Chào bạn
#ca0002; text-align: -webkit-center; background-color:
#edf5f9;">toiditimtoihx!
Tôi thấy rất băn khoăn về vụ tại nạn này.
Theo như những gì bạn trình bày và cả bài viết trên báo mà bạn đưa dường dẫn, thì nguyên nhân xảy ra tai nạn là do hệ thống thanh sắt chạy ngang thân cầu bị bất ngờ bật tung ra và đâm thẳng vào gầm xe ô tô làm chiếc xe bị mất lái đâm vào thành cầu rồi rơi xuống sông.
Nếu những thông tin trên là đúng sự thật, thì làm sao lại truy cứu trách nhiệm hình sự người lái xe này được. Bởi trong trường hợp trên thì người lái xe không thể thấy trước được, cũng không buộc phải thấy trước việc mình điều khiển xe ô tô đi qua cầu Đạm Thủy thì có thể sẽ xảy ra tai nạn làm chết người. Như vậy theo quy định tại Điều 11 BLHS thì đó là sự kiện bất ngờ, và người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Về vấn đề bồi thường thiệt hại, theo quy định tại mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ 4 yếu tố, đó là:
- Phải có thiệt hại xảy ra.
- Phải có hành vi trái pháp luật.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
Đối chiếu với vụ tai nạn này thì có thể thấy trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phát sinh đối với người lái xe. Bởi lẽ tuy có thiệt hại xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi. Tuy nhiên hành vi của người lái xe không phải là hành vi trái pháp luật, trong khi luật quy định thiệt hại phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật.
Mặt khác xét về yếu tố lỗi thì người lái xe có lỗi vô ý. Tuy nhiên cũng theo quy định tại mục 1 nói trên thì lỗi vô ý làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải là
trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, #ff0000;">mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Như vậy thì mặc dù người lái xe có lỗi, nhưng không thuộc trường hợp quy định tại đoạn đánh dấu màu đỏ ở trên. Bởi anh ta không có nghĩa vụ phải biết trước, cũng không thể biết trước thanh sắt chạy ngang thân cầu có thể bật tung ra và đâm thẳng vào gầm xe ô tô của mình làm thiệt hại xảy ra.
Vì vậy mà theo tôi, trách nhiệm chính trong việc bồi thường thiệt hại của vụ tai nạn này thuộc về Hạt quản lý đường bộ nào có trách nhiệm quản lý cây cầu Đạm Thủy, chứ không phải là người lái xe. Bởi Hạt quản lý đường bộ đã thiếu trách nhiệm trong việc bảo dưỡng, tu sửa chiếc cầu. Khi cầu hỏng có khả năng xảy ra sự cố nhưng cũng không có biện pháp cảnh báo nguy hiểm để người tham gia giao thông biết. Đó chính là hành vi trái pháp luật biểu hiện dưới dạng không hành động. Hành vi đó là nguyên nhân xảy ra tai nạn gây thiệt hại và hạt quản lý đường bộ có lỗi thỏa mãn đoạn đánh dấu màu đỏ ở trên.
Xin trích dẫn nguyên văn quy định tại mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP để bạn và mọi người tham khảo:
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây gọi tắt là BLDS), về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:
1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.
b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.
1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.
1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
Mong nhận được ý kiến thảo luận của các thành viên khác.
Và toi cũng hy vọng sẽ có một Luật sư nào đó ở Quảng Ninh, hoặc là Luật sư trên diễn đàn này đứng ra bào chữa cho người lái xe này, giúp anh ta thoát khỏi vòng lao lý.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!