Để lại di sản riêng cho con

Chủ đề   RSS   
  • #578770 30/12/2021

    ltd240195

    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:30/06/2022
    Tổng số bài viết (58)
    Số điểm: 1340
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 17 lần


    Để lại di sản riêng cho con

    Cho mình hỏi là anh mình có 1 người con trai, người con này đãcó vợ rồi. Giờ anh mình muốn lập di chúc, nhưng muốn để quyền thừa kế tài sản cho 1 mình con trai của anh thôi, thì anh phải làm thế nào. Và trong thực tế, những phần tài sản nào thì được bán, phần nào không được phép bán? Mình xin cảm ơn.
     
    404 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578773   30/12/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Về vấn đề của bạn, việc muốn để thừa kế cho 1 mình con trai thì anh bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc ghi rõ toàn bộ di sản của mình sẽ để lại cho con trai. Tuy nhiên, bạn lưu ý sẽ có một số trường hợp sẽ được thừa kế dù anh bạn có lập di chúc cho riêng con trai theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015:

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

    Quy định trên có nghĩa là dù anh bạn có lập di chúc riêng cho con trai thì những người trên vẫn có quyền hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Còn nếu không có những trường hợp nêu trên, khi anh bạn lập di chúc cho riêng con trai, sau này anh mất, di sản sẽ thuộc về con trai mà không liên quan gì đến con dâu.

    Liên quan đến nội dung "phần tài sản nào thì được bán, phần nào không được phép bán" thì chỉ căn cứ vào việc đó có phải là tài sản riêng của người sở hữu tài sản đó hay không. Nếu là tài sản riêng của họ thì họ có quyền bán chứ không có quy định nào đặc thù thưa chị. Trừ trường hợp đó là di sản dùng để thờ cùng hoặc tài sản không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng (ví dụ điều kiện chuyển nhượng đất đai theo Luật Đất đai).

     
    Báo quản trị |  
  • #581462   18/03/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Để lại di sản riêng cho con

    Trả lời:

    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Khoản 1, 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định , người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế và phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Do đó, trong trường hợp của anh/chị, người muốn để lại di sản có thể viết di chúc để lại di sản thừa kế cho một mình con trai của anh.

    Di chúc được lập cần có các nội dung quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

    “1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

    d) Di sản để lại và nơi có di sản.

    2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

    3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

    Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.”

    Để đảm bảo nguyện vọng của anh của anh/chị được thực hiện trên thực tế sau khi anh mất thì di chúc được lập phải là di chúc hợp pháp khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

    “1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

    Tuy nhiên, anh của anh/chị cũng cần lưu ý về các trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

    Theo đó, con trai của anh của anh chị sẽ được hưởng toàn bộ di sản thừa kế của anh của anh/chị trong trường hợp những người này đều từ chối nhận di sản.

    Đối với vấn đề anh/chị thắc mắc, trên thực tế trong thực tế, những phần tài sản nào thì được bán, phần nào không được phép bán thì phần di sản để lại cho việc thờ cúng được thực hiện theo ý chí của người lập di chức thì người quản lý phần di sản này không được phép bán trừ trường hợp để thanh toán nghĩa vụ do người chết để lại mà toàn bộ di sản không đủ để thực hiện. Còn đối với những phần tài sản khác sau khi chia thừa kế thì sẽ thuộc quyền sở hữu của người thừa kế và người thừa kế có quyền bán tài sản đó.

    “Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

    1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

    Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

    Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

    2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaophuongg24 vì bài viết hữu ích
    admin (29/03/2022)