Di chúc thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #104412 22/05/2011

    kitty_200928

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Di chúc thừa kế



       Em có vấn đề xin tư vấn như sau:


    1. Gia đình bà nội em (ông nội đã mất) có hai người con là ba em và cô. Năm 2000, bà nội em có làm di chúc cho ba em căn nhà là tài sản của bà nội. trên cơ sở đó ba em viết giấy tặng miếng đất có công chứng (là tài sản ba em tự mua) cho cô em xem như cô em lấy phần tài sản này không tranh chấp với nhà thừa kế bà nội để lại di chúc cho ba (tuy nhiên trong giấy cho cô em ba em chỉ ghi cho cô miếng đất nhưng không ghi ràng buộc là đổi lại không tranh chấp phần nhà nội cho).

    2. Phần nhà bà nội cho, ba mẹ em đã bỏ tiền ra xây lại (thời điểm năm 2001 khoảng 30 lượng vàng, tuy nhiên không có chứng từ chứng minh chỉ có hợp đồng xây nhà giá trị rất ít). Gia đình em đang sống và nuôi dưỡng bà nội tại nhà này, cô em ở nơi khác.

    3. Từ năm 2008 đến nay, cô em xen vào tranh chấp nhà đã sửa này. Thực tế bà nội ghét mẹ em nên cũng không thương bố em và bà rất thương cô. Bà nội em và cô em đã ra phường làm lại di chúc đổi lại tên người thừa kế là cô , lấy lý do là ba em ngược đãi bà nội (thực tế ba mẹ em nuôi dưỡng bà nội rất chu toàn, hàng xóm đều biết) và đuổi gia đình em ra khỏi nhà.

    4. Hiện tại, ba em rất buồn lâm bệnh, bà nội và cô thường xuyên làm áp lực gia đình em.

     Kính nhờ Luật sư tư vấn giúp:

    - Trường hợp di chúc được làm lại thì di chúc trước đây để nhà cho ba em (ba em vẫn còn giữ di chúc đó có công chứng) còn hợp lệ không?

    - Trường hợp không được thừa kế thì ba em phải làm gì để lấy lại phần đất đổi cho cô em và số tiền đã bỏ vào để xây lại?


    Chân thành cảm ơn.




     
    7362 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #104956   24/05/2011
    Được đánh dấu trả lời

    lsgiadinh
    lsgiadinh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2010
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 33 lần


    #0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">Chào bạn,

    #0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">Theo quy định tại Điều 662 Bộ luật dân sự 2005 thì:

    #0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">“Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào; Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật; Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị huỷ bỏ’’. #0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">Như vậy di chúc trước đây của bà Nội (để lại tài sản cho ba bạn) sẽ bị huỷ bỏ.#0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">

    #0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">Đối với phần đất mà ba bạn đã tặng cho người cô (có công chứng) là tài sản riêng của ba bạn (tài sản này được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân hay tạo lập trong trong thời kỳ hôn nhân nhưng có văn bản thỏa thuận là tài sản riêng) thì ba bạn không thể đòi lại tài sản đã tặng cho này, trừ trường hợp người cô đồng ý trả lại.#0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">

    #0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">Nếu ba bạn đã bỏ tiền ra để xây nhà thì có thể xem xét đến công sức đóng góp của ba bạn, tuy nhiên ba bạn lại không có gì chứng minh nên rất khó để yêu cầu trả lại tiền xây nhà mà ba bạn đã bỏ ra trước đây một khi bà Nội hay người cô của bạn không chấp nhận.#0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">

    #0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">Thực ra đây chỉ là những bất đồng nhỏ trong gia đình, thôi thì mọi người trong nhà nên ngồi lại bàn tính với nhau tìm cách giải quyết sao cho vẹn toàn tránh trường hợp mâu thuẫn ngày càng nhiều gây mất đoàn kết trong nội bộ và làm sức mẻ tình cảm mẹ con, anh em trong một nhà.

    #0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">Thân mến chào bạn.

    #0c0c0c; font-weight: normal; font-family: arial;">_________________

    Ls. Phạm Hiếu Nghĩa 

    VPLS Legal Việt Nam
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lsgiadinh vì bài viết hữu ích
    kitty_200928 (31/05/2011)
  • #105370   26/05/2011

    J.C.ulaw.luan
    J.C.ulaw.luan
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2011
    Tổng số bài viết (168)
    Số điểm: 1078
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    Dường như bạn chưa đưa ra những thông tin cần thiết để các LS tư vấn. Nếu bạn muốn tư vấn rõ ràng thì hãy bổ sung thêm cụ thể 1 số tình tiết.
    Nhưng nếu như chuyện của bạn đã rõ ràng như vậy thì tôi cũng có 1 điểm lưu ý trong trường hợp này.
    Vì ông nội bạn chết trước và ông bà nội bạn cũng không có di chúc vợ chồng nên ba ban có thể hưởng di chúc từ ông nội của bạn. Tuy nhiên, việc này bạn không yêu cầu Tòa án giải quyết được vì thời hạn khởi kiện đã hết. Ở đây, tôi chỉ nói ra để bạn lưu ý khi tiến hành hòa giải trong gia đinh.

    "Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!"

    Trần Hoàng Luân

    Tư vấn pháp lý miễn phí và thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp, dân sự, hôn nhân gia đình, thừa kế, doanh nghiệp, kế toán, giấy phép lao động ... và các lĩnh vực pháp lý khác.

    Email: hoangluan.luatsuvietnam@gmail.com

    ĐT: 0948682349

     
    Báo quản trị |  
  • #105611   26/05/2011

    Ls_LeDoanTuan
    Ls_LeDoanTuan
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2011
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 2314
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 127 lần


    chào bạn!
    Vấn đề bạn hỏi tôi xin trả lời như sau:
    - Di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc qua đời, một người có thể lập nhiều di chúc và di chúc sau cùng mà mâu thuẫn (thay thế người hưởng thừa kế) với những di chúc trước thì nó sẽ thay thế cho những di chúc trước kia.
    cụ thể trường hợp của bạn, nếu trước đây bà nội lập di chúc với nội dung để lại toàn bộ căn nhà và đất này cho ba của bạn, nhưng nay bà lập di chúc khác để căn nhà và đất lại cho cô của bạn thì về nguyên tắc cô của bạn sẽ là người được hưởng. Bởi vì nó là di chúc sau cùng.
    - Đối với phần đất ba của bạn đã tặng cho cô, đây là việc cho tặng không có điều kiện và thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện thì ba của bạn không thể lấy lại được.
    - Đối với căn nhà mà bạn nêu là do ba của bạn bỏ tiền ra xây dựng, nếu có những chứng cứ xác thực để chứng minh về điều này thì ba của bạn có thể yêu cầu bà trả lại số tiền mà ba của bạn đã bỏ ra. (điều này thật sự không tốt đẹp gì đâu, tôi vẫn khuyên bạn trong gia đình nên tìm hướng giải quyết tránh kiện tụng)
    chúc bạn thành công.
    thân ái!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls_LeDoanTuan vì bài viết hữu ích
    kitty_200928 (31/05/2011)
  • #106980   31/05/2011

    kitty_200928
    kitty_200928

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    [quote=lsgiadinh]Đối với phần đất mà ba bạn đã tặng cho người cô (có công chứng) là tài sản riêng của ba bạn (tài sản này được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân hay tạo lập trong trong thời kỳ hôn nhân nhưng có văn bản thỏa thuận là tài sản riêng) thì ba bạn không thể đòi lại tài sản đã tặng cho này, trừ trường hợp người cô đồng ý trả lại.

       Trường hợp giấy tặng nhà của ba em cho cô lập cùng ngày với di chúc cũ nội lập cho nhà cho ba em.  Giấy cho đất của ba em cho cô ghi tự nguyện cho, di chúc cũ trươc đây bà nội lập  cho nhà ba em thì  cô em ghi không tranh chấp căn nhà trên di chúc cũ. Những căn cứ này có là cơ sở để lấy lại miếng đất của ba em đã dổi để lấy nhà khi bà nội thay đổi ngừoi thừa kế trong di chúc không

      Trường hợp hợp đồng sửa chữa nhà ghi giá trị thấp thực tế tiền bỏ vào sửa chữa nhà lớn hơn thì có lấy lại được số tiền bỏ ra không?

    Vấn đề ở chỗ là bây giờ ba mẹ em cần lấy lại những gì đã bỏ ra còn ai là người thừa kế thì không quan trọng.

    Chân thành cảm ơn


     
    Báo quản trị |  
  • #108410   06/06/2011

    Ls_LeDoanTuan
    Ls_LeDoanTuan
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2011
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 2314
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 127 lần


    chào em!
    Việc ba em thực hiện giao dịch dân sự, cho tặng cô em thửa đất là sự tự nguyện của ba em. Tại thời điểm thực hiện việc cho tặng cô thửa đất, ba em chẳng có một điều kiện nào cả cho nên bây giờ đòi lại là không thể được, trừ trường hợp ba em chứng minh là có sự nhầm lẫn hay bị cưỡng ép (điều này là không thể đúng không). 
    Còn việc bà nội lập di chúc để lại di sản thừa kế cho Ba em hay cho cô là ý chí tự  nguyện của bà nội, không thể có một yếu tố nào có thể chi phối ý chí tự nguyện của bà. Trong trường hợp này em không thể sâu chuỗi 2 vấn đề này lại để chứng minh cho một vấn đề nào khác. Việc Ba em cho tặng cô và việc bà Nội lập di chúc cho ai là 2 vấn đề khác nhau, nó độc lập với nhau cả về chủ thể lẫn khách thể. Em không nên gượng gép nó lại làm gì và cũng không thể chứng minh được gì đâu.
    Vấn đề này, tốt nhất trong gia đình nên bàn bạc lại và tìm hướng giải quyết làm sao cho trong ấm ngoài êm.  
    Còn việc ba em muốn chứng minh số tiền mình bỏ ra xây nhà, nếu như hợp đồng thi công mà thấp hơn giá trị thực ẹế xây dựng tại thời điểm đó (thời giá của vật tư, nhân công xây dựng...) thì trong quá trình giải quyết có thể yêu cầu định giá xác minh lại. Nhưng em phải xem lại nội dung hợp đồng thi công xem là hợp đồng thi công bao trọn gói (chìa khóa trao tay) hay chỉ hợp đồng phần nhân công.  
    chúc em may mắn
    Thân ái!
     
    Báo quản trị |  
  • #108893   08/06/2011

    lsbuivanthe
    lsbuivanthe

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2010
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Tôi nghĩ rằng luật sư tuan6laws1805 đã phân tích rất thấu đáo mọi khía cạnh pháp lý trong vấn đề của bạn rồi, gd bạn nên giải quyết dựa trên tình cảm gia đình máu mủ có thể sẽ tốt hơn.
    Giải pháp cuối cùng là đưa tranh chấp ra tòa thì bạn nên có luật sư và cần lưu ý thêm 02 điểm sau:
    1. Việc thừa kế tài sản ông nội bạn, mặc dù hết thời hiệu khởi kiện thừa kế nhưng có thể khởi kiện chia tài sản chung.
    2. Các căn cứ để chứng minh số tiền ba bạn bỏ ra xây dựng nhà như luật sư Tuấn đã nói.

    Best Regards,

    Bùi Văn Thể

    0902 393 101

    buivanthe85@yahoo.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: