Đề nghị Bộ công an sửa đổi Thông tư 70/2011/TT-BCA

Chủ đề   RSS   
  • #169599 02/03/2012

    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Đề nghị Bộ công an sửa đổi Thông tư 70/2011/TT-BCA

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2012

     

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ

    (Sửa đổi thông tư số70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự)

     

    Kính gửi:

    -         BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN ĐẠI QUANG

     

     

     

    Tôi tên là: Luật sư Ngô Ngọc Trai, điện thoại 0906117641. Email: ngongoctrai@yahoo.com.vn,  

    Ngày 10/10/2011 Bộ công an ban hành Thông tư số70/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

    Nay căn cứ vào Điều 93 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định: Cơ quan, tổ chức và công dân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Tôi làm đơn này đề nghị tới Bộ trưởng một việc như sau:

    Ngày 10/10/2011 Bộ công an ban hành Thông tư số 70 nêu trên, có hiệu lực từ ngày 25/12/2011. Theo nội dung của thông tư 70 thì đối với trường hợp người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam muốn nhờ luật sư bào chữa thì phải viết giấy yêu cầu đích danh luật sư hoặc viết giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa. Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi giấy đó tới luật sư được yêu cầu đích danh hoặc gửi về cho người thân người bị tạm giữ, bị can.

    Trước khi có thông tư 70 trong thực tế việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa thông thường thực hiện như sau: Nếu người thân của người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam nhờ luật sư bào chữa thì người thân ký giấy yêu cầu luật sư bào chữa. Giấy đó cùng với Giấy giới thiệu, Thẻ luật sư là đủ bộ hồ sơ được cơ quan điều tra chấp nhận cấp giấy chứng nhận người bào chữa.

    Có trường hợp cơ quan điều tra sau khi nhận hồ sơ của luật sư bào chữa đã vào trại giam hỏi lại người bị tạm giữ, bị can xem có đồng ý để luật sư bào chữa hay không, nếu đồng ý thì cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận, nếu không đồng ý thì cơ quan điều tra trả lời cho luật sư biết là người bị tạm giữ, bị can từ chối luật sư và do vậy từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa.

    Trong tình huống luật sư bị từ chối với lý do là người bị tạm giữ, bị can từ chối luật sư bào chữa, khi đó luật sư rất muốn cơ quan điều tra thực hiện một việc là cho luật sư gặp mặt trực tiếp người bị tạm giữ, bị can để hỏi xem lý do vì sao từ chối luật sư bào chữa, và để xác định việc từ chối đó có thực sự là ý chí tự nguyện của họ hay không, thì đều không được cơ quan điều tra chấp thuận.

    Luật sư chúng tôi đã gặp rất nhiều gian nan vất vả và bế tắc trong vấn đề này.

    Liên quan tới vấn đề này không thể nào phủ nhận một tình trạng là từ xưa đến nay cơ quan điều tra vẫn nhìn nhận luật sư với con mắt thiếu thiện cảm, vẫn coi luật sư như là người cản trở gây khó khăn cho hoạt động điều tra và hoàn thiện hồ sơ vụ án. Luật sư không được đánh giá như là người cùng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan, là người bảo vệ pháp luật - cụ thể là bảo vệ các quyền của công dân, quyền của người bị tạm giữ, bị can như pháp luật đã quy định (Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự).

    Từ lâu nay, biết bao luật sư đã gặp khó khăn, tốn biết bao thời gian công sức trong việc làm thủ tục luật sư bào chữa vì quy định về thủ tục cấp giấy bào chữa chưa được hoàn thiện rõ ràng. Bản thân tôi và các luật sư đồng nghiệp đã không nản lòng và vẫn giữ tinh thần thiện chí hợp tác với mục đích tối hậu là bảo vệ quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Bằng chính hoạt động nghề nghiệp của mình, các luật sư sẽ không ngừng đấu tranh kiên quyết với những quan điểm, chính sách sai trái gây khó khăn cho hoạt động tác nghiệp của luật sư.

    Quy định như thông tư 70, người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam muốn nhờ luật sư bào chữa thì viết giấy yêu cầu đích danh luật sư hoặc viết giấy nhờ người nhà nhờ luật sư bào chữa chỉ có ý nghĩa làm rõ được vấn đề người bị tạm giữ, bị can có muốn mời luật sư hay không? Chúng ta có lý do để nghi ngờ về tính tự nguyện của việc từ chối luật sư. Với điều kiện môi trường giam giữ người và cung cách làm việc của cơ quan điều tra như lâu nay đã biết thì quy định mới của thông tư 70 sẽ chỉ khiến cho việc thực hiện quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can bị hạn chế được thực hiện mà thôi. Cái mục đích tốt của quy định là xác định thực chất ý chí nhờ luật sư bào chữa của người bị tạm giữ, bị can sẽ bị xóa xổ hoàn toàn bởi những khiếm khuyết của cơ chế và con người khi triển khai thực hiện trên thực tế.

    Do vậy tôi đề nghị Bộ công an sửa đổi lại thông tư 70 theo nội dung sau: Chấp nhận để người thân của người bị tạm giữ, bị can bị tạm giam nhờ luật sư bào chữa cho họ. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận người bào chữa của luật sư (trong đó có giấy yêu cầu luật sư bào chữa của người thân của người bị tạm giữ, bị can) cán bộ điều tra sẽ cùng với luật sư vào gặp mặt người bị tạm giữ, bị can hỏi xem có đồng ý nhờ luật sư bào chữa hay không? Nếu không đồng ý thì thôi, nếu đồng ý thì cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư.

    Quy định như thế là rất rõ ràng, minh bạch, thực hiện tốt nhất quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can. Để làm điều này thì cơ quan điều tra sẽ có thêm một việc là vào trại giam cùng với luật sư để làm rõ, nhưng về bản chất cơ quan điều tra là cơ quan chính quyền phục vụ nhân dân, nên yêu cầu của việc thực hiện quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, bị can xứng đáng với một đòi hỏi tốn kém hy sinh như vậy.

    Là một người đã thấu nhận những gian truân trong việc làm thủ tục luật sư bào chữa tại giai đoạn điều tra, cũng như đã chứng kiến nỗi trắc trở của nhiều đồng nghiệp, tôi đề nghị Bộ công an và cụ thể là Bộ trưởng Trần Đại Quang sửa đổi lại thông tư số 70 theo nội dung đã nêu trên.

    Kính mong được chấp thuận giải quyết.

    Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe tới Bộ trưởng.

    Người đề nghị

     

    Đã ký

    Luật sư Ngô Ngọc Trai

    Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 02/03/2012 11:27:37 SA Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 02/03/2012 10:49:24 SA
     
    9165 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ngongoctrai vì bài viết hữu ích
    phamhongchaubvpl (28/06/2012) excel2050 (25/05/2012) diendanthuvienphapluat (30/03/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #169615   02/03/2012

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Anh em luật sư hãy gửi đơn đề nghị để bảo vệ quyền lợi của giới luật sư mình bằng việc sửa tên ls rồi in ra thành đơn và đem gửi.
    Có nhớ bài: Một cánh én chẳng làm nên mùa xuân, không?
    Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 02/03/2012 11:51:58 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngongoctrai vì bài viết hữu ích
    phamhongchaubvpl (28/06/2012)
  • #171699   13/03/2012

    compasslawoffice
    compasslawoffice

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất đồng tình với quan điểm của bạn ! Tuy nhiên, tôi cũng xin nói rõ hơn rằng vấn đề tác nghiệp của Luật sư không chỉ bị gây cản trở và khó khăn trong giai đoạn điều tra ! Riêng cái thông tư 70 này cũng còn nhiều vấn đề cần bàn luận, mổ xẻ nữa chứ không riêng gì chỉ một nội dung mà bạn đã trình bày. Từ trước đến giờ không phải là không có ai kiến nghị hay yêu cầu mà toàn chỉ là thông qua hình thức viết bài mang tính tự phát. Nếu có kiến nghị trực tiếp thì cũng nhỏ lẻ, rời rạc...không đem lại hiệu quả hoặc hiệu ứng đối với sự quan tâm của dư luận !
    Thiết nghĩ, cần có 1 diễn đàn chung cho Luật sư bàn luận, trao đổi kinh nghiệm hoặc là nơi xuất phát của những kiến nghị chính thức. Điều này, 1 trong các Luật sư cũng có thể thực hiện hoặc thông qua các diễn đàn hoặc diễn đàn của Website này...nhưng danh chính, ngôn thuận không cao. Vấn đề, chúng ta cần đặt ra là cái ông Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam được tạo ra và làm được những gì cho Luật sư? Các ông ấy có bảo vệ hay bảo đảm được quyền, lợi ích chân chính của Luật sư hay không? Hay chỉ là quan hệ, ngoại giao, họp hành, thăm viếng... linh tinh khác và Luật sư thì chỉ có mỗi nghĩa vụ là phải đóng phí liên đoàn?. Vậy, Luật sư chúng ta cần phải có ý kiến về vấn đề này. Yêu cầu LĐLSVN cần có sân chơi chung cho LSVN, là nơi xuất phát điểm tiếng nói, phát ngôn, quan điểm, kiến nghị... những yêu cầu cấp thiết liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Ls. Yêu cầu LĐLSVN cần có những hành động cụ thể để bảo vệ Ls nhiều hơn nữa hơn là chỉ chăm lo cho cái vị thế của mình?. Đáng lẽ ra, đây là việc LĐLSVN phải làm, phải lên tiếng một cách quyết liệt và tích cực nhất chứ không thể làm ngơ được. Thông qua đây, tôi cũng rất ủng hộ, cảm kích bạn về những gì bạn đang và sẽ thể hiện. Tôi cũng có kiến nghị, yêu cầu theo quan điểm riêng của mình được mở rộng hơn !

    Văn Phòng Luật Sư La Bàn - Compass Law Office

    59 Phan Văn Trị, phường 14, quận Bình Thạnh, Tp. HCM.

    ĐT : (08) 6299 7350 Fax : (08) 6299 7360 DĐ : 0934 666 383 – 0934 666 393

    Website : http://luatsuphapluat.com/ Email : info@luatsuphapluat.com Yahoo/Skype : compasslawoffice

     
    Báo quản trị |  
  • #172724   19/03/2012

    hailuat
    hailuat

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cám ơn Luật sư Trai, Ls mạnh mẽ đề nghị sửa đổi một phần nội dung Thông tư 70 là rất phù hợp, tuy nhiên theo tôi, cá nhân những Luật sư như chúng ta gửi kiến nghị nhỏ lẻ xem ra chẳng ăn nhằm gì, tại sao những người đứng đầu tổ chức xã hội nghề nghiệp của chúng ta họ không có biểu hiện gì để bảo vệ công lý.
    Chủ nhiệm của mỗi Đoàn luật sư đâu, CT LĐLS đâu?! 
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hailuat vì bài viết hữu ích
    thetm (03/07/2012)
  • #174749   28/03/2012

    Ngoluanquang
    Ngoluanquang

    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2012
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 760
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Luật sư Trai có đề nghị hay quá, được chấp nhận hay không thì phải còn chờ, tuy nhiên cái phần sửa cũng phù hợp với điều kiện thực tế.

    Em là nông dân,  suốt ngày tay lấm chân bùn, một nắng hai sương, lỡ có hành vi vi phạm PL, vào trại giam, có biết LS mô mà mời bào chữa; việc nầy tốt nhất là để thằng em nó có học, nó biết, nó mời giúp cho. Như vậy áp dụng vào thực tế là phải lắm...

    TT 70 nầy làm ra mà chưa biết rằng 70% dân số VN là nông dân...
     
    Báo quản trị |  
  • #198492   03/07/2012

    luatsunguyenhaidang
    luatsunguyenhaidang

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn Luật sư đã lên tiếng  công khai. Vấn đề LS nêu lên chỉ là một phần trong số rất nhiều những bất cập của luật pháp liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư. Tôi đồng tình với các ý kiến cho rằng nếu chỉ các luật sư lên tiếng thì như"đã ném ao bèo" mà thôi. Chúng ta có các Đoàn Luật sư, Liên đoàn luật sư Việt Nam là các tổ chức đại diện, bảo vệ quyền hiến định cho giới Luật sư Việt Nam đặc biệt là trong tố tụng và chính các Chủ nhiệm Đoàn luật sư, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư việt Nam phải là người lên tiếng bảo về quyền hành nghề của luật sư như thế mới xứng đáng với trọng trách của họ, mới được xem xét trả lời chính thức.

    Theo tôi, ngoài hành động như của Luật sư Trai, chúng ta nên kiến nghị ngay với tổ chức mà chúng ta là thành viên bởi chúng ta có quyền yêu cầu được bảo vệ. Chúng ta cũng nên kiến nghị Liên đoàn Luật sư VN mở một diễn đàn trên website của Liên đoàn là nơi trao đổi, chia sẻ về nghiệp vụ cũng như lên tiếng công khai để bảo vệ lẽ phải,

     

     
    Báo quản trị |