Di chúc chung sau khi một trong những người lập di chúc chết

Chủ đề   RSS   
  • #69973 23/11/2010

    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Di chúc chung sau khi một trong những người lập di chúc chết

    Tôi muốn đưa ra vấn đề này để mọi người cùng thảo luận:

    Pháp luật Việt nam thừa nhận: nhiều người đều có quyền lập chung một di chúc đối với tài sản chung. Như vậy nếu một người trong số họ chết trước thì thời điểm mở di chúc vẫn là khi người cuối cùng chết.(10 năm, 30-40 năm sau).

    Trong khoảng thời gian này người có quyền hưởng tài sản theo di chúc sẽ không được các cơ quan Nhà nước thừa nhận.Giả sư đó là một ngôi nhà thì người được hưởng di sản phải đợi mấy chục năm nữa khi người lập di chúc cuối cùng chết để mở di chúc mới được sở hữu hợp pháp hay sao?
    Cập nhật bởi thanhtungrcc ngày 23/11/2010 03:33:34 PM sửa lỗi chính tả

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    4723 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #69985   23/11/2010

    tuyenthu13
    tuyenthu13

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2010
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần



    Chào bạn,

    Theo tôi việc này không có gì phức tạp.Vấn đề này tôi hiểu như sau:

    - Thường khi người ta đã có tài sản chung và muốn lập di chúc chung thì họ phải có quan hệ rất thân thiết.Tôi nghĩ hiếm có ai không thân thích mà lại có tài sản chung, rồi lại cùng viết di chúc chung.

    Do đó mà Bộ LDS chỉ nói về di chúc chung của vợ chồng. Và cũng chính lẽ đó mà những đối tượng được hưởng di sản trong bản di chúc này cũng đều thân quen những người lập di chúc, do đó nếu chỉ có 1 người viết di chúc mất đi thì những người được hưởng di sản phải chờ (luật đã quy định như thế) và tôi thấy điều này không có gì bất hợp lý vì đây là một sự tôn trọng đối với người còn sống.

    - Dĩ nhiên bạn có thể viện dẫn các trường hợp cá biệt, tuy nhiên nếu bạn học luật thì bạn đã biết : pháp luật chỉ dự liệu những trường hợp chung nhất, không có hệ thống pháp luật nào có thể dự liệu hết tất cả những trường hợp cá biệt, và điều này là không cần thiết.

    Huỳnh Tuyên Thư

    Email: Huynhthu158@yahoo.com.vn

    ĐT : 09888 66 445

     
    Báo quản trị |  
  • #70115   24/11/2010

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

    Cảm ơn bạn Huỳnh Tuyên Thư, tuy nhiên trong trường hợp trên khi người lập di chúc còn lại vẫn còn sống thì người được hưởng di sản sẽ không thể thực hiện được việc chuyển nhượng hay đứng tên. Một bất lợi cho cả người cùng lâp di chúc còn sống và người được hưoởng di sản.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |