Theo như mình biết, cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có bất kỳ một quy định nào khẳng định cụ thể giá trị pháp lý của dấu giáp lai khi đóng lên văn bản. Xét một cách tổng thể, giá trị pháp lý của văn bản không chỉ được xác định qua hình thức của con dấu mà còn căn cứ vào các yếu tố khác như chữ ký của người có thẩm quyền, chủ thể ban hành, nội dung văn bản,...Mặt khác, việc đóng dấu giáp lai cần căn cứ theo tính chất văn bản, quy định pháp luật cũng như nội bộ từng cơ quan, tổ chức. Vì thế, cần tùy thuộc vào từng trường hợp để khẳng định giá trị pháp lý của dấu giáp lai khi đóng lên văn bản.
Về cách thức đóng dấu giáp lai: tại Nghị định 110/2004/NĐ-CP chỉ quy định chung:
“Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.”
- Riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Thông tư 01/2011/TT-BNV có quy định cách thức đóng dấu như sau:
“Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.”
Như vậy, với những doanh nghiệp, tổ chức khác thì việc đóng dấu tùy thuộc vào quy định của nội bộ, tính chất của mỗi văn bản.