Đề xuất không truy cứu trách nhiệm khi nhà khoa học nghiên cứu thất bại

Chủ đề   RSS   
  • #610441 11/04/2024

    motchutmoingay24
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2165
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 41 lần


    Đề xuất không truy cứu trách nhiệm khi nhà khoa học nghiên cứu thất bại

    Có các công trình nghiên cứu khoa học thành công muộn, có công trình không thành công, nhưng bản chất của nghiên cứu là tìm cái mới và thử nghiệm, phải chấp nhận rủi ro trong khoa học.

    Chấp nhận rủi ro, khuyến khích các nhà khoa học theo đuổi đam mê

    Tại cuộc họp báo thường kỳ Quý I/2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức vào ngày 10/4 vừa qua. Ông Nguyễn Hoàng Giang - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, hiện cơ chế chính sách còn một số điểm nghẽn, trong đó có việc chấp nhận độ trễ, rủi ro trong nghiên cứu khoa học.

    Ông giải thích, rủi ro được hiểu là khi dùng ngân sách nhà nước nghiên cứu, quá trình thực hiện đúng quy định, tuân thủ các bước hội đồng nhưng không ra được kết quả.

    Theo đó, nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.

    Việc nghiên cứu khoa học phải có thời gian và ngân sách, thậm chí có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới tiêu tốn rất nhiều tiền, nhưng nếu nghiên cứu thành công, nền khoa học công nghệ ở nước đó sẽ phát triển 1 bước nhảy vọt, kéo theo sự phát triển kinh tế - xã hội.

    Ông Giang chia sẻ: “chỉ có chấp nhận rủi ro mới khuyến khích được các nhà khoa học tham gia nghiên cứu. Đây là việc Bộ Khoa học và Công nghệ rất quan tâm và mong muốn sửa đổi Luật càng nhanh càng tốt”. Ông cho biết, năm 2024, Bộ tập trung sửa đổi toàn diện Luật và các văn bản liên quan với mục tiêu đưa khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo thành động lực mới trong tăng trưởng kinh tế.

    Ông Giang cho rằng, công trình nghiên cứu đến tiến độ theo quy định nhưng chưa đạt kết quả thì trước đây xem như vậy là thất bại, nhưng hiện nay việc đó đã được chấp nhận với cơ chế mới nếu được thực hiện. Một dự án nghiên cứu khoa học không mang đến kết quả như mong muốn không có nghĩa là dự án đó thất bại. Nghiên cứu hôm nay nhưng 10 năm sau mới có kết quả là bình thường.

    Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Nguyễn Hoàng Giang

    Sửa đổi các điều khoản trong Luật

    Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng dẫn nhiều văn bản cho thấy sự chỉ đạo xuyên suốt của Bộ Chính trị, Chính phủ trong việc rà soát sửa đổi cơ chế chính sách để thể hiện đặc thù khoa học công nghệ, trong đó có việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học.

    Bà Diệp cho hay, đặc thù khoa học công nghệ là đi tìm cái mới, hoạt động sáng tạo nhưng quá trình nghiên cứu không đến được kết quả đặt ra. Đây là vấn đề khách quan và thực tế này trong hoạt động khoa học công nghệ quốc tế đã chấp nhận.Tại Luật Khoa học và Công nghệ (2013) đã có quy định liên quan chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, thể hiện tại Điều 23 về ưu đãi trong sử dụng nhân tài. Theo đó người bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học sẽ được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp để xảy ra thiệt hại, hoặc gây rủi ro, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với nguyên nhân khách quan dù thực hiện đầy đủ quy trình nghiên cứu.

    Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Khoa học và Công nghệ

    Luật Khoa học và Công nghệ đang sửa đổi sẽ theo hướng mở rộng hơn, đồng bộ với các hệ thống pháp luật có liên quan. Trong đó có nội dung “miễn trách nhiệm dân sự cho các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu có gây thiệt hại, rủi ro cho nhà nước, hoặc đã thực hiện đầy đủ quy trình nhưng kết quả không đạt thì không phải bồi hoàn kinh phí sử dụng”, bà Diệp nói.

    Hiện tại việc sửa luật chưa đến khâu soạn thảo các nội dung cụ thể mà mới lập dự luật với các nhóm chính sách. Bộ KH-CN đề xuất 15 nhóm chính sách, hồ sơ được gửi xin ý kiến các bộ, ngành, UBND các tỉnh thành, doanh nghiệp, hiệp hội.

    (Nguồn tổng hợp)

     
    35 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận