Đi đòi nợ thuê phải mặc đồng phục?

Chủ đề   RSS   
  • #520823 15/06/2019

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Đi đòi nợ thuê phải mặc đồng phục?

    Đây là đề xuất tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

    Theo đó, Dự thảo bổ sung quy định nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ: 

    "Phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên và xuất trình giấy giới thiệu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi làm việc trực tiếp với khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác liên quan".

    Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ tự thiết kế trang phục, trên trang phục phải có tên doanh nghiệp và công khai mẫu trang phục tại trụ sở chính và các chi nhánh (nếu có).

    Khi nhân viên kết thúc hợp đồng lao động, trang phục và thẻ nhân viên sẽ được doanh nghiệp thu hồi.

    Ngoài ra, Dự thảo còn sửa đổi điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động (NLĐ) trong hoạt động dịch vụ đòi nợ.

    Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 104/2007/NĐ-CP.

     

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    2942 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520833   15/06/2019

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Đòi nợ thuê không cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?

    Hiện hành, Nghị định 104/2007/NĐ-CP yêu cầu, người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

    Tuy nhiên, tại Dự thảo không còn quy định này.

    Sửa đổi Điều 15 Nghị định số 104/2007/NĐ-CP như sau:

    "Điều 15. Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ

    1. Người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ sáu tháng trở lên.

    2. Có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.

    3. Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

    b) Đã từng bị kết án, đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

    c) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

    d) Đã từng bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục người khác, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản."

    Như vậy, có phải đòi nợ thuê không cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?

    Mời các bạn cùng thảo luận!

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/06/2019)
  • #522240   30/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Việc đi đòi nợ thuê phải mặc đồng phục sẽ hạn chế được tình trạng tụ tập, gây rối diễn ra gần đây. Đồng thời nâng cao nhận thức của xã hội về ngành nghề dịch vụ đòi nợ là ngành nghề hợp pháp, giúp khách nợ khi tiếp xúc làm việc với nhân viên đòi nợ thuê có mang trang phục cảm giác yên tâm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #522351   30/06/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Liên quan đến vấn đề mặc đồng phục khi đi đòi nợ, mặc dù chưa có quy định cụ thể về việc này nhưng như mình được biết hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh có một số tổ chức, công ty tài chính, công ty đòi nợ hoạt động và tỏ rõ sự chuyên nghiệp của mình.
     
    Cụ thể là khi cho nhân viên của mình đi đòi nợ các công này luôn khuyến khích nhân viên của mình mặc đồ đen, đầu tóc lúc nào cũng được chải chuốt gọn gàng bằng hình thức cạo trọc láng o, cùng với đó những ký hiệu dạng "rồng bay, phượng múa" trên cánh tay không lẫn vào đâu được.
     
    Như vậy, với hình thức này có thể sẽ góp phần làm cho các tổ chức, công ty đòi  nợ đó làm việc thêm phần hiệu quả, đạt kết quả tốt hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #522785   04/07/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Giờ đòi nợ cũng cần sự chuyên nghiệp, đồng bộ và chỉnh chu. Một khi dự thảo này được Quốc hội thông qua thì đoán chắc cả nước sẽ được một phen hú hồn về style đòi nợ thuê. Đâu đó sẽ ngập tràn đường phố là những bộ đồng phục màu đen, tóc tai vuốt vuốt keo chăng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #527269   31/08/2019

    Mình nghĩ quy định này rất khó điều chỉnh hiệu quả trên thực tế vì không có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ đi kèm. Hiện nay hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ diễn biến rất phức tạp. Nhiều vụ việc có dấu hiệu băng nhóm tội phạm câu kết gây ảnh hưởng xã hội. Công ty đòi nợ thuê sử dụng những đối tượng là tiền án tiền sự, băng nhóm tội phạm để đòi nợ, thậm chí dùng cả vũ lực đe dọa trấn áp con nợ… gây bất ổn xã hội. Và mình nghĩ nên đưa ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê vào danh sách ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh.

     
    Báo quản trị |