Theo như thông tin bạn cung cấp, mảnh đất có diện tích 1151 m2 là do mẹ bạn đứng tên đại diện cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Như vậy, mảnh đất thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình theo Điều 212 Bộ luật dân sự 2015: “1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”
“2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.”
Theo quy định trên thì những thành viên trong gia đình bạn có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với mảnh đất. Vì mẹ bạn là một thành viên trong hộ gia đình nên mẹ bạn có quyền với một phần trên mảnh đất đó. Và nếu từng thành viên của hộ muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất của mình bằng thủ tục tách thửa (Điều 75 NĐ 43/2014/NĐ-CP), làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 70 NĐ 43/2014/NĐ-CP), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 70 NĐ 43/2014/NĐ-CP) và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Để tách thửa cần có một cuộc họp gia đình giữa các thành viên để bàn bạc phân chia diện tích đất và vị trí của mỗi thành viên trên mảnh đất đó. Và căn cứ dựa trên hạn mức tách thửa đất của từng vùng riêng để làm căn cứ tách thửa. Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin, về vị trí thửa đất nằm ở đâu nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn.
Mẹ bạn sau khi được phân chia đất thì có toàn quyền đối với mảnh đất đó. Theo khoản 1 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”. Nên mẹ bạn có quyền tặng cho con phần đất được hưởng, thông qua hợp động tặng cho quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, dựa trên kết quả của sự thỏa thuận từ hộ gia đình về việc phân chia diện tích đất, chứ không căn cứ vào việc chọn đất. Nếu bạn có thắc mắc hay vấn đề gì để làm sáng tỏ thì hãy liên lạc trực tiếp điện thoại với tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.