là quyền về tài sản của những người mà người chết có nghĩa vụ đối với họ, chứ không thể là di sản. 

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 27/04/2011 08:43:47 SA

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #99020   27/04/2011

    julio_nido
    julio_nido

    Male
    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2009
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 736
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 10 lần


    Theo Điều 648 BLDS, trong việc xác định loại thừa kế theo di chúc thì quyền của người lập di chúc bao gồm: 

    1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

    2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

    3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

    4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

    5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

    Như vậy có thể nhận thấy BLDS đã không xem nghĩa vụ là một loại di sản. Tuy nhiên nếu như người thừa kế là người nhận được phần di sản thừa kế thì có thể bao gồm cả những nghĩa vụ gắn liền với tài sản đó (theo di chúc của người chết chỉ định hoặc theo quy định của pháp luật). Theo Điều 683 BLDS nếu như khi người chết còn nhiều nhĩa vụ tài sản khác chưa thanh toàn thì sẽ được ưu tiên thanh toàn theo trình tự như sau:

    1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

    2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

    3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

    4. Tiền công lao động;

    5. Tiền bồi thường thiệt hại;

    6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

    7. Tiền phạt;                   

    8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

    9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

    10. Các chi phí khác.

    Một vài quan điểm nhỏ trao đổi cùng bạn!

    Veritas Liberabit Vos!

     
    Báo quản trị |