Di chúc có hợp lệ không

Chủ đề   RSS   
  • #69697 22/11/2010

    ha.gthong

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:02/10/2010
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 285
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Di chúc có hợp lệ không

    Năm 2006; Trước khi mất, bố tôi và mẹ tôi có làm giấy thỏa thuận với nội dung đầy đủ như sau:

     

    Đơn đề nghị

    Kính gửi: UBND xã X.... và ông trưởng thôn.Y..

    Tên tôi là Nguyễn Văn A, sinh năm 1935 và vợ tôi là Vũ Thị B sinh năm 1939. Hiện đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn Y, xã X, huyện ..., tỉnh ...

    Chúng tôi làm đơn đề nghị UBND xã và ông trưởng thôn xác nhận cho nội dung sau:

    Do chúng tôi tuổi đã cao, trong người có nhiều bệnh tật và để tránh những phức tạp sau này nên đã cùng bàn bạc và thống nhất: Hiện nay mọi tài sản của chúng tôi  đều do chúng tôi tự làm ra và có toàn quyền quyết định.

    Sau này , nếu 1 trong 2 người chúng tôi mà chết trước thì người sống còn lại sẽ được toàn quyền sử dụng và quyết định đối với những tài sản hợp pháp hiện có của chúng tôi mà không cần phải có ý kiến của bất cứ người con nào trong gia đình cả.

    Nội dung thống nhất này đã được chúng tôi suy nghĩ, bàn bạc kỹ và ký vào đơn đề nghị trong trạng thái hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo.

    Kính đề nghị UBND xã và ông trưởng thôn xem xét, xác nhận.

    Trong đơn này có đủ chữ ký của bố và mẹ tôi, Chữ ký chứng nhận của ông trưởng thôn và chữ ký chứng nhận của Chủ tịch UBND xã.

    Xin luật sư cho tôi hỏi: Với nội dung như trên thì giấy này có được coi là di chúc hợp pháp không và mẹ tôi có được toàn quyền quyết định đối với tài sản chung của bố, mẹ tôi không?

    Xin trân trọng cám ơn và mong nhận được ý kiến giúp đỡ.

     
    7628 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #69844   22/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Về hình thức, văn bản này tuy không ghi là DI CHÚC, nhưng về nội dung nó thể hiện đó là một bản di chúc.

    Bạn không nói rõ tại thời điểm bố bạn chết, ông bà nội của bạn còn sống hay không? Trong số những người con của bố mẹ bạn, có ai là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động hay không? Vì vậy, không thể trả lời được câu hỏi của bạn là mẹ bạn có được toàn quyền quyết định đối với tài sản chung của bố, mẹ bạn không?

    Xin đưa ra câu trả lời cho bạn theo 2 hướng sau:

    - Nếu ông bà nội bạn đã chết trước bố bạn, và bố mẹ bạn không có ai là con chưa thành niên hoặc là con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì bản di chúc hoàn toàn hợp pháp. Toàn bộ di sản của bố bạn được chuyển thành tài sản của mẹ bạn và mẹ bạn có toàn quyền quyết định.

    - Nếu ông/bà nội bạn còn sống tại thời điểm bố bạn chết hoặc bố mẹ bạn có con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động hoặc cả hai trường hợp trên, thì bản di chúc bị vô hiệu một phần do vi phạm Điều 669 BLDS. Di sản thừa kế của bố bạn (1/2 trong khối tài sản chung của bố và mẹ bạn) sẽ được chia theo Điều 669 BLDS.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #70337   25/11/2010

    NguyensoaiD36
    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


    Theo tôi, vì ngày 01/01/2006 #0070c0;">Bộ luật dân sự 2005#0070c0;"> đã bắt đầu có hiệu lực, cho nên muốn lập Di chúc bằng văn bản có chứng thực thì phải tuân theo qui định của Luật này tại các điều 649, 653 và 658.

    Chúng ta thấy hình thức, nội dung của Đơn đề nghị nêu trong topic được lập vào năm 2006 và có Chủ tịch UBND Xã chứng nhận nhưng không tuân thủ các qui định của Luật pháp mà tôi vừa viện dẫn về Di chúc, do đó căn cứ vào điểm b khoản 1 điều 652 BLDS 2005 thì "Di chúc" này không hợp pháp => Bà Vũ Thị B... không được toàn quyền định đoạt di sản của chồng.

    #ff0000;">Trân trọng.

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    Báo quản trị |  
  • #70354   25/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào #0072bc;">NguyensoaiD36

    Bạn đã phát hiện đúng vi phạm về hình thức của di chúc trên. Thông tin về ngày tháng năm lập di chúc thì có thể chủ topic viết sót. Nhưng thông tin rất quan trọng về di sản và nơi có di sản thì không có thật.

    Tuy nhiên, theo thôi thì di chúc trên chỉ không hợp pháp vì vi phạm Điều 653 BLDS thôi, còn Điều 658 thì không phải. Vì di chúc trên là do người để lại di chúc tự lập và có yêu cầu chứng thực theo Điều 657, chứ không phải là di chúc lập tại UBND xã theo Điều 658.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #70417   25/11/2010

    NguyensoaiD36
    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


    #ff0000;">Bạn BachThanhDC,

    Theo tôi thì điều 657 qui định quyền của người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc, còn điều 658 thì qui định thủ tục lập di chúc tại Phòng công chứng ( nếu chọn yêu cầu công chứng ) và thủ tục lập di chúc tại UBND Xã, Phường, Thị trấn ( nếu chọn yêu cầu chứng thực ). 

    Tôi biết chắc, tại Phòng công chứng và UBND Xã luôn có mẫu di chúc theo qui định, do đó nếu Ông A, Bà B yêu cầu chứng thực di chúc của mình thì UBND Xã dứt khoát sẽ yêu cầu họ phải điều chỉnh lại hình thức, nội dung di chúc theo đúng qui định của Luật pháp về di chúc và theo đúng thủ tục lập di chúc tại UBND Xã thì mới chứng thực.

    Trường hợp này, ngay tiêu đề đã không phải là di chúc mà là đơn đề nghị, hình thức, nội dung khác cũng không theo mẫu Di chúc qui định tại UBND Xã, thế nhưng Chủ tịch UBND Xã vẫn chứng nhận thì theo tôi chỉ có 2 giả thiết :
    1- Chủ tịch Xã không nắm rõ các qui định về chứng thực nên vô tình chứng thực sai.
    2- Chủ tịch Xã cố tình chứng thực sai vì động cơ gì đó.

    #ff0000;">Trân trọng.
    Cập nhật bởi NguyensoaiD36 ngày 25/11/2010 03:41:41 PM

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    Báo quản trị |