Có lẽ bạn chưa hiểu kỹ về hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.
Sự khác biệt cơ bản là hợp đồng thì cần có sự thể hiện ý chí của cả hai bên còn hành vi pháp lý đơn phương thì chỉ cần sự thể hiện ý chí của 1 bên để phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự.
Ví như như hợp đồng tặng cho, bên tặng cho thể hiện ý chí tặng cho tài sản rồi, nhưng bên nhận tặng cho chưa thể hiện ý chí nhận, thì hợp đồng không phát sinh do không thay đổi quyền, nghĩa vụ đối với quyền sở hữu tài sản tặng cho.
Nếu bạn bảo rằng bên nhận tặng cho không cần phải thể hiện điều gì liên quan đến việc nhận tài sản tặng cho thì vẫn phát sinh hợp đồng thì đó là không chính xác, vì khi bên tặng cho tài sản thể hiện rằng đang tặng cho tài sản của ai đó, thì đó là việc thực hiện quyền định đoạt của họ - chuyển giao quyền sở hữu tài sản chứ không phải từ bỏ quyền sở hữu, nên phải có việc nhận chuyển giao của người nhận mới phát sinh hợp đồng.
Ở di chúc thì khác, không cần người thừa kế bảo rằng tôi sẽ nhận (sự thể hiện ý chí) thì mới được nhận di sản, mà việc thụ hưởng đó là quyền đương nhiên phải có của con người, không cần pháp luật ghi nhận mới được bảo vệ; quyền từ chối nhận di sản cũng tương tự.
Còn mình đã nói ở trên là di chúc có điều kiện thì thuộc loại hợp đồng thì hợp lý hơn là hành vi pháp lý đơn phương, vì nếu người nhận thừa kế không chấp nhận điều kiện của người chết (sự thể hiện ý chí) thì di chúc này cũng không có giá trị gì cả.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.