Dĩ hòa vi quý là gì? Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các trường hợp nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612036 28/05/2024

    Phanhienmai

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:28/02/2024
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dĩ hòa vi quý là gì? Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các trường hợp nào?

    Dĩ hòa vi quý là gì? Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các trường hợp? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Dĩ hòa vi quý là gì?

    Dĩ hòa vi quý là một thành ngữ Hán Việt

    Dĩ: Nghĩa là lấy, sử dụng.

    Hòa: Mang hàm ý về hòa hợp, hòa khí, hòa nhã, ám chỉ sự hòa thuận, sự hài hòa.

    Vi: Có nghĩa là cho, làm.

    Quý: Ám chỉ thứ có giá trị, quý báu, được coi trọng.

    Nói cách khác, "Dĩ hòa vi quý" có nghĩa là coi trọng sự hòa thuận, lấy hòa bình làm điều quý giá. Thành ngữ này khuyên nhủ mọi người nên nhường nhịn, biết cách giải quyết mâu thuẫn một cách êm xuôi, tránh va chạm, xung đột để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

    Dĩ hòa vi quý áp dụng cho mọi mối quan hệ trong xã hội, từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đến cộng đồng. Hòa giải là hiện thân của dĩ hòa vi quý trong thực tế. Khi áp dụng thành công hòa giải, các bên mâu thuẫn sẽ được giải quyết, từ đó duy trì sự hòa thuận, êm ấm trong các mối quan hệ.

    Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các trường hợp nào?

    Nếu như nói "dĩ hòa vi quý" là sự hòa hợp, khéo léo trong giao tiếp hay trong cách đối nhân xử thế nhằm tránh việc tranh chấp không đáng có xảy ra thì có thể nói "hòa giải" mang một nét tương đồng như thế.

    Hòa giải cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 là 
    việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật
     

    Theo đó, có thể thấy hòa giải và dĩ hòa vi quý đều hướng đến mục tiêu giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp một cách êm xuôi, tránh va chạm, xung đột để duy trì sự hòa bình, ổn định trong các mối quan hệ.

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định phạm vi hòa giải ở cơ sở:

    - Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:

    + Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);

    Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

    Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;

    Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;

    ...

    Như vậy, hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau:

    [1] Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác)

    [2] Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất

    [3] Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn

    [4] Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính

    [5] Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:

    - Không bị khởi tố vụ án khi có một trong những căn cứ sau và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật:

    + Không có sự việc phạm tội

    + Hành vi không cấu thành tội phạm

    + Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    + Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật

    + Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

    + Tội phạm đã được đại xá

    + Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác

    - Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

    - Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

    [6] Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

    [7] Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm

    Những vụ việc nào không tiến hành hòa giải ở cơ sở?

    Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP quy định không hòa giải ở các cơ sở các trường hợp sau đây:

    [1] Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

    [2] Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

    [3] Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp:

    - Không bị khởi tố vụ án và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

    - Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

    - Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

    [4] Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

    [5] Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013, bao gồm:

    - Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật thương mại

    - Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động

    Như vậy, dĩ hòa vi quý là một thành ngữ Hán Việt, mang ý nghĩa sâu sắc về đạo đức và cách ứng xử trong cuộc sống. Thành ngữ này khuyên nhủ con người nên coi trọng sự hòa thuận, lấy hòa bình làm điều quý giá, biết cách giải quyết mâu thuẫn một cách êm xuôi, tránh va chạm, xung đột để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

    Theo quy định của pháp luật, khi có các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định thì hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau.
     
    4566 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận