Quy định này được đề cập tại Luật về máu và tế bào gốc 2017, theo đó, nhằm bảo đảm quyền lợi cho người hiến máu và tế bào gốc, khi tham gia được hưởng các quyền lợi sau:
- Cung cấp miễn phí số lượng máu tương ứng với số lượng máu đã hiến khi có nhu cầu sử dụng máu trong quá trình điều trị tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào.
- Được nghỉ 01 buổi làm việc để đi hiến máu và 01 buổi làm việc ngay sau khi hiến máu mà không bị trừ lương hoặc tính vào ngày nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định pháp luật về lao động.
- Được ưu tiên tiếp cận với nguồn tế bào gốc tại Ngân hàng tế bào gốc quốc gia khi có nhu cầu.
- Được cung cấp thông tin về các bệnh lây truyền qua đường máu.
- Được giải thích quy trình lấy máu, tế bào gốc và các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu, tế bào gốc.
- Được đảm bảo bí mật về kết quả lâm sàng, xét nghiệm, được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khỏe hiến máu, tế bào gốc, được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sau khi hiến máu và tế bào gốc.
- Được chăm sóc, điều trị và hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu, tế bào gốc.
- Được hưởng chế độ bồi dưỡng sau khi hiến máu hoặc tế bào gốc theo quy định của Bộ Tài Chính.
Việc hiến máu, tế bào gốc được đảm bảo thực hiện dựa trên mục đích nhân đạo, tự nguyện và bí mật thông tin, đảm bảo an toàn.
Nghiêm cấm các trường hợp ép buộc, cản trở người khác hiến máu, tế bào gốc, nghiên cứu, ứng dụng lâm sàng và sử dụng khi chưa được cho phép, xuất, nhập khẩu trái phép…
Xem chi tiết tại Dự thảo Luật về máu và tế bào gốc 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 12/01/2016 09:23:33 SA