Đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng có cần phải bằng văn bản?

Chủ đề   RSS   
  • #507849 16/11/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng có cần phải bằng văn bản?

    Đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng có cần phải bằng văn bản?

    Sáng nay (16.11), phiên tòa xét xử vụ án 2 cựu tướng Công an bảo kê đường dây đánh bạc nghìn tỉ tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo trong nhóm công ty trung gian bị truy tố tội đồng phạm "Tổ chức đánh bạc" và "Mua bán hóa đơn trái phép".

    Chủ tọa đã đề nghị các luật sư có đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng phải gửi bằng văn bản cho HĐXX theo đúng quy định để HĐXX xem xét.

    Vậy điều này đúng hay sai?

    Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa

    Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, yêu cầu của Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.

    Ngoài ra,

    Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt hoặc tuy có mặt tại phiên tòa nhưng vì lý do sức khỏe không thể tham gia tố tụng thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không; nếu có người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

    (Điều 305 Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt)

    Với những quy định trên thì mình thấy không nhắc gì đến việc đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng có cần phải bằng văn bản.

    Vậy tại sao chủ tọa lại trả lời như vậy? Không biết mình có thiếu sót quy định nào của pháp luật về vấn đề này hay không? Các bạn cho mình ý kiến với... 

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 16/11/2018 04:03:31 CH
     
    13140 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507885   17/11/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Quy định là vậy, nhưng thực tế áp dụng pháp luật thì gần như ai cũng phải hiểu rằng phải dùng "văn bản" bạn ạ. Một ví dụ nhỏ khác mình từng gặp trong thực tế, trong hợp đồng thuê nhà ở của một công ty A thuê của một cá nhân B. Sau khi thuê rồi, công ty minh mới thuê lại của công ty A. Rắc rối phát sinh từ đây.

    Công ty mình thuê lại căn nhà đó để làm văn phòng, mọi việc không có gì khó khăn cho đến khi nộp hồ sơ thành lập công ty luật tại Sở tư pháp. Chuyện là trong hợp đồng thuê nhà giữa công ty A và cá nhân B kia có thỏa thuận, mọi trường hợp cho thuê lại phải nhận được sự đồng ý của bên B. Bên mình mang hồ sơ đi nộp thì bên Sở tư pháp yêu cầu phải có sự "chấp thuận bằng văn bản" của cá nhân B kia về việc được quyền cho thuê lại thì hồ sơ mới hợp lệ. Mình mới bảo, hợp đồng không hề thỏa thuận là phải có chấp thuận bằng văn bản, điều đó đồng nghĩa với việc chấp thuận bằng miệng cũng được. Nhưng bên Sở TP từ chối, bởi họ cần những căn cứ cụ thể để lưu hồ sơ tránh khiếu nại, khiếu kiện sau này bạn ạ.

    Trường hợp ở Tòa như bạn nêu trên mình tin là cũng không nằm ngoài trường hợp đó.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    admin (19/11/2018) daituyet_tam (19/11/2018)
  • #508201   22/11/2018

    lengocanhttcp
    lengocanhttcp

    Female
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2018
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 699
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Thực tế, khi phiên tòa chính thức mở, mọi diễn biến đã được ghi nhận trong biên bản phiên tòa nên bắt buộc phải “bằng văn bản” là quá cứng nhắc. Nếu HĐXX xét thấy đủ căn cứ thì triệu tập theo đề nghị của LS; còn nếu thấy đề nghị không liên quan hoặc sự vắng mặt của người được đề nghị triệu tập không ảnh hưởng tới việc xét xử thì thôi.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lengocanhttcp vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (17/01/2019)
  • #512402   17/01/2019

    Nói có sách, mách phải có chứng bạn ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #516918   18/04/2019

    LuatsuDangHa
    LuatsuDangHa

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/04/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    * Câu hỏi:  

    Đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng có cần phải bằng văn bản?

    Sáng nay (16.11), phiên tòa xét xử vụ án 2 cựu tướng Công an bảo kê đường dây đánh bạc nghìn tỉ tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo trong nhóm công ty trung gian bị truy tố tội đồng phạm "Tổ chức đánh bạc" và "Mua bán hóa đơn trái phép".

    Chủ tọa đã đề nghị các luật sư có đề nghị triệu tập thêm người tham gia tố tụng phải gửi bằng văn bản cho HĐXX theo đúng quy định để HĐXX xem xét. Vậy điều này đúng hay sai

    Theo ý kiến của tôi:

    Theo quy định tại Điểm g khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS): "...Người bào chữa có quyền:... g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng"

    BLTTHS không quy định là việc đề nghị phải bằng văn bản hay không. Do vậy, việc đề nghị có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản. 

    Điều 258 BLTTHS quy định: “Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa" .

    Luật sư có thể đưa ra đề nghị bằng lời nói và yêu cầu thư ký ghi rõ đề nghị vào Biên bản phiên tòa

    Thực tế, tùy hoàn cảnh tại phiên tòa:

    • Nếu chủ tọa đưa ra yêu cầu không có cơ sở, bạn có thể đề nghị Chủ tọa trích dẫn quy định pháp luật. Bởi vì, mọi hoạt động của người tiến hành tố tụng tại phiên tòa phải tuân theo quy định của BLTTHS.
    • Nếu chủ tọa làm khó mà bạn vẫn muốn đề nghị, không muốn tranh luận nội dung này vì lợi ích của thân chủ, bạn có thể viết tay Giấy đề nghị gửi tại phiên tòa (Tùy cơ ứng biến). 
    • Việc mình đề nghị mình vẫn đề nghị trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ. 

     

     
    Báo quản trị |