Đất hương hỏa này tranh chấp thừa kế như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #241690 25/01/2013

    hoha.pv

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đất hương hỏa này tranh chấp thừa kế như thế nào?

    Kính gửi Luật sư:

    Lô đất tôi đang ở có diện tích khoảng 1500m2 do ông Tổ 5 đời của tôi (không có gia phả để lại) đứng tên có bản sao trích luc địa chính từ thời Bảo Đại năm thứ 6. Trích lục địa chính này trước đây đã được thế chấp và cha tôi đã chuộc lại và giao cho anh em tôi giữ. Từ trước năm 1975 đến nay hai phía gia đình ông bác ruột của tôi và cha tôi là cháu 4 đời của ông Tổ nêu trên ở lô đất này. Những người con và cháu của ông Tổ trên hàng cha tôi đều được chia đất ở những nơi khác (những người này  không có trích lục để lại). Ngoài ông bác ruột của tôi nêu trên, tôi còn 3 người chú và 3 người cô cùng cha khác mẹ với bác tôi và cha tôi. Những người này đã đi xa Huế sinh sống từ khi còn nhỏ, và nay họ đã chết, chỉ còn lại những người con của họ đồng hàng với tôi. NHững người này cũng đang ở xa và ổn định.  Vì thế từ trước đây không có người con cháu nào của ông Tổ nêu trên tranh chấp về lô đất mà hai gia đình ông bác ruột  của tôi và cha tôi đã và đang ở.

    Ông bác ruột của tôi và cha tôi đều đã qua đời hơn 60 năm rồi. Ông bác tôi có hai người con trai đều đã mất, và có nhiều cháu nội. cha tôi có hai người con trai là anh ruột tôi và tôi, cũng có nhiều cháu nội. Hiện tại ở trên lô đất này, phía gia đình của cha tôi đã sử dụng 380 m2 nhà ở, phía gia đình ông bác tôi sử dụng 420m2 nhà ở, một nhà thờ Phái/Nhánh đã xây dựng từ trước năm 1975 chiếm 200m2, còn lại khoảng 500m2 đê trống chưa xây dựng và sử dụng.

    Năm 2010 cháu nội của ông bác tôi, năm 1990 vào Nam làm ăn sinh sống, trở về quê đòi xây dựng nhà ở trên phần đất 500m2 này. Phía gia đình tôi và anh tôi nghĩ đây là đât hương hỏa nên không phản đối nhiều và yêu cầu tất cả mọi người từ hai phía gia đình sau đó phải hội đàm để thỏa thuận về việc sử dụng phần đất chung còn lại này. Nhưng dần dần cháu nội của ông bác tôi đòi chiếm đoạt toàn bộ phần đất còn lại 500m2 này, lấy lý do là những người con trai của các ông chú cùng cha khác mẹ với bác và cha tôi đồng ý viết giấy nhượng lại phần đất 500 m2 này, mà theo họ đây là đất hương hỏa thuộc về phần của họ, cho con cháu thuộc gia đinh bác tôi sở hữu.      

    Từ sau 1975 đến nay tôi quản lý trực tiếp lô đất trên và hằng năm tôi đã đóng thuế đất ở cho nhà nước. Bên cạnh đó hằng năm tôi cũng đã chăm lo hương khói, cúng giỗ tổ tiên chung của hai phía gia đình.

    Vậy xin Luật sư cho tôi dược hỏi:

    - Đây có phải là đất hương hỏa của ông nội tôi để lại không, trong khi không có giấy tờ gì để lại từ ông nội tôi liên quan đến sự sở hữu lô đất 1500m2 này làm chững minh? Những người anh em chú bác đồng hàng với tôi (con của những ông chú cùng cha khác mẹ với cha tôi như được nêu ở trên) có quyền tranh chấp phần đất 500m2 này không?

    - Nếu có, một người trong số họ có quyền thay mặt cho toàn bộ anh em của họ (con của 3 ông chú và 3 người cô cùng cha cùng mẹ với cha họ) đề viết chúc thư nhượng quyền sử dụng đất cho gia đinh của bác tôi? trong trường hợp đó thì thủ tục hành chính là gì?

    - Nếu không, tôi có quyền làm đơn khiếu nại, đề giành một phần đất trong số 500m2 cho phía mình?

    KÍnh chào và cám ơn luật sư.

    Hồ Hỷ

     
    4866 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #242367   29/01/2013

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Theo tôi đây chưa phải là đất hương hỏa mà là đất đai được hưởng thừa kế cho các hàng thừa kế theo luật qua định:

    Hàng thừa kế thứ nhất: cha, me, con, vơ, chồng...

    Nếu những người này đã mất thì hàng cháu, bác ruột, cô ruột là ngưới thừa kế tiếp theo...

    Sau đó khi phát sinh quyền thừa kế các bên có liên quan phải ra UBND phường xã thị trấn khai báo để được hưởng di sản thừa kế. Các bên có thể thỏa thuận dành một phần đất này làm đất hương hỏa làm nơi thờ cúng ông bà cha mẹ chú bác...

    Gia đình em nên làm các bước :

    - Họp gia đình để xác định quyền hưởng thừa kế của hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai

    - Khai nhận di sản thừa kế.

    - Trích các phần được hưởng di sản thừa kế làm đất hương hỏa và lập bản thỏa thuận giữa các bên trong đó chỉ định ai có nghĩa vụ coi sóc, chăm sóc phần đất này.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Nguyễn Trường Hồ