Dạy và học tiếng nói, chữ viết của người DTTS- suy nghĩ của bạn.

Chủ đề   RSS   
  • #62626 30/09/2010

    vubathonghlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạy và học tiếng nói, chữ viết của người DTTS- suy nghĩ của bạn.

    Vừ Bá Thông, Vụ Pháp chế - Ủy ban Dân tộc, số 80- Phan Đình Phùng – Ba Đình – Hà Nội.

    Điện thoại: 0984466836

    Email: vubathong@cema.gov.vn hoặc vubathonghlu@yahoo.com.vn

    Tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số - công cụ tốt nhất để bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc

    Việt Nam là một Quốc gia có 54 dân tộc anh em sinh sống xen kẽ, mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa mang đặc sắc riêng gắn liền với cội nguồn, phong tục tập quán, nếp sống, sinh hoạt, văn học- nghệ thuật… của dân tộc đó. Các nền văn hóa ấy tương đối thống nhất và hài hòa với nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng trong thể thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. 

    Có thể nói, các nền văn hóa ấy không chỉ là món ăn tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong cuộc sống hàng ngày mà còn tạo nên nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực. Vấn đề này đã được khẳng định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII, Nghị quyết số 03/NQ-TW ngày 16 tháng 7 năm 1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 03/NQ-TW)), đó là: “Nền văn hoá Việt Nam là nên văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc anh em”.

    Để giữ gìn, bảo tồn, củng cố và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nghị quyết 03/NQ-TW tiếp tục khẳng định: “Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số.

    Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hoá, văn học nghệ thuật là người dân tộc thiểu số.

    Ưu tiên tài trợ cho các tác giả dân tộc thiểu số có tài năng sáng tạo các tác phẩm về đề tài dân tộc và miền núi. Đào tạo đội ngũ trí thức thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở về phục vụ quê hương. Phát huy tài năng các nghệ nhân.

    Đầu tư và tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hoá, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.

    Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số.

    Thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, sớm giảm tỉ lệ hộ đói nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xoá mù chữ, nâng cao dân trí, xoá bỏ hủ tục”.

    Để thực hiện được nhiệm vụ trên không thể bỏ quên tầm quan trọng của tiếng nói và chữ viết của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi lẽ:

    1) Tiếng nói và chữ viết là vật mang tin (công cụ) và lưu giữ bản sắc văn hóa tốt nhất

     Tiếng nói, chữ viết của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là công cụ mang thông tin, ghi chép, truyền đạt lại một cách tối ưu nhất các giá trị văn hóa, phong tục tập quán, thể hiện sâu sắc ý chí của người truyền đạt thông tin cũng như các nội dung và hình thức thể hiện của các giá trị văn hóa để người được tiếp cận nắm bắt và hiểu rõ ý nghĩa của các giá trị văn hóa đó. Đồng thời, tiếng nói và chữ viết là vật lưu giữ các giá trị văn hóa, thông qua tiếng nói và chữ viết thì người nghe, đọc sẽ cảm nhận được các nội dung và mục đích, ý nghĩa mà người truyền đạt mong muốn hay để lại.

    2) Chỉ có tiếng nói và chữ viết của dân tộc nào thì mới thể hiện đầy đủ, đúng đắn và sâu sâu sắc các giá trị văn hóa của dân tộc đó

    Các giá trị văn hóa của đồng bảo dân tộc thiểu số phải được sưu tầm, ghi chép, trao đổi, nghiên cứu bằng chính chữ viết của dân tộc đó, sau đó mới phiên dịch, biên tập sang chữ phổ thông và các thứ tiếng khác. Khi văn hóa của một dân tộc được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ của dân tộc khác thì ít hay nhiều cũng không thể diễn tả, phản ánh đầy đủ nội dung biểu cảm, sắc thái và bản chất của văn hóa (do sự bất đồng về ngôn ngữ, trong khi đó người dân tộc thiểu số có khả năng sử dụng tốt ngôn ngữ phổ thông để thể hiện văn hóa dân tộc mình còn ít và hạn chế). Mặt khác, người truyền đạt các giá trị văn hóa dân tộc phải là người dân tộc có nền văn hóa đó và thấu hiểu sâu rộng nền văn hóa ấy thì việc truyền đạt mới cô động, súc tích, đầy đủ và đúng bản chất.

    3) Tiếng nói và chữ viết là công cụ quan trọng nhất trong việc nghiên cứu, phổ biến sâu rộng các giá trị văn hóa trong một dân tộc và cộng đồng các dân tộc Việt Nam

    Để nghiên cứu các giá trị văn hóa của một dân tộc một cách hiệu quả nhất, trước tiên chúng ta phải có ngôn ngữ, trong đó rất cần chữ viết để sưu tầm, ghi chép lại, sáng tác mới, phân tích, đánh giá, nghiên cứu từng giá trị văn hóa nhằm phân loại rõ văn hóa tiến bộ, hiện đại, văn minh với văn hóa lạc hậu, phản tiến bộ cũng như làm rõ được các mặt thế mạnh, hạn chế của một nền văn hóa; tìm ra bản chất của một nền văn hóa…từ đó có phương án nghiên cứu, hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát huy, phát triển nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc.

    Sưu tầm, biên tập, biên soạn thành sách các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số bằng ngôn ngữ, chữ viết của chính dân tộc đó để tuyên truyền, phổ biến những mặt tích cực cũng như tiêu cực của các nền văn hóa để có hướng khai thác đúng đắn, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, du lịch vùng dân tộc thiểu số. Mặt khác, khi biên soạn các giá trị văn hóa thành sách sẽ dễ dàng cho việc nghiên cứu, lưu giữ, tuyên truyền, tránh được việc xuyên tạc, lợi dụng các nền văn hóa cũng như tránh mất nhiều thời gian, kinh phí tìm kiến khi cần thiết.

    Từ những phân tích trên, chúng ta không thể phụ nhận vai trò của tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong nền văn hóa Việt Nam.

    Thực hiện nhiệm vụ “Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hoá, văn học nghệ thuật là người dân tộc thiểu số” nêu tại Nghị Quyết trên, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật như: Nghị định 206/CP và Thông tư 14/TT ngày 12/4/1962 của Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện Nghị định 206/CP của Chính phủ về dạy chữ dân tộc trong các trường lớp phổ thông và xoá mù chữ; Quyết định 153/CP và Thông tư 19/TT ngày 18/2/1972 của Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện Quyết định 153/CP của Chính phủ về dạy chữ dân tộc trong ngành giáo dục; Quyết định số 53/CP ngày 22 tháng 2 năm 1980 về chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số; Luật Giáo dục…..

    Để tăng cường hơn nữa việc đưa tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số vào giảng dạy ở các cấp giáo dục, vừa qua, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

    Tuy nhiên, trong thời gian qua việc dạy và học tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, bất hợp lý về nội dung, hình thức giảng dạy, kinh phí, nguồn giáo viên giảng dạy tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số còn ít về số lượng và hạn chế về chất lượng dẫn đến việc dạy và học còn chưa hiệu quả, chưa phục vụ tốt đời sống đồng bào, chưa tương xứng với nguyện vọng của đồng bào; chưa có dân tộc sử dụng chính tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình để sưu tầm, nghiên cứu các giá trị văn hóa – nghệ thuật, phong tục tập quán, sáng tác văn học – nghệ thuật…..

    Theo tôi, để thực hiện tốt Nghị định số 82/2010/NĐ-CP cũng như việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả trên thực tế, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đồng bào thì cần thực hiện một số hoạt động sau:

    1) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá một cách khách quan, chính xác những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc, tồn tại khi dạy và học tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian vừa qua để xây dựng những phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch cho phù hợp.

    2) Khảo sát, điều tra nhu cầu, nguyện vọng học tiếng dân tộc thiểu số của đồng bào về nội dung, hình thức, chương trình và loại chữ đưa vào giảng dạy (đối với đồng bào có nhiều loại chữ viết) cũng như việc sử dụng chữ viết đó sau kho học xong, đảm bảo nội dung và hình thức đào tạo hợp lý, hiệu quả. Ví dụ:  Ngoài dạy và học tại trường, trung tâm cũng cần có phần mềm tra từ điển, học trực tuyến, qua trình chiếu, đĩa CD, phát thanh, báo chí,….

    3) Ngoài việc hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo và người học theo quy định tại Nghị định số 82/2010/NĐ-CP, cần hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện, kinh phí cho đội ngũ làm công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa các dân tộc, sáng tác văn học nghệ thuật phục vụ cho đồng bào dân tộc bằng chính chữ viết của dân tộc thiểu số. Xuất bản các ấn phẩm như sách, tạp chí, báo, đĩa CD, video, lập các trang tin điện tử bằng chính chữ viết dân tộc thiểu số (tuy nhiên chỉ áp dụng cho những loại chữ viết dễ thể hiện dưới dạng các hình thức trên) để tiếng nói, chữ viết và các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn liền với các hoạt động của họ.

    4) Thành lập mới cơ quan hoặc thành lập đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với việc sưu tầm, nghiên cứu, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Trong đó, không thể thiếu những người quản lý là người dân tộc thiểu số để đảm bảo việc xuất bản các ấn phẩm, sáng tác văn học- nghệ thuật bằng tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Chỉ được xuất bản các ấn phẩm trên khi đã được cơ quan này thẩm định và cơ quan này chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các ấn phẩm trên. Có cơ chế phối hợp, làm việc hiệu quả giữa đội ngũ sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác văn hóa - nghệ thuật với cơ quan quản lý.

    5) Xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tiếng nói, chữ viết cũng như sự hiểu biết nông cạn của đồng bào dân tộc thiểu số để gây chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

    Tóm lại, chỉ có như vậy mới xây dựng thành công “Nền văn hoá Việt Nam là nên văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hoá của các dân tộc anh em”./.

     
    12988 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #64205   16/10/2010

    nguyenphong83
    nguyenphong83
    Top 500
    Chồi

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/08/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào vubathong.

    Bài viết của bạn rất rất hay, bạn nên đăng tải bài viết ở những diễn đàn về xây dựng văn hoá hoặc các tạp chí nghiên cứu về dân tộc, văn hoá như vậy sẽ có tác dụng lớn hơn.

    Tôi thấy chủ đề về phổ biến, giáo dục và chấp hành pháp luật ở người dân tộc thiểu số nên được quan tâm, rất mong bạn có bài viết về chủ đề này, để mọi người cùng tham gia.

     
    Báo quản trị |  
  • #70665   27/11/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Theo suy nghĩ của mình thì việc phổ biến dạy tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số là việc làm đúng đắn, nó làm cho các dân tộc hòa đồng hơn , gần gúi hơn và thân thiện nhau hơn.Đồng thời cũng góp phần gìn giữ những nét văn hóa , chữ viết tiếng nói của dân tộc thiểu số, điều này càng cần thiết với những dân tộc còn quá ít người.

    Mình ủng hộ việc làm này.

    Theo mình nghĩ bạn nên đăng tải bài này lên nhiều diễn đàn hơn nũa.

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |