Ông Phạm Dũng Nam – phụ trách văn phòng Đề án 844 – đề án hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia đến năm 2025 của Bộ Khoa học công nghệ nhìn nhận: “Hoạt động chính sách của đề án 844 là nâng cao năng lực của doanh nghiệp, nhóm, cá nhân khởi nghiệp. Một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu là liên kết giữa đại học và các tổ chức khởi nghiệp”.
Theo đó thì Đại học Ngoại Thương là một trong những trường tiên phong đã tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác với các đối tác phát triển gồm Trung tâm nghiên cứu chính sách phát triển (Depocen), Công ty CP CSCI Đông Dương (Indochina Group), Tổ chức công nghệ giáo dục Topica (Topica Group) và Đề án Vietnam Silicon Valley (VSV). Thỏa thuận hợp tác này nhằm tìm ra định hướng cho hoạt động đào tạo, tư vấn khởi nghiệp và đem lại giá trị cho xã hội, đồng thời phát triển ý tưởng khởi nghiệp, xây dựng mô hình quỹ khởi nghiệp, huy động vốn cho sinh viên.
Đây là một hoạt động mới mà các trường Đại học trong cả nước nên học tập vì sẽ tạo cho các bạn sinh viên có cơ hội trải nghiệm và nâng cao kiến thức khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tạo tiền đề phát triển vững mạnh trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
Riêng bản thân mình thì cho rằng đây là một hoạt động rất hay và tích cực. Nó không chỉ dừng lại ở những đề tài nghiên cứu khoa học rất khô khan và lý thuyết mà sẽ là môi trường giúp các bạn sinh viên trải nghiệm thực tế những kiến thức mà bản thân mình học tập, tiếp thu. Hơn thế nữa, đó sẽ là cánh cửa rộng mở để các bạn sinh viên biến ước mơ thành sự thực. Theo bạn, nếu mô hình khởi nghiệp được xây dựng và đầu tư trong các trường đào tạo Luật thì các bạn có sẵn sàng cho những đề án và thử thách?