Để giảm trừ thuế TNCN từ khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo thì cần chứng từ nào?

Chủ đề   RSS   
  • #616193 10/09/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 27772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 578 lần
    SMod

    Để giảm trừ thuế TNCN từ khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo thì cần chứng từ nào?

    Đối tượng nào phải chịu thuế TNCN? Để giảm trừ thuế TNCN từ đóng góp từ thiện, nhân đạo thì cần chứng từ gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Để giảm trừ thuế TNCN từ đóng góp từ thiện, nhân đạo thì cần chứng từ gì?

    Đối với trường hợp này, ngày 28/8/2020, Tổng Cục thuế đã có Công văn 3569/TCT-DNNCN hướng dẫn về Chứng từ thu hợp pháp khi đóng góp từ thiện, nhân đạo như sau:

    Cụ thể, Tổng cục Thuế nêu rõ, đã nhận được công văn số 582/CĐNH ngày 06/08/2020 của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam về việc hướng dẫn chứng từ thu hợp pháp khi đóng góp từ thiện nhân đạo. Theo đó, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

    Căn cứ tiết a.2 điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định về giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học như sau:

    - Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.

    - Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.

    Theo đó, đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo thì sẽ được giảm trừ thuế TNCN.

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ bao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.

    Đồng thời, căn cứ Điều 2, khoản 3 Điều 3, Điều 16 Luật Kế toán 2015 và Điều 8 Thông tư 46/2014/TT-NHNN.

    “Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp năm 2018 Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ngân hàng có vận động trích ngày lương của cán bộ, nhân viên chuyển vào tài khoản của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và có đầy đủ chứng từ chuyển tiền và danh sách các cá nhân được trích lương có xác nhận của Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng, sau đó Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đã chuyển khoản tiền trên vào tài khoản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh và có bản chụp “Giấy báo có” của giao dịch chuyển khoản nêu trên do Ngân hàng mở tài khoản ngân hàng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh cấp thì cán bộ, nhân viên của Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam được giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nêu trên vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân khi quyết toán thuế năm 2018.

    Theo đó, để cán bộ, nhân viên được giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nêu trên vào thu nhập chịu thuế TNCN khi quyết toán thuế thì cần có:

    - Chứng từ chuyển tiền và danh sách các cá nhân được trích lương có xác nhận của Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng.

    - Bản chụp “Giấy báo có” của giao dịch chuyển khoản nêu trên do Ngân hàng mở tài khoản ngân hàng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh cấp.

    (2) Đối tượng nào phải nộp thuế TNCN?

    Căn cứ Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

    Theo đó, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

    - Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

    - Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

    - Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định nêu trên.

    Theo đó, hiện nay, đối tượng phải nộp thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có các khoản thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định của luật được phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

    Riêng đối với cá nhân không cư trú chỉ nộp thuế khi có thu nhập chịu thuế TNCN phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

     
    795 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (23/11/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận