Đề xuất: Tài khoản, Fanpage Facebook trên 10.000 người theo dõi phải cung cấp thông tin cho Bộ TT&TT

Chủ đề   RSS   
  • #573581 13/07/2021

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Đề xuất: Tài khoản, Fanpage Facebook trên 10.000 người theo dõi phải cung cấp thông tin cho Bộ TT&TT

    Quản lý sử dụng Mạng xã hội - Minh họa

    Quản lý sử dụng Mạng xã hội - Minh họa

    Mạng xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải liên tục cập nhật, sửa đổi, điều chỉnh các quy định nhằm quản lý hiệu quả các nền tảng này. Mới đây, Bộ Thông tin & Truyền thông trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các văn bản về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

    Một trong số những quy định nổi bật được dự thảo tại Nghị định mới này là việc quản lý các mạng xã hội. Hiện vấn đề Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử, mạng xã hội được quy định tại Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP và được bổ sung bởi Điểm c, d Khoản 7 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều quy định cụ thể về quản lý và cấp phép mạng xã hội.

    Nay, trên tinh thần sửa đổi, bổ sung, một số nội dung đáng chú ý được dự thảo bao gồm:

    *Phân loại mạng xã hội:

    Mạng xã hội nước ngoài do tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Việc quản lý mạng xã hội nước ngoài thực hiện theo các quy định tại Điều 22 Nghị định này.

    Mạng xã hội trong nước do tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tại Việt Nam cung cấp, bao gồm:

    - Mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên lớn: Là mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên (UV- Unique Visitor) trong 01 (một) tháng từ 10.000 người trở lên.

    - Mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp: Là các mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên trong 01 (một) tháng dưới 10.000 người.

    *Chỉ các mạng xã hội đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới có quyền cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) hoặc các dịch vụ có phát sinh doanh thu;

    Các mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp có thể xin cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội nếu có nhu cầu cung cấp dịch vụ phát video trực truyến (livestream) hoặc các dịch vụ có

    *Các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước hoặc mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam có lượng người theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên phải thực hiện thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này qua một trong các hình thức sau: Gửi báo cáo trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc qua phương tiện điện tử;

    Các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước hoặc mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam có lượng người theo dõi/đăng ký dưới 10.000 người không phải thực hiện thông báo. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) hoặc tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức thì phải thực hiện thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này qua một trong các hình thức sau: Gửi báo cáo trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc qua phương tiện điện tử.

    *Các mạng xã hội chỉ cho phép các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung đã thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông mới được sử dụng dịch vụ livestream và tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức;

    *Chủ tài khoản, chủ trang cộng đồng, chủ kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước hoặc mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam phải chịu trách nhiệm quản lý nội dung đăng tải trên tài khoản, trang cộng đồng hoặc kênh nội dung của mình (bao gồm cả nội dung bình luận của người sử dụng); có trách nhiệm ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật, thông tin ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, thông tin ảnh hưởng đến trẻ em đăng tải trên tài khoản, trang cộng đồng hoặc kênh nội dung của mình chậm nhất là 03 giờ kể khi có yêu cầu từ người sử dụng hoặc cơ quan quản lý.

    Ngoài ra, dự thảo Nghị định còn có một số nội dung mới liên quan đến Trang thông tin điện tử tổng hợp như:

    -  Bổ sung quy định về việc tổng hợp thông tin chậm hơn 30 phút so với tin gốc; đặt đường dẫn gốc ngay dưới bài dẫn lại;

    - Các cơ quan báo chí đã có báo/tạp chí điện tử thì không cấp phép trang thông tin điện tử tổng hợp;

    - Quy định về giao diện: Tên dịch vụ (Trang tin tổng hợp) phải ngay sát bên dưới tên trang (nếu có), có cỡ chữ bằng 1/2 cỡ chữ tên trang;

    - Bổ sung quy định trong Thỏa thuận về nguồn tin với các báo: thời hạn, nội dung tổng hợp (theo đúng tôn chỉ mục đích của báo), trách nhiệm các bên (rà soát, thông báo các bài cần gỡ, kết quả gỡ bài ). 

    Tải và xem chi tiết Dự thảo tại file đính kèm.

     
    1517 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #574279   31/07/2021

    Các quy định hiện hành đối với hoạt động cung cấp thông tin, dịch vụ qua biên giới vẫn còn nhiều bất cập. Đây cũng là môi trường tồn tại nhiều thông tin vi phạm pháp luật, lan truyền tin giả, gây mất ổn định và bức xúc trong xã hội. Vậy nên cần có những quy định cụ thể quản lý các hoạt động này.

     
    Báo quản trị |