Đi làm trong thời gian nghỉ thai sản

Chủ đề   RSS   
  • #589132 31/07/2022

    ltd240195

    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:30/06/2022
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 17 lần


    Đi làm trong thời gian nghỉ thai sản

    Mọi người cho mình hỏi chế độ nghỉ thay sản theo văn bản nào quy định. Cụ thể người nghỉ thai sản làm kế toán, đơn vị thỏa thuận với kế toán trong thời gian nghỉ thay sản tiếp tục làm kế toán, vậy đơn vị làm như thế nào đúng theo quy định, không vi phạm với luật lao động.
     
    271 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #589133   31/07/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Đi làm trong thời gian nghỉ thai sản

    Về vấn đề của bạn, mình xin phép chia sẻ như sau:

    Thời gian được hưởng chế độ thai sản

    Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ thai sản khi sinh con trong trường hợp thông thường như sau:

    "Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

    1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

    Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng."

    Theo đó, thời gian nghỉ thông thường sẽ là 6 tháng.

    Đi làm trong thời gian được nghỉ thai sản

    Tiếp nối vấn đề trên, theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nêu:

    "Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội."

    Theo đó, chế độ Bảo hiểm xã hội (gồm chế độ thai sản) nhằm mục đích bù đắp phần thu nhập của người lao động bị mất, cụ thể ở đây đối với chế độ thai sản thì bù đắp khi họ nghỉ sinh. Tại Điều 139 Bộ Luật lao động 2019 có nêu:

    "Điều 139. Nghỉ thai sản
    ...
    4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."

    Theo đó, pháp luật chỉ cho phép đi làm sớm trước 2 tháng, và trong 2 tháng này sẽ được nhận chế độ của cả 2 (tiền lương đơn vị trả và tiền chế độ thai sản BHXH). Còn đối với 4 tháng đầu thì người lao động không thể hưởng cùng lúc hai chế độ. Do đó, nếu làm việc ở nhà mà muốn nhận cả chế độ BHXH thì tiền lương của 4 tháng đầu đơn vị nên chuyển thành phụ cấp nào đó do quy chế tài chính của đơn vị ban hành, không xác định đó là tiền lương làm việc. Nếu không thì cơ quan BHXH sẽ truy thu tiền chế độ thai sản của 4 tháng đầu và đơn vị có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về việc kê khai sai hưởng chế độ BHXH.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/08/2022)