Dấu hiệu cấu thành tội chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #446457 14/02/2017

    duonghien.daiho

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dấu hiệu cấu thành tội chiếm đoạt tài sản

    Chào các Luật Sư.

    Có thể cho e biết những điều kiện nào cấu thành nên tội chiếm đoạt tài sản?

    Em bị người khác gài như thế này. Chị nhân viên cũ của Công ty, Chuyển khoản 1tr200 VND vào tài khoản cá nhân của em. Chuyển bẳng Internet Banking,với mã OTP là số điện thoại chị ấy vẫn dùng của công ty.  Vài ngày sau đó, chị có yêu cầu hoàn trả và em đã trả lại số tiền đó. Nhưng chị ta viết đơn tố cáo lên công an thành phố, tố cáo em với tội Chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, còn đe dọa nói gửi những đơn tố cáo này cho những đơn vị khách hàng đối tác của công ty, làm phiền đến em rất nhiều. 

    Em có nhận được giấy mời làm việc của Công an. Vậy không biết trong trường hợp này, em có nên đi lên công an không hay như thế nào? vì em không muốn rắc rối đến công ty và ảnh hưởng tới công việc.

    Mong các luật sư tư vấn cho trường hợp của em.

     
    13849 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #448173   27/02/2017

    LS_ThaiHung
    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần
    Lawyer

    Việc người khác tự chuyển tiền vào rồi yêu cầu hoàn trả và em đã trả thì không thể cấu thành tội lạm dụng chiếm doạt tài sản.

    nếu công an mời em nên lên theo giấy mời và trình bày đầy đủ sự việc.

    Nếu cần em có thể liên hệ điện thoại trực tiếp tôi sẽ tư vấn chi tiết và hướng dẫn cho em cách giải quyết.

    Ls Thái Hùng 0903 017977

     

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    Báo quản trị |  
  • #448798   05/03/2017

    Chào bạn, dựa vào thông tin bạn cung cấp, tôi xin đưa ra một vài trao đổi sau:

                    Thứ nhất, dựa vào Điều 140 BLHS sửa đổi năm 2009 quy định:

    Điều 140*. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

     

    Như vậy, hành vi bạn làm không thể cấu thành tội chiếm đoạt tài sản hay bất kì tội nào hết. Do bạn đã trả lại tài sản đó, hơn nữa, giá trị tài sản chỉ 1 triệu 2.

                    Thứ hai, khi bạn nhận được giấy mời từ công an thì bạn nên đi tới để làm rõ sự việc, không nên trốn tránh trách nhiệm. Khi đến đó, bạn hãy trình bày toàn bộ sự việc rõ ràng, để tránh sự làm phiền từ chị nhân viên, gây rắc rối tới công việc của bạn. Bạn có thể mạnh tay hơn khi tố cáo chị đó về tội vu khống vì chị đó đã bịa đặt, tố cáo bạn trước cơ quan công an.

    Căn cứ pháp lý: Điều 122 BLHS sửa đổi năm 2009.


    Điều 122. Tội vu khống

    1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

    A) Có tổ chức;

    B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    C) Đối với nhiều người;

    D) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

    Đ) Đối với người thi hành công vụ;

    E) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

     

    Trên đây là toàn bộ tư vấn, hy vọng trợ giúp pháp lý trên sẽ giúp ích bạn.

    Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây.

    Trân trọng!

                                                                                                                       Chuyên viên tư vấn: Đỗ Thị Mến.

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ - HÀNH CHÍNH | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
  • #463032   30/07/2017

    lelanhuong11296
    lelanhuong11296

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2017
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn, dựa vào thông tin bạn cung cấp tôi xin đưa ra một vài trao đổi như sau:

    Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Người thực hiện là bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Đó là hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác để tạo cho mình khả năng định đoạt tài sản đó một cách gian dối và là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối để họ chiếm đoạt.

     ** Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định theo điều 174 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    d) Tái phạm nguy hiểm;
    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
    Như vậy căn cứ thông tin bạn cung cấp cũng như các dấu diệu cấu thành nên tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bạn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
    ** Về việc bạn nhận được giấy mời của công an thì theo tôi bạn nên lên theo giấy mời rồi trình bày đầy đủ sự việc. Bên cạnh đó bạn nên biết thêm về tội Vu khống được quy định tại Điều156 BLHS 2015:
    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
    a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
    b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Đối với 02 người trở lên;
    d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
    đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
    e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
    g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
    h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
    a) Vì động cơ đê hèn;
    b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
    c) Làm nạn nhân tự sát.
    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Chị nhân viên cũ của công ty chủ động chuyển tiền cho bạn, chị ta đã yêu cầu bạn hoàn trả và bạn đã trả lại số tiên 1 triệu 200 nghìn đồng => Bạn không hề có khành vi dùng thủ đoạn gian dối để lừa chị nhân viên và khi chị nv cũ yêu cầu bạn trả tiền bạn cũng trả lại toàn bộ số tiền nên bạn cũng không có hành vi chiếm hữu trái phép tài sản của người khác. Như vậy hành vi bạn làm không hề cấu thành nên bất cứ tội nào.

    Trên đây là sơ bộ câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Để có thể có câu trả lời chính xác hơn, bạn nên liên hệ trực tiếp luật sư để có thể cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất. 
    Lê Thị Lan Hương 
    CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)
    M: (+84-4) 899. 888 – E: luatvietkim@gmail.com
    Ad: Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

    Lê Thị Lan Hương

    CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 899. 888 – E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Nguyễn Đình Thái Hùng

Email: luatsuthaihung@gmail.com

Website: http://Vplsthaihung.com

Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

Điện thoại 0903.017977