Đẩy giá hàng hóa mùa dịch: Phạt nhẹ nhất 5 triệu, nặng nhất là ngồi tù!

Chủ đề   RSS   
  • #573705 17/07/2021

    jacktran159
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2021
    Tổng số bài viết (248)
    Số điểm: 5148
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 238 lần


    Đẩy giá hàng hóa mùa dịch: Phạt nhẹ nhất 5 triệu, nặng nhất là ngồi tù!

    Đẩy giá hàng hóa do dịch bệnh - Minh họa

    Đẩy giá hàng hóa do dịch bệnh - Minh họa

    Bức xúc lớn nhất của người dân TP. HCM cũng như nhiều địa phương đang áp dụng các biện pháp giãn cách chống dịch trong thời điểm hiện tại là việc giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm tăng cao chóng mặt. Trong tường hợp này, hành vi lợi dụng dịch bệnh để đẩy giá hàng hóa sẽ bị xử lý như thế nào?

    1. Về xử phạt hành chính, có những hình thức xử phạt như sau:

    Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn:

    => Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá hoặc niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị phạt từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng; vi phạm nhiều lần, tái phạm sẽ bị phạt từ 01 - 03 triệu đồng.

    => Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

    Căn cứ Khoản 1 Điều 17 Nghị định 109/2013/NĐ-CP:

    => Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác, lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

    Căn cứ Điểm a, Điểm b Khoản 1 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

    => Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính với các loại hàng hóa:

    + Thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá

    + Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

    Những trường hợp này, giá trị hàng hóa bị thu gom bất hợp lý càng cao, mức phạt càng tăng. Ngoài ra, cơ sở kinh doanh còn bị tước giấy phép kinh doanh, đình chị hoạt động kinh doanh.

    2. Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

    Điều 196 Bộ luật hình sự 2015sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định về tội Đầu cơ, theo đó người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì tùy thuộc vào giá trị hàng hóa và số tiền thu lợi bất chính mà hình phạt có thể lên đến 15 năm tù.

    Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, mức phạt cao nhất là 9 tỷ đồng, bên cạnh đó còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

     
    6223 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn jacktran159 vì bài viết hữu ích
    thoanghang (23/07/2021) admin (19/07/2021) ThanhLongLS (18/07/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận