Đề xuất cách xác định hàng hóa "made in Vietnam"

Chủ đề   RSS   
  • #593635 03/11/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1696 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đề xuất cách xác định hàng hóa "made in Vietnam"

    Bộ Công Thương đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam. 

    Trong đó, Dự thảo Thông tư này quy định về cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đối với hàng hóa lưu thông trong nước. Dự thảo không áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu. 

    Việc xác định xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc quy định của nước nhập khẩu về xác định xuất xứ hàng hóa.

    Theo Dự thảo, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bao gồm là:

    - Hàng hóa sản xuất tại Việt Nam;

    - Hàng hóa chế tạo tại Việt Nam;

    - Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam;

    - Hàng hóa sản xuất bởi Việt Nam;

    - Hàng hóa là sản phẩm của Việt Nam;

    - Hàng hóa do Việt Nam sản xuất.

    Tại Điều 5 Dự thảo Thông tư quy định về cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cụ thể như sau:

    Hàng hoá được xác định là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bao gồm:

    (1) Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam.

    (2)  Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam.

    (3)  Sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này.

    (4) Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại Việt Nam.

    (5) Khoáng sản và chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 Điều 5, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Việt Nam.

    (6) Sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, nơi Việt Nam có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.

    (7) Sản phẩm đánh bắt và hải sản khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam.

    (8) Sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều 5 ngay trên tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam.

    (9) Vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở Việt Nam hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.

    (10) Hàng hoá thu được hoặc được gia công, chế biến tại Việt Nam từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều 5.

    (11) Trường hợp hàng hóa trải qua công đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt Nam nhưng không thuộc các trường hợp xác định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này thì áp dụng các phương pháp xác định tại Điều 6, Điều 7 và chi tiết quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư.

    Ngoài ra tại Điều 6,7 của Dự thảo còn quy định về Cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam bằng phương pháp chuyển đổi mã số hàng hóa và phương pháp tính hàm lượng giá trị Việt Nam.

    Ngoại trừ các trường hợp tại Điều 5, quy định hàng hóa không được xác định là sản xuất tại Việt Nam nếu chỉ trải qua một hoặc kết hợp nhiều công đoạn gia công, chế biến sau đây:

    - Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, đông lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

    - Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.

    - Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

    - Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

    - Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.

    - Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

    - Giết, mổ động vật.

     Xem thêm Dự Thảo Thông tư tại file bên dưới.

     
    827 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593722   07/11/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Đề xuất cách xác định hàng hóa "made in Vietnam"

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa có điều chỉnh việc hàng hóa ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là điều chỉnh nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý và thương hiệu. Bài viết của bạn đã cung cấp thông tin hữu ích về cách xác định hàng hóa Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #593757   08/11/2022

    nguyenhuuvi98
    nguyenhuuvi98
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (240)
    Số điểm: 2725
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Đề xuất cách xác định hàng hóa "made in Vietnam"

    Cảm ơn thông tin của tác giả. Hiện nay, người tiêu dùng rất khó khăn trong việc xác định nguồn gốc hàng hóa. Người tiêu dùng muốn sử dụng hàng Việt Nam nhưng có một số loại mặt hàng gắn nhãn ghi made in China. ĐIều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhà cung cấp hàng hóa Việt Nam. Do đó, chính sách về cách xác định hàng hóa Made in Vietnam để bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và nhà cung cấp hàng hóa Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #593805   10/11/2022

    Đề xuất cách xác định hàng hóa "made in Vietnam"

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Trong thời gian vừa qua, hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhãn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Nhiều sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam đã khẳng định được chất lượng cao, ổn định, đáng tin cậy. Xuất phát từ thực tế này, có trường hợp hàng hóa được sản xuất nhập khẩu từ nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài nhưng lại gắn mác là hàng “Made in Viet Nam” để gian lận thương mại, đánh lừa người tiêu dùng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #594072   22/11/2022

    Đề xuất cách xác định hàng hóa "made in Vietnam"

    Cảm ơn những chia sẻ bổ ích và mang tính đóng góp lớn của tác giả. Việc xác định được nguồn gốc rõ ràng của các sản phẩm hàng hóa là rất khó khăn đối với người tiêu dùng muốn sử dụng hàng của Việt Nam sản xuất, nhưng hiện nay rất nhiều mặt hàng đều là "Made in China"'. Để đáp ứng nhu cầu và tạo niềm tin cho người tiêu dùng với những mặt hàng trong nước, chúng ta cần tăng cường những mặt hàng được gia công, lắp ráp tại Việt Nam và thậm chí hướng đến việc sản xuất tại nước ta phục vụ cho người tiêu dùng trong nước.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #594507   29/11/2022

    Đề xuất cách xác định hàng hóa "made in Vietnam"

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Hầu như những người tiêu dùng Việt Nam từ bao lâu nay vẫn có ác cảm đối với hàng hóa mang nhãn “Made in China”. Xuất hiện những gian thương nắm được tâm lý đó mà tiến hành “giả mạo” nhãn sản xuất, đổi thành “Made in VietNam”

     
    Báo quản trị |  
  • #594872   30/11/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Đề xuất cách xác định hàng hóa "made in Vietnam"

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin bổ ích này.

    Theo như bài viết (cụ thể là tại trường hợp (3)), động vật được nuôi ở Việt Nam nhưng được xuất sang nước ngoài, kể cả trường hợp là cá nhân, tổ chức nước ngoài nhập khẩu và sản xuất sản phẩm theo cách thức của họ từ động vật nuôi ở Việt Nam thì vẫn được xem là "made in Vietnam". Mình thật sự bất ngờ với thông tin này ạ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhhong58 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2022)